CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ
2.1. Sự cần thiết của hợp tác KH&CN với Liên Bang Nga trong bối cảnh mới
2.1.1. Bối cảnh hoạt động hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam – Liên Bang Nga
Ngày 29/5/2015 Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á –Âu (bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) đã
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
chính thức được ký kết. Sự kiện trên không chỉ có ý nghĩa chiến lược trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên thuộc Liên minh Kinh tế Á- Âu, trong đó có LB Nga; mà còn góp phần to lớn trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Thuận lợi thứ nhất đến từ những cơ hội về tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư nước ngoài mà FTA Việt Nam – EAEU mang lại.
Kinh tế phát triển, tạo nguồn lực để đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng là động lực cho tăng trưởng kinh tế nói chung, và khoa học công nghệ nói riêng. Đầu tư FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, trang thiết bị, sáng chế, bí quyết công nghệ, kỹ năng tổ chức quản lý … vào Việt Nam.
Thuận lợi thứ hai: tham gia FTA Việt Nam – EAEU, Việt Nam có nhiều ưu đãi hơn trong việc tham gia các khu công nghệ cao, công viên công nghệ đã được hình thành trước đó trong cộng đồng Liên minh Kinh tế Á- Âu. Đẩy mạnh hợp tác về khoa học công nghệ tiến tới thiết lập một thị trường công nghệ chung trong khối Liên minh Kinh tế Á-Âu là một trong những mục tiêu trọng tâm của các nước thành viên Liên minh. Theo Thỏa thuận chung của Liên minh Kinh tế Á- Âu được ký kết ngày 29/5/2014, các nước thành viên nhất trí đẩy mạnh hợp tác khoa học công nghệ trong hàng loạt các lĩnh vực thông qua các việc làm thiết thực như sau:
- Thành lập trung tâm R&D công nghệ cao chung dưới sự hỗ trợ và chỉ đạo của Ủy ban EAEU;
- Thành lập các công ty liên doanh, khu công nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, có tính chất đổi mới sáng tạo và có giá trị gia tăng cao với mục tiêu hợp tác cùng phát triển;
- Hợp tác nghiên cứu triển khai các sáng kiển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và giao thông vận tải.
Trước đó, trong khuôn khổ Liên minh Hải quan (tiền thân của Liên minh Kinh tế Á- Âu) đã có nhiều cơ sở hợp tác khoa học công nghệ được thành lập, có thể kể đến, như: Trung tâm công nghệ cao Liên minh Hải quan được thành lập năm 2009 theo quyết định của Hội đồng Liên minh Hải quan, dựa trên sự hợp tác của 3 tổ chức của 3 nước thành viên, đó là: công ty đầu tư mạo hiểm của Nga, quỹ đổi
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
mới sáng tạo của Belarus và Kazakhstan. Trung tâm công nghệ cao Liên minh Hải quan đã thông qua các hội đồng chuyên môn, ban cố vấn, ủy ban bao gồm các tiến sĩ khoa học, đại diện các viện hàn lâm khoa học, các trường đại học và giới doanh nghiệp. Trung tâm cũng đã hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm vào 19/1/2010 – một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy nguồn lực tài chính cho các dự án công nghệ cao một cách hiệu quả.
Bên cạnh Trung tâm công nghệ cao, theo quyết định số 17 của Ủy ban chính sách về phát triển giao thông vận tải của Liên minh Hải quan ngày 19/1/2009, Trung tâm đổi mới sáng tạo Liên minh Hải quan trong lĩnh vực giao thông đường sắt đã được thành lập.
Ngoài ra, trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á- Âu sàn giao dịch công nghệ thuộc 9 lĩnh vực ưu tiên phát triển cũng được thành lập và đi vào hoạt động, đó là các sàn công nghệ sau: “Công nghệ y học trong tương lai”, “Công nghệ phần mềm”, “Cơ điện tử”, “Công nghệ sinh học”, “Công nghệ môi trường”, “công nghệ đèn LED”, “công nghệ quang điện tử”, “Siêu may tính”, “Công nghiệp nhẹ”.
Với những cơ sở khoa học công nghệ chung đã được hình thành trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á-Âu, sau khi Việt Nam ký kết đã chính thức tham gia ký kết FTA với EAEU, tất cả những yếu tố đó đều góp phần thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ giữa Việt Nam với LB Nga nói riêng, và các nước thành viên của Liên minh nói chung.
2.1.1.2. Vị thế củaLiên Bang Nga trong Liên minh kinh tế Á -Âu
Ngày nay, trong chính sách hợp tác của các quốc gia trên thế giới việc thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ song phương không chỉ nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - thương mại và khoa học công nghệ giữa hai nước đó mà còn là cơ hội mở ra con đường hợp tác với rất nhiều nước khác thuộc các tổ chức kinh tế mà nước đối tác là thành viên.
