Xã hội hóa giáo dục THCS

Một phần của tài liệu QUẢN lý CÔNG tác xã hội hóa GIÁO dục THCS (Trang 29 - 33)

1.4. Lý luận về xã hội hóa giáo dục và quản lý quá trình xã hội hóa giáo dục

1.4.3. Xã hội hóa giáo dục THCS

- Quan điểm của Đảng:

Trong Nghị quyết TW4 khóa VII đã nêu rõ: “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”. Đến Đại hội Đảng khóa VIII thì xã hội hóa trở thành một quan điểm để hoạch định một chính sách xã hội: “ Các vấn đề chính sách xã hội đều được giải quyết các tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài tham gia giải quyết các vấn đề xã hội”

Thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, năm 1997 Chính phủ đã ra Nghị định 90/CP về phương hướng và chủ trương xã hội hóa của giáo dục, y tế, văn hóa. Năm 2005 Chính phủ có Nghị quyết 05 về “ Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục….” với sự tăng cường của quản lý nhà nước, sức khuyến khích huy động và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Theo Nghị định của Chính phủ số 90/CP ngày 31/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa: “ Xã hội hóa là mở rộng nguồn đầu tư, khai thác mọi tiềm năng về nhân lực, trí lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt

sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước”.

Từ đó chúng ta có thể hiểu xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là:

Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh.

Đa dạng hóa các loại hình hoạt động giáo dục và đào tạo, mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng cho các hoạt động đó.

Mở rộng các nguồn đầu tư khai thác tiềm năng và nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục và đào tạo phát triển nhanh, có chất lượng cao hơn.

Từ những vấn đề cơ bản nêu trên, có thể hiểu một cách đơn giản đó là quá trình tạo ra một xã hội học tập và khi mọi người được hưởng thụ giáo dục thì mọi người, mọi gia đình, toàn xã hội phải có trách nhiệm về tinh thần và vật chất đối với giáo dục.

- Ý nghĩa của xã hội hóa:

Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện ở hai nội dung chính: Một là giáo dục phát triển quy mô, đa dạng loại hình trường lớp, đa dạng hình thức học để đáp ứng nhu cầu học tập của tất cả trẻ em, của mọi người lao động và mọi người dân, với nội dung và phương pháp giáo dục đáp ứng những đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống. Hai là huy động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân tham gia vào quá trình giáo dục đồng thời đóng góp công sức, vật chất và tiền của cùng nhà nước chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện cho hoạt động giáo dục.

Những đổi mới về loại hình trường lớp, về nội dung giáo dục trong chương trình và trong sách giáo khoa, về phương pháp giáo dục với tinh thần lấy học sinh là trung tâm, những nội dung trong cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và nhiều nội dung khác chính là thể hiện xã hội hoá giáo dục. Cuộc

vận động nói trên đang tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, tạo nên chuyển biến tích cực ở cả vùng thấp và vùng cao. Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn băn khoăn vì chương trình học còn quá tải, học sinh ít được vui chơi, ít được hoạt động xã hội, ít được học tập trong đời sống thực tế. Nội dung rèn luyện kỹ năng sống còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Vì vậy, việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục sẽ còn phải tiếp tục đẩy mạnh, nhằm phục vụ thiết thực cho đời sống xã hội trước mắt và lâu dài.

Xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục bao gồm hai nội dung: Đó là sự tham gia phối hợp giáo dục bằng những hoạt động giáo dục của gia đình, của các đoàn thể, các hoạt động xã hội, sự tham gia giám sát và thẩm định hiệu quả. Mặt khác, xã hội cần tham gia đóng góp công sức, tiền của và vật chất để cùng nhà nước xây dựng cơ sở trường lớp và phương tiện cho dạy và học.

Trên thực tế, sự phối hợp giáo dục của gia đình, của các đoàn thể và các hoạt động xã hội đã góp phần to lớn vào việc giáo dục thế hệ trẻ và phát triển loại hình học không chính quy, hướng tới xây dựng xã hội học tập.

Cộng đồng xã hội, các nhà hảo tâm đã hỗ trợ công sức, vật liệu, kinh phí để góp phần tạo nên trường lớp ngày càng khang trang hơn, các phương tiện dạy và học ngày càng đầy đủ hơn, điều kiện sinh hoạt của trẻ em tại trường ngày càng được cải thiện.

Thực tế xã hội hoá giáo dục đã tạo nên nguồn lực tinh thần và vật chất quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Công tác Khuyến học với nhiệm vụ khuyến khích và hỗ trợ phát triển giáo dục góp phần tích cực vào chủ trương xã hội hoá giáo dục với nội dung toàn diện nói trên.

