Thế mạnh KH&CN của LB Nga hiện nay và nhu cầu của Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH MỚI (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ

2.1. Sự cần thiết của hợp tác KH&CN với Liên Bang Nga trong bối cảnh mới

2.1.4 Thế mạnh KH&CN của LB Nga hiện nay và nhu cầu của Việt Nam

Có thể thấy, lĩnh vực phát triển của hai nước có tác dụng hỗ trợ bổ sung lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Các sản phẩm về vũ khí, động cơ… của Nga vẫn có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Trình độ khoa học của Nga khá cao, đặc biệt là các ngành khoa học cơ bản, khoa học vũ trụ, khoa học kỹ thuật quân sự, năng lượng nguyên tử.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Xuất phát từ nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam hiện nay thực sự rất cần những lĩnh vực là thế mạnh của Nga:

Luyện kim: Ngành luyện kim, bao gồm cả luyện kim đen và luyện kim màu là nền tảng của ngành công nghiệp tất cả các quốc gia trên thế giới. Luyện kim màu cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho ngành cơ khí, công nghiệp sản xuất máy bay, chế tạo ô tô, vi điện tử, máy móc…

Hiện nay, ngành luyện kim Việt Nam đang trong tình trạng tụt hậu cả về kỹ thuật, công nghệ và quy mô sản xuất. Do hạn chế trong việc đổi mới công nghệ và phụ thuộc vào nguồn than cốc, cho đến nay, các doanh nghiệp luyện kim của Việt Nam chủ yếu chỉ sản xuất đầu tư thấp, chủ yếu nhằm cung ứng cho thị trường xây dựng nhà ở. Việt Nam hiện thiếu khả năng sản xuất phôi thép hợp kim và thép đúc hợp kim cao theo quy mô công nghiếp. Đây là nguyên nhân dẫn đến ngành công nghiệp hỗ trợ không phát triển, khiến Việt Nam phải nhập siêu từ Trung Quốc; hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ chú trọng nhập khẩu thiết bị, động cơ và linh kiện để lắp ráp xe máy, ô tô.

Trong khi đó, tại LB Nga, luyện kim là một trong những ngành rất phát triển, chỉ sau ngành dầu khí. Tại Nga hiện nay có 28.000 nhà máy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực luyện kim. Năm 2014, ngành này đóng góp 4,7% GDP toàn Liên Bang, sản lượng xuất khẩu đạt 31,78 tỷ USD – tăng 10% so với năm 2013. LB Nga đang là nước giữa vị trí thứ 4 trên thế giới về sản lượng gang (sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ); thứ 6 về sản lượng gang; thứ 2 trên thế giới về sản lượng nhôm; thứ 4 về sản lượng Niken; thứ 7 về sản lượng đồng.

Việc hợp tác với LB Nga có thể giúp Việt Nam phát triển ngành luyện kim, từ đó giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài, tạo điều kiện phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước.

Năng lƣợng hạt nhân

Lĩnh vực năng lượng hạt nhân cũng là một thế mạnh của Nga. Khi các nguồn năng lượng truyền thống cạn kiệt thì năng lượng mới hay năng lượng thay thế sẽ đóng vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng của các quốc gia. Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên được xây dựng tại Liên Xô. Hiện nay, Nga vẫn là cường quốc về

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

năng lượng nguyên tử và đã xuất khẩu nhiều nhà máy điện nguyên tử sang các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Iran, Bungary, Phần Lan…Sau sự cố Checnobưn năm 1986, các nhà khoa học đã tìm ra và đưa vào áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối khi vận hành các nhà máy điện nguyên tử. Công nghệ hạt nhân của Nga sử dụng để xây dựng các nhà máy hiện nay được đánh giá là tối ưu hơn so với các quốc gia Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước EU. LB Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân với quá trình làm chậm bằng lò nước nén, có các đặc điểm sau:

Tối ưu hóa về kinh tế với công suất lớn, phải lâu mới cần nạp nhiên liệu;

An toàn với nhiều lớp an toàn chủ động và thụ động. Công nghệ của Nhật chỉ có 1 lớp, không có thép, vì thế khí H2 thoát ra có thể làm nổ bay nóc nhà lò, trong khi của Nga có 2 lớp, H2 sinh ra được tự động xả bớt ra để tránh nổ;

Lò phản ứng hạt nhân của Nga còn được trang bị thêm đê chắn sóng thần để đảm báo an toàn tối đa.

