1.4.1. Khách quan:
1.4.2. Chủ quan
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN
CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI
2.1. Giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
Huyện Chư Pưh, Gia Lai, có diện tích tự nhiên rộng 71.695,02 ha, với dân số 54.890 khẩu, có 9 đơn vị hành chính gồm các xã: Ia Le, Ia Blứ, Ia Phang, Chư Don, Ia Dreng, Ia Hla, Ia Hrú, Ia Rong và thị trấn Nhơn Hòa.
Huyện có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản và tiềm năng về con người. Đặc biệt, huyện có diện tích đất đỏ bazan lớn rất phù hợp với cây công nghiệp dài ngày như: Hồ tiêu, cà phê, cao su, điều; phù hợp với cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực ngắn ngày như: Bông, đậu, đỗ, bắp lai. Bên cạnh đó, huyện có tiềm năng lớn về rừng, độ che phủ chiếm 55%. Ngoài ra, Chư Pưh còn có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản như: Mỏ đá xây dựng, mỏ đá công nghiệp, mỏ plour tít là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển công nghiệp trong tương lai.
Song song với các tiềm năng trên, huyện còn có lợi thế về rừng tự nhiên, đồng cỏ lớn để phát triển chăn nuôi, nhất là đàn bò. Địa bàn của huyện khá bằng
phẳng, giao thông đi lại thuận tiện, rất dễ dàng cho giao lưu hàng hóa. Người Kinh lên đây và sinh sống lâu đời, có truyền thống lao động cần cù, nhiều người có chí làm giàu. Nhiều hộ nông dân trở thành tỉ phú như: Hai Khả, Sáu Triệu, anh Chừng… mỗi vụ mỗi hộ thu hoạch được từ 20 tấn đến 30 tấn tiêu. Người Jrai tại chỗ siêng năng và chịu khó làm ăn. “Đất lành chim đậu”, thời gian gần đây có thêm một số dân tộc Ê Đê, Tày… đến nơi đây làm ăn, tạo ra khối đại đoàn kết dân tộc bền vững.
Để phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh trên địa bàn huyện đến năm 2015 và các năm tiếp theo, trước mắt, huyện Chư Pưh vẫn xác định cơ cấu kinh tế như huyện Chư Sê: Nông- lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng, thương mại- dịch vụ. Về lâu dài, huyện sẽ tăng dần thương mại, dịch vụ và giảm dần tỷ lệ nông- lâm nghiệp.
Về kinh tế, Chư Pưh là “rốn tiêu” của tỉnh với hơn 1.000 ha ở các xã: Ia Hrú, Nhơn Hòa, Ia Phang, Ia Le… Huyện chú trọng phát triển mạnh cây hàng hóa này để xuất khẩu vì hồ tiêu Chư Sê đã trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế. Cùng với hồ tiêu, huyện tiếp tục đẩy mạnh thâm canh hơn 3.000 ha cà phê. Riêng cây cao su hiện đã có trên địa bàn huyện trên 4.000 ha trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh. Trong những năm tới, huyện sẽ chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, trồng mới 7.323 ha cao su ở các xã: Ia Blứ, Ia Le, Ia Phang đến khi định hình (năm 2020) huyện sẽ có hơn 11 ngàn ha cao su. Cây mì và cây bắp lai cũng được mở rộng diện tích. Bên cạnh đó, huyện sẽ tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm…
Về an sinh xã hội, hiện nay huyện Chư Pưh còn 14,2% hộ nghèo (toàn tỉnh là 14,32%). Huyện phấn đấu sẽ giảm số hộ nghèo bằng cách chuyển lao động sang làm công nhân cao su để tạo công ăn việc làm, thu nhập cho 3.000 lao động và đẩy mạnh Chương trình 167 của Chính phủ về việc giải quyết nhà ở cho đồng bào nghèo, người dân tộc thiểu số. Về văn hóa, văn hóa truyền thống dân tộc được bảo tồn và phát huy, duy trì các lễ hội. Ở thị trấn Nhơn Hòa nhiều gia đình dân tộc Jrai có bộ cồng chiêng quý và có đội cồng chiêng tham gia Festival Cồng chiêng Quốc
tế năm 2009 tại Gia Lai. Nghề dệt thổ cẩm phát triển mạnh ở thị trấn Nhơn Hòa, nhiều hộ dệt thổ cẩm vào lúc nông nhàn. Dự án xây dựng làng nghề thổ cẩm tại xã Ia Le đang được huyện trình Bộ Công thương phê duyệt để khôi phục lại làng nghề truyền thống.
Chư Pưh cũng là “điểm nóng” về an ninh. Huyện sẽ tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân; nâng cao chất lượng chính trị, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang huyện; làm tốt công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Huyện tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn hoạt động xâm nhập, móc nối, vượt biên; truy bắt, bóc gỡ vô hiệu hóa số đối tượng FULRO và cơ sở FULRO; quyết tâm không để xảy ra biểu tình, bạo loạn.
2.1.2. Khái quát tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
Trong thời gian qua, giáo dục - đào tạo của huyện đã có bước phát triển;
phong trào xã hội hóa giáo dục được quan tâm; trang thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư, phương pháp dạy và học được chú trọng đổi mới. Toàn huyện có 25 trường với 15.620 học sinh, trong đó học sinh dân tộc thiểu số 7.890 em (chiếm 50%). Đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, trình độ giáo viên trên chuẩn đạt 35,2%. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 98,5%, duy trì sĩ số học sinh đạt 99,4%; 7/9 xã, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.