Liên Bang Nga được coi là quốc gia đóng vai trò hạt nhân trong tiến trình hội nhập kinh tế ở khu vực nói chung cũng như trong khuôn khổ của Liên minh kinh tế Á – Âu nói riêng. Liên minh Kinh tế Á- Âu (EAEU) là mô hình hội nhâ[j kinh tế mới trong không gian hậu Xô Viết, ra đời ngày 1/1/2015 trên nền tảng của Liên minh Hải quan và Không gian kinh tế thống nhất, bao gồm các nước Nga, Belarus,
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Kazakhstan, Armenia và Kyrgystan. Hiện nay, Nga chiếm 80% dân số và 87,9%
GDP của toàn Liên minh, trong khi GDP của Kazakhstan chỉ chiếm khoảng 9,2%
và Belarus là 2,9%. LB Nga là đối tác thương mại chính của các nước trong Liên minh khi chiếm tới 37% xuất khẩu của Belarus và 34% xuất khẩu của Kazakhstan vào năm 2014.
2.1.1.3. Vai trò của Việt Nam trong chính sách “hướng Đông” của Nga
Liên Bang Nga ngày nay đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung, Đông Nam Á nói riêng, trước hết là xuất phát từ tư cách của một nước lớn trên thế giới, yêu cầu của chính sự phát triển nội dung tại nền kinh tế quốc gia – trước hết là vùng Xibiri và Viễn Đông. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, xét về lợi ích kinh tế, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển kinh tế của Nga nói chung và vùng lãnh thổ Châu Á của Nga nói riêng. Là nước nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đầy triển vọng trong thế kỷ XXI, Liên Bang Nga không thể đứng ngoài việc tham gia vào sự phát triển dẫn đến phồn vinh và hưởng lợi từ tiến trình phát triển này. Đông Nam Á là khu vực có đường biển và vùng biển rộng lớn, nằm ở ngã tư nối giữa châu Á và châu Đại Dương. Nơi đây có nhiều nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên biển, các nguồn khoáng sản từ thềm lục địa; riêng giao thông trên đường biển cũng là nguồn tài nguyên to lớn của các nước trong khu vực. Các loại khoáng sản trên đất liền, sản phẩm nông nghiệp cũng là nguồn tài nguyên quý giá của Đông Nam Á, chúng góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nước đó và các nước bạn hàng.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, xuất phát từ lợi ích về an ninh chính trị, từ các mối quan hệ quốc tế, sự điều chỉnh của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ trong quan hệ với Đông Nam Á. Trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Nga và Mỹ cùng các nước EU, khi các lệnh cấm vận và trừng phạt đang vẫn đang được duy trì, tác động lớn đến nền kinh tế LB Nga, việc mở rộng quan hệ và tăng cường hợp tác với châu Á nói chung, ASEAN nói riêng là một xu hướng tất yếu.
Liên Bang Nga coi ASEAN là động lực chính trong các tiến trình hội nhập ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Văn kiện đánh dấu mốc quan trọng cho sự hợp tác sâu rộng giữa LB Nga và ASEAN là Hiệp định Hợp tác kinh tế và phát triển
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
được ký kết thành 12 năm 2005 tại Kuala Lumpua và văn bản kèm theo “Chương trình hành động toàn diện xúc tiến hợp tác giữa ASEAN và LB Nga cho thời kỳ 2005-2015”. Chương trình đề cập đầy đủ các quan hệ thương mại đầu tư, các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng vận tải, khoa học – công nghệ… Theo đó, LB Nga bày tỏ mong muốn hợp tác liên doanh với ASEAN trong các dự án đầu tư sử dụng ưu thế của Nga về khoa học hoặc trong lĩnh vực năng lượng. Nga cho rằng khả thi là các dự án sử dụng công nghệ của Nga trong quan sát động đất núi lửa, kiểm soát môi trường, dập tắt cháy rừng.
Trong mục tiêu phát triển quan hệ với ASEAN LB Nga vẫn theo quan điểm truyền thống, luôn xem trọng vai trò “cầu nối” của Việt Nam. Việt Nam luôn được coi là đối tác chiến lược quan trọng giúp Nga cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực. Lợi thế của Việt Nam và Nga là đã xây dựng được mối quan hệ nhiều mặt mang tính lịch sử. Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng và hiệu quả vào hoạt động tổ chức, diễn đàn của khu vực. Quan hệ của Việt Nam với từng nước thành viên của ASEAN tiếp tục được tăng cường thể hiện qua việc triển khai nhiều cơ chế, khuôn khổ hợp tác có hiệu quả như cơ chế tham khảo chính trị cấp cao, Hiệp định khung về kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Singapore, cơ chế họp nội các chung hằng năm Việt Nam – Thái Lan và nhiều cơ chế hợp tác khác. Vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực ngày càng được nâng cao. Đây cũng chính là cơ sở và thuận lợi căn bản để đẩy mạnh quan hệ hợp tác của hai nước Việt Nam, LB Nga với khu vực ASEAN.
Tóm lại, hiện nay Nga đang phải trải qua thời kỳ khủng hoảng trong quan hệ với các quốc gia phương Tây, mặt khác phải đối đầu với cấm vận về kinh tế khiến cho nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn. Điều đó thôi thúc Nga phải nỗ lực tìm kiếm những nguồn lực mới để phát triển đất nước, những hướng hợp tác chính trị và kinh tế mới. Để làm được điều đó, Nga đang tập trung sự quan tâm của mình sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có các quốc gia ASEAN. Trong số các quốc gia ASEAN thì Nga có mối quan hệ chính trị truyền thống và phát triển nhất với Việt Nam. Có thể coi đây là một trong những cơ sở thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác về khoa học công nghệ giữa hai nước.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51