Công nghệ hàng không – vũ trụ:

Có thể khẳng định rằng, Liên Xô đã mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian của nhân loại với khi 12/4/1961 nhà du hành vũ trụ người Nga Iuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Tiếp đó vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik cũng thuộc về Liên Xô.

Liên Xô cũng được biết đến là quốc gia chế tạo máy bay vận tải vĩ đại nhất hành tinh mà con người từng chế tạo. Antonov 225 sở hữu 6 đọng cơ cỡ lớn, sải cánh dài 88,4 m, ra đời nhằm mục đích chuyên chở tàu con thoi Buran nặng hơn 100 tấn của Liên Xô. Ngày nay, An -225 tham gia hoạt động vận tải và hiện đang là máy bay vận tải lớn nhất thế giới.

Mặc dù Hoa Kỳ và các nước châu Âu thi hành các chính sách trừng phạt lên nền kinh tế Nga, tuy nhiên trong lĩnh vực khoa học vũ trụ các dự án chung hợp tác với Cơ quan vũ trụ Nga Roskosmos vẫn được duy trì. Ví dụ như: châu Âu hợp tác với Nga dùng tên lửa hạt nhân chặn tiểu hành tinh va chạm Trái Đất cho dù trước đó Mỹ cũng sử dụng phương pháp này. Điều đó cho thấy năng lực khoa học vũ trụ của Nga được đánh giá cao, có khi còn cao hơn so với Mỹ.

LB Nga cũng được biết đến với dịch vụ phóng tên lửa vận tải mang vệ tinh của các nước lên quỹ đạo. Cụ thể, ngày 27/10/2005, tên lửa Kosmos 3 –M mang

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

theo 9 vệ tinh của các nước Nga, Trung Quốc, Anh, Iran, cục Hàng không vũ trụ châu Âu, Đức và Nhật Bản lên quỹ đạo.Việt Nam trong thời gian tới có nhu cầu phóng vệ tinh liên lạc lên quĩ đạo và đây sẽ là cơ hội cho phía Nga.

Công nghệ quốc phòng: LB Nga là cường quốc về công nghệ quân sự với những công nghệ hàng đầu thế giới. Xuất khẩu vũ khí của Nga trong những năm qua đạt con số kỷ lục do tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn. Năm 2015, Nga đã bán vũ khí và thiết bị quân sự tổng trị giá 14,5 tỷ USD.

Các công nghệ trong lĩnh vực này được bảo vệ nghiêm ngặt dưới dạng bí mật quốc gia. Tuy nhiên với một số công nghệ sản xuất vũ khí thế hệ cũ hơn hay thiết bị quân sự và công nghệ lưỡng dụng, bằng quan hệ truyền thống giữa hai nước, LB Nga sẵn sàng bán hoặc chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.

Kết luận:

Thông qua phân tích về tiềm lực và thực trạng phát triển khoa học công nghệ tại Nga, có thể thấy, các nhà khoa học Liên Xô trước đây và Nga ngày nay có rất nhiều phát minh vĩ đại. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng tiềm năng khoa học công nghệ được đánh giá là chưa cao. Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học vẫn gặp nhiều khó khăn. Chính vì lý do đó, nhiều doanh nghiệp công nghệ cao của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã tận dụng điều đó để sở hữu những giải pháp công nghệ, chất xám của các nhà khoa học Nga với giá rẻ để thu được lợi nhuận khổng lồ.

Hiện nay, các kết quả nghiên cứu chưa được thương mại hóa vẫn còn nhiều, trong số đó không ít các giải pháp công nghệ, các thí nghiệm sản xuất thử nghiệm có ý nghĩa góp phần nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở quan hệ hợp tác truyền thống lâu đời và không ngừng được duy trì, vun đắp giữa hai nước, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến, chất lượng kể trên của LB Nga.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH MỚI (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)