So sánh khả năng phát triển KH&CN của Nga và Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH MỚI (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ

2.1. Sự cần thiết của hợp tác KH&CN với Liên Bang Nga trong bối cảnh mới

2.1.2. So sánh khả năng phát triển KH&CN của Nga và Việt Nam

Để đánh giá khả năng phát triển KH&CN và quan hệ hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực này, một điều quan trọng cần làm, chính là phân tích một số yếu tố tác động đến mối quan hệ: tình hình kinh tế, chính trị, hiện trạng phát triển khoa học và công nghệ của hai nước, nguồn nhân lực, chính sách chiến lược phát triển…

Trong lịch sử, Liên Xô từng là siêu cường thế giới về khoa học công nghệ, trong hơn 70 năm tồn tại của mình đã tạo ra tiềm lực kinh tế, quân sự khổng lồ mà hiện nay Liên Bang Nga là người thừa kế chủ yếu. Liên Bang Nga thừa hưởng cơ sở vật chất kỹ thuật hùng hậu và nền khoa học kỹ thuật công nghệ cao, đặc biệt là khoa học cơ bản. Chi phí trong nước cho nghiên cứu và phát triển của Liên Xô cao hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 5% GDP. Liên Xô xếp vị trí thứ 6 thế giới thời đó về số lượng giải thưởng Nobel.

Trong số 7.973 cơ quan nghiên cứu, thiết kế cùng với số lượng cán bộ khoa học có trình độ cao -1,47 triệu người, Liên Bang Nga được thừa hưởng 60 -70% với 4.646 cơ quan và 993.000 cán bộ khoa học kỹ thuật. Những trung tâm khoa học lớn nhất trước đây thuộc Liên Xô đều nằm trên lãnh thổ Liên Bang Nga.

Tuy nhiên sau khi Liên Xô tan rã, do khủng hoảng kinh tế- xã hội nên nền khoa học của Nga đã phải chịu nhiều tác động nặng nề. Nguồn tài chính đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ suy giảm nghiêm trọng. Cho đến nay, mặc dù nền khoa học công nghệ của Nga vẫn thấp hơn các nước Mỹ, Nhật Bản, hay một số nước EU.

Vậy một câu hỏi đặt ra, tại sao cần hợp tác với Nga trong khi Mỹ, Nhật Bản, Đức hay Hàn Quốc đang là những nước có nền khoa học công nghệ được đánh giá là phát triển hơn?

Câu trả lời là, mỗi quốc gia đều có thế mạnh của riêng nước đó. Nếu biết phát hiện và tận dụng được lợi thế so sánh đó thì Việt Nam sẽ thực sự nâng cao được tiềm lực khoa học trong nhiều lĩnh vực. Thêm nữa, việc tăng cường hợp tác về khoa học công nghệ ngoài ý nghĩa trực tiếp là phát triển khoa học công nghệ nước nhà, còn góp phần thắt chặt hơn quan hệ chiến lược toàn diện giữa hai nước, từ đó

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư, giáo dục và an ninh quốc phòng.

Có thể trình độ khoa học công nghệ của Nga thấp hơn các nước công nghệ tiên tiến nhưng so với trình độ phát triển của Việt Nam vẫn phát triển hơn một khoảng cách tương đối xa. Những phân tích số liệu dưới đây sẽ góp phần chứng minh cho nhận định trên, cũng như sẽ làm rõ hơn về hiện trạng phát triển khoa học công nghệ của LB Nga trong những năm gần đây.

Một trong những chỉ số đáng tin cậy và được sử dụng phổ hiện nay để đánh giá trình độ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của các nước trên thế giới là Global Innovation Index. Chỉ số sáng tạo toàn cầu (GII) do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (WIPO), kết hợp với một số công ty lớn và đại học Johnson Cornell (Hoa Kỳ) và viện INSEAD (Pháp) đưa ra. Đây là chỉ số đánh giá về mức độ đổi mới sáng tạo của một quốc gia, và được sử dụng khá phổ biến hiện nay trên thế giới.

GII được đưa ra dựa trên hai nhóm chỉ số: nhóm chỉ số đầu vào và đầu ra.

Nhóm chỉ số đầu vào gắn chặt với các yếu tố quốc dân, làm nền tảng và tiền đề cho các hoạt động đổi mới sáng tạo. Gồm 5 chỉ số cơ bản: tổ chức, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, sự phát triển của thị trường, mức độ hoàn thiện kinh doanh. Nhóm chỉ số đầu ra biểu thị cho kết quả của quá trình đổi mới sáng tạo. Gồm 2 chỉ số cơ bản: kết quả khoa học và thành quả sáng tạo.

Dựa vào báo cáo GII 2015, chúng ta có bảng so sánh mức độ đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ của hai nước trong năm qua.