Hiện nay, Nhà nước đã dành một tỷ lệ kinh phí khá lớn để đầu tư cho giáo dục đào tạo, chương trình kiên cố hoá trường lớp đã đem lại sự đổi thay to lớn về cơ sở vật chất trường học. Tuy nhiên, sự đầu tư đó chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu ngày càng cao về điều kiện cho dạy và học. Phương pháp giáo dục mới đòi hỏi tăng cường các phương tiện hỗ trợ như thiết bị thí nghiệm, thiết bị nghe nhìn, máy tính, thư viện, phương tiện cho hoạt động văn nghệ, thể thao và vui chơi.

Trường lớp không chỉ cần phòng học mà còn cần các phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, khuôn viên, vườn hoa, bồn hoa, cây cảnh, trường lớp học hai buổi cần có phương tiện phục vụ ăn ngủ cho học sinh. Vì vậy sự đóng góp của cộng đồng và của gia đình người học càng trở nên quan trọng. Mặt khác, đời sống của nhân dân đã nâng cao, một bộ phận dân cư có đời sống khá, cho nên mong muốn con mình được học tập và sinh hoạt ở trường lớp có điều kiện vật chất khá hơn.

Sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, vận động của Hội Khuyến học, của Hội cha mẹ học sinh đã huy động được những nguồn lực to lớn hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường. Nhiều gia đình ở nông thôn hiến đất để mở rộng diện tích trường.

Nhiều doanh nghiệp ủng hộ hàng trăm triệu đồng xây dựng trường lớp. Nhiều nhà hảo tâm ủng hộ tiền, vật liệu và nhân công làm tường rào, sân trường, cổng trường.

Bà con nông thôn các vùng ủng hộ tre gỗ, cát sỏi, ngày công để làm thêm lớp học, làm nhà bán trú cho học sinh và nhà ở giáo viên. Các xã vùng cao ủng hộ lương thực giúp học sinh bán trú khi giáp hạt. Các thày giáo cô giáo cũng góp từ đồng lương hạn hẹp của mình để tham gia đóng góp cùng nhân dân. Công đoàn Giáo dục vận động đoàn viên đóng góp xây nhà ở cho giáo viên vùng cao. Thành phố Lào Cai có phong trào ủng hộ các thôn bản Tả Phời, Hợp Thành. Trường nào cũng nhận được sự ủng hộ của nhà hảo tâm, của phụ huynh để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp. Những sự đóng góp nói trên đã tạo nên nguồn lực to lớn bổ sung cùng sự đầu tư của nhà nước, góp phần làm nên những thành tựu quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

- Mục tiêu, nội dung, hình thức, nguyên tắc xã hội hóa:

Phát triển các trường ngoài công lập. Chuyển một số trường công lập thành trường ngoài công lập khi có đủ điều kiện thích hợp.

Củng cố và nâng cao chất lương GD của các trương ngoài công lập. Nâng tỷ lệ học sinh học nghề (ngắn hạn và dài hạn) ngoài công lập .

Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ GD , khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển GD ; đổi mới chế độ học phí của các trương ĐH, CĐ công lập và ngoài CLập theo hương đảm bảo tương xứng với chất lương và các dịch vụ GD.

Mở rộng và tăng cương các mối quan hệ của nhà trương với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức KT - XH .. tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển nhà trương.

Xây dựng nhà trương trở thành trung tâm văn hoá, môi trương GD lành mạnh, GD toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, nêu cao phẩm chất nhà giáo, làm tốt công tác GD chính trị tư tương, phấn đấu để các nhà giáo thực sự là những ngươi mẫu mực về mọi mặt, là tấm gương sáng cho HS .

Nâng cao nhận thức, tăng cương sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự giám sát của Hội đồng ND, sự quản lý của UBND các cấp; phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn TN, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Cha mẹ học sinh, Hội khuyến học và các tổ chức đoàn thể, tổ chức XH khác trong việc huy động nguồn lực XH tham gia phát triển sự nghiệp GD

Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội làm cho nền giáo dục của chúng ta thành một mặt của quần chúng được phát huy và đang tạo ra điển hình mới, những nhân tố mới trong giáo dục.

Bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ:

“Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục”. (Văn kiện Đại hội IX).

Những quan điểm trên là cơ sở tiền đề cho xã hội hóa giáo dục và đây cũng là giải pháp tốt nhất cho giáo dục và đào tạo của đất nước phát triển trong thời kì công nghiệp hóa- Xã hội hóa đất nước, xã hội hóa giáo dục không chỉ xuất phát từ điều kiện kinh tế-xã hội mà cũng xuất phát từ đặc thù của Giáo dục và Đào tạo.

Một phần của tài liệu QUẢN lý CÔNG tác xã hội hóa GIÁO dục THCS (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w