CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ
2.2. Thực trạng hoạt động hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam - LB Nga
KH&CN là một trong những lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng, là trụ cột và được quan tâm nhất trong quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và LB Nga. Trải qua chiều dài lịch sử với nhiều sự kiện và biến động xảy ra trên
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
trường quốc tế, tuy nhiên quan hệ hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ vẫn luôn được chính phủ hai nước chú trọng quan tâm.
Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950, hai nước đã tiến hành ký kết Hiệp định hợp tác khoa học – kỹ thuật giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Bang Xô Viết vào ngày 7 tháng 3 năm 1959. Trong 57 năm qua, hợp tác KH&CN giữa hai nước có thể chia làm 3 giai đoạn chính.
Giai đoạn từ năm 1959 đến 1981: giai đoạn này hai nước mới thiết lập quan hệ, nên chủ yếu quan hệ hợp tác KH&CN diễn ra hai chiều và chưa có nhiều thành tựu.
Giai đoạn từ 1981 đến 1991: Giai đoạn thứ 2 này chính thức bắt đầu từ việc ký kết “Thỏa thuận chính thức hợp tác giữa các nước thành viên thuộc khối tương trợ kinh tế SEV về việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển KH&CN tại Việt Nam giai đoạn đến năm 1990” vào ngày 15/1/1981. Thỏa thuận này đã đặt nền móng cho sự phát triển quan hệ hợp tác KH&CN của Việt Nam không chỉ với LB Nga mà còn với các nước thành viên của khối SEV, đó là Hungary, Bungary, Cuba, Công hòa Séc sau này. Thêm vào đó, một ý nghĩa nữa vô cùng quan trọng mà thỏa thuận trên mang lại đó là định hướng kế hoặch và nội dung quá trình hình thành và phát triển KH&CN của Việt Nam. Thỏa thuận năm 1981 xem xét việc trao đổi thông tin khoa học, tài liệu kỹ thuật, kết quả nghiên cứu khoa học, hay nói cách khác, chính là chuyển giao công nghệ và xây dựng, trang bị đầy đủ cho các trường đại học, viện nghiên cứu, cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực KH&CN.
Giai đoạn này, LB Nga (Liên Xô) là nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng chính hầu hết các hạng mục, công trình phục vụ công nghiệp tại Việt Nam. Trong số các công trình công nghiệp tại Việt Nam được chính phủ Liên Xô hỗ trợ 100% vốn có thể kể đến: nhà máy nhiệt điện Phả Lại (công suất 440MW), nhà máy thủy điện Thác Bà (công suất 120MW), Hòa Bình (công suất 2 triệu MW), nhà máy nhiệt điện Uông Bí (công suất 153MW), hơn 1400km đường dây điện cao thế và các trạm biến áp, mỏ than với tổng trữ lượng khai thác 10,3 triệu tấn/năm, ngoài ra có thể kể thêm đó là nhà máy cơ khí Hà Nội, mỏ apaptit Lào Cai, mỏ thiếc Tĩnh Túc (công suất khai thác 450 tấn thiếc), nhà máy xi măng Bỉm Sơn (công suất 1,2 tấn xin măng), nhà máy supephotphat Lâm Thao (công suất 300 nghìn tấn supephotphat và 180 nghìn
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
tấn axit sunfuric), các nhà máy chè, nhà máy sản xuất cà phê, các bệnh viện, trường đại học Bách Khoa Hà Nội, trạm mặt đất Hoa sen (thông tin liên lạc qua hệ Itersputnik), cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng với tổng chiều dài 5,5 km, cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và rất nhiều các công trình khác. Khối lượng sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra tại các nhà máy được xây dựng dựa vào nguồn viện trợ tín dụng và hỗ trợ về công nghệ của Liên Xô, tính đến đầu những năm 1990 đạt mức 70,5% công suất điện, 71,4% công suất than khai thác, 45,4% tổng khối lượng xi măng, 100% trữ lượng khai thác dầu khí, quặng apatit, 100% số lượng máy cắt kim loại so với tổng sản lượng trên cả nước. Kể từ thời điểm thiết lập quan hệ giữa hai nước, Liên Xô đã giúp đào tạo hơn 190.000 cán bộ chuyên gia cho Việt Nam.
Sau khi tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng trong ngành công nghiệp nặng, nông nghiệp và giao thông vận tải, với sự trợ giúp của Liên Xô, Việt Nam bắt đầu quá trình làm chủ khoa học công nghệ. Đây chính là nền tảng cho quá trình cải cách kinh tế và công nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam thế kỷ XXI. Trong số các lĩnh vực khoa học công nghệ đó, trước hết cần kể đến công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ vi điện tử, công nghệ chế tạo vật liệu mới, công nghệ vi sinh và tế bào gốc. Các nghiên cứu chuyên sâu cũng được tiến hành trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và công nghệ hạt nhân giữa hai nước. Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, đưa nhà du hành Phạm Tuân lên vũ trụ, khảo sát và xây dựng bản đồ địa chất Việt Nam cũng như thành lập Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga.
