Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục các trường THCS ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu QUẢN lý CÔNG tác xã hội hóa GIÁO dục THCS (Trang 55 - 61)

2.3.1. Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể, nhân dân và cán bộ quản lý giáo dục đối với công tác xã hội hoá giáo dục.

Phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện dựa trên quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cần được vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện KT-XH của huyện trong giai đoạn mới. Đó là: Phát triển sự nghiệp giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò của MTTQ, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đối với sự nghiệp giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và mỗi gia đình.

Xây dựng hệ thống giáo dục của huyện phù hợp với nền giáo dục có tình nhân dân dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo

dục; xây dựng xã hội học tập. Tập trung huy động tổng hợp các nguồn lực cho phát triển giáo dục - đào tạo, tạo chuyển biến toàn diện, vững chắc về quy mô, chất lượng ở tất cả các cấp học, bậc học.

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương nhằm thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một xã hội học tập, mọi người đều có quyền được học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Mục tiêu đó được thể hiện trong các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, VIII, IX, X.

Xã hội hóa giáo dục là việc huy động năng lực toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức cùng Nhà nước xây dựng sự nghiệp giáo dục, dưới sự quản lý của Nhà nước.

Đặc điểm cơ bản của công tác xã hội hóa giáo dục là: huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, của cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục; mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển; đa dạng hóa các hình thức giáo dục và các loại hình nhà trường.

Xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là giảm nhẹ vai trò trách nhiệm của Nhà nước. Trái lại, xã hội hóa giáo dục chỉ có thể thực hiện được khi có sự lãnh đạo thường xuyên của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và vai trò chủ động của ngành giáo dục.

Những năm qua, công tác xã hội hoá giáo dục đã được triển khai rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh và thu được những kết quả to lớn, huy động các nguồn lực trong cộng đồng để phát triển sự nghiệp giáo dục.

Nhằm khảo sát và đánh giá chính xác hơn về thực trạng nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể, nhân dân và cán bộ quản lý giáo dục đối với công tác xã hội hoá giáo dục của huyện; trong khuôn khổ của đề tài, tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với … đồng chí đại diện cho các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ quản lý giáo dục của địa phương về vai trò của hoạt động xã hội hóa giáo dục, cụ thể:

- Đại diện Huyện ủy, UBND huyện, Đảng ủy – UBND các xã, thị trấn: 20 đ/c - Đại diện các tổ chức chính trị, đoàn thể trong huyện: 5 đ/c

- Cán bộ quản lý giáo dục trong huyện: 6 đ/c

- Đại diện lãnh đạo các trường THCS trong huyện: 7 đ/c Kết quả thu được như sau:

* Đối với câu hỏi về tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục đối với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục huyện Chư Puh thì 38/38 người được hỏi (chiếm 100%) đều cho là rất quan trọng.

* Về tầm quan trọng của những nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục và những lợi ích của xã hội hóa giáo dục mang lại cho giáo dục THCS của huyện:

Nội dung

Mức độ Quan

trọng

Bình thường

Không QT

Huy động toàn dân tham gia 25 13 0

Đóng góp tiền của cho nhà trường 16 13 9

Mọi người đều được hưởng quyền lợi giáo dục 23 11 4 Tổ chức thực hiện tốt mối quan hệ nhà trường – gia

đình- xã hội 17 19 2

Góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng GDTHCS

được nâng lên 36 2 0

Giảm bớt ngân sách đầu tư cho giáo dục 29 1 8

Phát huy vai trò, trách nhiệm nhà trường đối với xã hội

11 16 11

Sản phẩm giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội 11 23 4

Giúp nhà trường khắc phục khó khăn về cơ sở vật

chất 38 0 0

Cộng đồng chia sẻ với nhà trường trong quá trình thực

hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp GD 35 2 1

Hỗ trợ nâng cao đời sống GV 10 7 21

Đáp ứng nhu cầu nhân dân về GDTHCS 19 29 0

Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh an toàn 17 10 11

Thông qua kết quả khảo sát, có thể thấy được rằng các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ quản lý giáo dục của địa phương đã có những nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục THCS của địa phương.

Bên cạnh đó, nhận thức của xã hội và các tầng lớp nhân dân trong huyện về vai trò của giáo dục, của xã hội hóa giáo dục cũng đã có những bước chuyển biến cơ bản, tích cực. Xã hội hóa giáo dục đã được coi là một giải pháp chiến lược để phát triển sự nghiệp giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại học.