Bảng 2.1: So sánh một số tiêu chí của Việt Nam và LB Nga

Tiêu chí Nga Việt Nam

Dân số (triệu người) 146,5 90,5

GDP (tỷ USD) 1.857,5 186

GDP/đầu người (USD) 18.407,8 4.256,3

Xếp hạng GII 2015 48/141 52/141

Xếp hạng GII 2014 49/141 71/141

Nguồn: Báo cáo WIPO 2015

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Bảng 2.2: So sánh các yếu tố đầu vào và đầu ra trong đánh giá trình độ phát triển KH&CN của Nga và Việt Nam

Tiêu chí Nga Việt Nam

Các yếu tố đầu

vào

Chính trị 38,6 51,5

Chính sách 56,9 49,8

Kinh tế 74,2 54,2

Nguồn nhân lực R&D 38,5 2,1

Cơ sở hạ tầng

- Công nghệ thông tin

- Logistics - Môi trường

65,4

27,2 26,6

40,1

50,7 28,7 Sự phát triển của thị

trường

- Tín dụng - Đầu tư

- Mức độ cạnh tranh

23,8 32,3 74,4

45,8 21,9 74,5 Mội trường kinh doanh

- Trình độ nhân công - Sự liên kết trong ĐMST

- Tiếp thu công nghệ mới

59,1 19,6 36,6

27,8 21

72,7

Các yếu tố đầu ra

Kết quả khoa học 36,6 39

Thành quả sáng tạo 30,1 34,3

Nguồn: Báo cáo WIPO 2015 Thông qua bảng so sánh trên, có thể thấy, Việt Nam đã có những chỉ số được xếp hạng cao hơn Liên Bang Nga như nguồn tín dụng được cấp cho hoạt động R&D, môi trường chính trị được đánh giá là thuận lợi và ổn định hơn. Yếu tố đầu ra của báo cáo GII chủ yếu đánh giá dựa trên sự gia tăng các doanh nghiệp trong

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

lĩnh vực công nghệ thông tin, sự phát triển của công nghệ truyền hình, giá trị xuất khẩu công nghệ cao.

Kết quả trên có thể giải thích như sau:

Trong những năm gần đây, LB Nga phải chịu các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây và Mỹ do khủng hoảng Ucraina. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của nước Nga. Nhiều doanh nghiệp khoa học công nghệ của Nga không thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của nước ngoài, nhiều dự án hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ giữa Nga và các nước phương Tây bị trì hoãn. Chính phủ Nga dự kiến sẽ có thể cắt giảm 10% ngân sách. Như vậy, đương nhiên nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của Nga cũng bị sẽ bị ảnh hưởng.

Về phía Việt Nam, nước ta đã tăng 19 bậc trên bảng xếp hạng. Theo nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, Việt Nam cùng một số nền kinh tế khác như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độm Jordan, Kenya được đánh giá là tiến xa hơn các nền kinh tế có cùng mức độ phát triển kinh tế. Theo Báo cáo Khoa học của UNESCO công bố 10/11/2015, Việt Nam đang chiếm 10,6% tổng giá trị xuất khẩu công nghệ cao của khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore, trong đó chiếm phần lớn là một số mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin: điện thoại và linh kiến, điện tử, máy tính. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm công nghệ này do của các nhà sản xuất nước ngoài như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel…Không thể phủ nhận vai trò to lớn của các doanh nghiệp FDI này trong việc cải thiện chỉ số về xuất khẩu sản phẩm công nghệ, tuy nhiên nếu nhìn vào thực chất vấn đề thì số lượng sản phẩm công nghệ mang thương hiệu “made in Vietnam” vẫn còn rất khiêm tốn. Thêm nữa, tình hình chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn chung, không đạt hiệu quả cao.

Như vậy, Việt Nam và LB Nga có một số nét tương đồng trong phát triển kinh tế xã – hội và khoa học công nghệ: nhìn chung đều gặp vấn đề trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và đầu tư công – tư, khi phần lớn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động R&D đều từ ngân sách nhà nước, mà chưa huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Từ phân tích trên có thể thấy hai hướng đi mới cho quan hệ hợp tác khoa học công nghệ giữa Việt Nam và Liên Bang Nga: thay vì hợp tác một chiều, chỉ tiếp nhận công nghệ từ phía Nga, Việt Nam có thể phát triển các công nghệ là thế mạnh của mình và chuyển giao cho LB Nga. Các nhà khoa học hai nước có thể hợp tác nghiên cứu phát triển các dự án khoa học công nghệ chung.

Việc chuyển giao công nghệ sẽ có những thuận lợi hơn khi sự chênh lệch giữa trình độ khoa học công nghệ của hai nước có thể dần được thu hẹp. Yếu tố đầu vào để phát triển khoa học công nghệ của LB Nga được đánh giá cao, trong khi đầu ra thì ngược lại; Việt Nam lại gặp vấn đề về đầu vào (gồm cơ sở hạ tầng, năng lực nghiên cứu, chi cho đầu tư), còn đầu ra, nghĩa là cách thức đưa các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, khả năng thương mại hóa sản phẩm công nghệ trên thị trường lại được đánh giá cao hơn LB Nga. Hai nước có thể hợp tác để tận dụng những điểm mạnh, bổ sung cho nhau những điểm yếu và cùng hướng tới xây dựng nền khoa học công nghệ phát triển tại mỗi quốc gia.

Vấn đề đặt ra cần xem xét đâu là thế mạnh khoa học công nghệ của từng nước để từ đó xác định lĩnh vực ưu tiên và hình thức hợp tác đạt hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH MỚI (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)