Trong thời gian thiết lập quan hệ, tính từ năm 1955, Liên Xô đã cấp viện trợ cho Việt Nam 16,4 tỷ rub chuyển đổi, trong số đó đã sử dụng 12,6 tỷ rub. Liên Xô đã xóa nợ cho Việt Nam 2,8 tỷ rub, như vậy còn lại 1,1 tỷ rub Việt Nam còn nợ Liên Xô.
Trong thời gian trước khi Liên Xô tan rã, hợp tác KH&CN hai nước còn được tiến hành thông qua các hội thảo khoa học chia sẻ kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu giữa các nhà khoa học và đề ra những chương trình hợp tác sâu rộng và thiết thực. Tuy nhiên, sau sự tan rã của Liên Xô, do tình hình kinh tế khó khăn, chính trị bất ổn cũng như doViệt Nam tiến hành chính sách đổi mới, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư từ nhiều nước trên giới nên Liên Xô (LB Nga) đã mất
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
dần vị trí dẫn đầu về số vốn đầu tư vào Việt Nam và nhiều kế hoặch trong chương trình hợp tác KH&CN đã không thể thực hiện được. Tuy vậy, Nga vẫn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong các ngành KH&CN đã có lịch sử hợp tác lâu đời.
Giai đoạn từ 1992 đến nay: Sau khi Liên Xô tan rã, tiếp nối truyền thống hợp tác KH&CN lâu đời, Việt Nam và LB Nga đều bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác. Cuối những năm 1990, quan hệ hợp tác bắt đầu được nối lại và có nhiều khởi sắc. Trong những năm 90, đã có 20 dự án và 50 đề tài thuộc lĩnh vực công nghệ cao, môi trường và xã hội nhân văn được triển khai giữa hai nước.
Việc ký kết Hiệp định hợp tác về khoa học và kỹ thuật năm 1992; Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và LB Nga năm 1994 và Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược năm 2001 đã đánh dấu một bước phát triển đột phá trong quan hệ giữa hai nước trong đó có hợp tác về KH&CN. Cơ sở của nhận định trên là các Tuyên bố, Hiệp định được ký kết giữa hai bên kể từ khi quan hệ đối tác giữa Việt Nam và LB Nga trở thành quan hệ đối tác chiến lược (2001) và được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược (2012), như:
Hiệp định về hợp tác khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực khí tượng thủy văn (3/2002);
Lễ ký kết phê duyệt dự án thành lập và phát triển trường Đại học Công nghệ Việt – Nga (24/10/2011).
Tháng 5/2013, hai nước đã thống nhất nâng mối quan hệ hợp tác KH&CN lên tầm chiến lược. Tháng 11/2013 nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin, Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực KH&CN, đổi mới sáng tạo đã được ký kết giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học LB Nga. Có thể đánh giá Bản ghi nhớ trên như một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và LB Nga. Các lĩnh vực KH&CN được ưu tiên hợp tác không những được mở rộng mà còn mang mà còn có ý nghĩa thiết thực nhằm thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các thách thức của mỗi nước, theo kịp xu hướng phát triển mạnh mẽ của KH&CN trên thế giới đó là: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ môi trường, công nghệ vật liệu mới, công nghệ hàng không vũ trụ, nghiên cứu và thiết kế tàu thủy. Việt Nam và LB Nga cũng đã xác định được hình thức hợp tác mới phù hợp với chính sách về KH&CN của hai nước, đó là cùng nhau tuyển chọn các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
phát triển công nghệ, tiến hành thực hiện dựa trên kinh phí tài trợ từ hai phía kết hợp kêu gọi sự tham gia của giới doanh nghiệp.
Tiếp đó, tháng 25/11/2014 nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Việt Nam đến LB Nga, Chính phủ hai nước đã ký kết Hiệp định về đối tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục và KH&CN.
6/11/2015, Bộ KH&CN Việt Nam đã có chuyến công tác tại LB Nga và tổ chức khóa họp 1 Ủy ban ban hợp tác Giáo dục, KH&CN Việt – Nga. Sau khi trao đổi về tình hình hợp tác và đề ra phương hướng thời gian sắp tới, Thứ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và người đồng cấp Veniamin Kaganov đã tham gia ký kết Biên bản và quy chế của Ủy ban hợp tác Giáo dục, KH&CN Nga – Việt.
2.2.2. Điển hình của hợp tác khoa học – công nghệ Việt Nam và Liên Bang Nga Một điển hình cho sự hợp tác thành công về KH&CN giữa Việt Nam và LB Nga chính là Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Trong số các nhiệm vụ chính của Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga có thể kể đến đó là: nghiên cứu đánh giá tác động của khí hậu nhiệt đới đến trang thiết bị kỹ thuật của Nga, đánh giá độ bền vật liệu, nghiên cứu nhằm thích ứng phương pháp, tiêu chuẩn và công nghệ của Nga vào điều kiện của Việt Nam. Trung tâm cũng tiến hành nghiên cứu về sinh thái, ảnh hưởng và khắc phục hậu quả của chất độc hóa học đioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Đội ngũ cán bộ khoa học của Trung tâm lên đến gần nghìn người (tính cả phía Việt Nam và LB Nga), trong số đó có rất nhiều viện sĩ các viện hàn lâm khoa học Nga, viện hàn lâm y học Nga, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành. Trong kế hoặch dài hạn Trung tâm sẽ thành lập thêm một chi nhánh tại Moscow.