2.3.2. Những chủ trương, chính sách của các cấp lãnh đạo địa phương và ngành giáo dục đối với công tác xã hội hoá giáo dục.

Địa phương luôn đẩy mạnh triển khai Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ và chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề. Phát triển hệ thống các trường ngoài công lập. Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Đa dạng hóa các loại hình trường học; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.

Nghị quyết của Đảng bộ huyện cũng đã nêu rõ về công tác phát triển giáo dục, cụ thể: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên theo hướng “vừa hồng, vừa chuyên”, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp và trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi để thu hút giáo viên về dạy ở vùng sâu, vùng xa.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đảm bảo cho con em gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đều được đến trường; thực hiện có hiệu quả việc huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, duy trì tốt sĩ số học sinh; tiếp tục xây dựng trường chuẩn quốc gia.

2.3.3. Thực hiện công tác xã hội xã hội hoá giáo dục ở các Trường trung học cơ sở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Công tác tuyên truyền về xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh và có kết quả bước đầu:

- Các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục: môi trường nhà trường được cải thiện; môi trường gia đình có chiều hướng phát triển tốt; môi trường xã hội ngày càng lành mạnh hơn.

- Quá trình giáo dục được quan tâm: Cấp ủy, chính quyền đã coi trọng và chỉ đạo sát đúng việc xây dựng kế hoạch giáo dục; các đoàn thể đã quan tâm tới việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục; Nhiều ngành đã phối hợp để thực hiện kế hoạch giáo dục; Các lực lượng xã hội đã tích cực giúp nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục.

- Việc đầu tư nguồn lực cho giáo dục được các lực lượng xã hội chăm lo: đóng góp cho việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, mua sắm thêm các thiết bị phục vụ dạy và học; Chính quyền có nhiều chính sách địa phương khuyến khích giáo dục; Xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng giáo viên và học sinh giỏi.

- Huy động các lực lượng xã hội tham gia quá trình đa dạng hóa các loại hình học tập, các loại hình trường lớp.

Về huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển giáo dục đào tạo:

- Các trường THCS trong huyện đã huy động tương đối tốt các nguồn lực để phát triển giáo dục đào tạo, góp phần mở rộng quy mô và tạo điều kiện hoạt động của nhà trường. Ngoài ra, còn huy động hàng ngàn ngày công của phụ huynh học sinh để xây dựng cải tạo mặt bằng, khuôn viên, cảnh quan trường học.

- Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp, doanh nhân là người dân huyện Chư Pưh đã đầu tư, tài trợ nguồn kinh phí khá lớn để góp phần xây dựng trường lớp, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường THCS trên địa bàn huyện cũng như trao tặng học bổng hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, học sinh có thành tích cao trong học tập, rèn luyện.

- Nhờ làm tốt việc huy động các nguồn lực trong cộng đồng đã tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của huyện. Hoạt động khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh, phát triển rộng khắp, có tác động tốt đến việc duy trì,

phát triển số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục, đa dạng hoá loại hình học tập, thực sự là nòng cốt trong chủ trương xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện.

2.3.4. Cơ sở vật chất

Trong thời gian qua, giáo dục - đào tạo của huyện có bước phát triển; phong trào xã hội hóa giáo dục được quan tâm; trang thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư, phương pháp dạy và học được chú trọng đổi mới.

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, đầu tư xây dựng các phòng chức năng, phòng học bộ môn, nhà thư viện để đáp ứng yêu cầu đổi mới về nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt công tác phổ cập và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, công sở văn hóa.

Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục.

2.3.5. Cán bộ, giáo viên và học sinh

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên theo hướng “vừa hồng, vừa chuyên”, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại. Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp và trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, ngành học. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi để thu hút giáo viên về dạy ở vùng sâu, vùng xa.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong các nhà trường, đảm bảo cho con em gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đều được đến trường;

thực hiện có hiệu quả việc huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, duy trì tốt sĩ số học sinh; tiếp tục xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Toàn huyện có 25 trường với 15.620 học sinh, trong đó học sinh dân tộc thiểu số 7.890 em (chiếm 50%). Đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, trình độ giáo viên trên chuẩn đạt 35,2%. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 98,5%, duy trì sĩ số học sinh đạt 99,4%; 7/9 xã, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu QUẢN lý CÔNG tác xã hội hóa GIÁO dục THCS (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w