1.4. Lý luận về xã hội hóa giáo dục và quản lý quá trình xã hội hóa giáo dục
1.4.6. Quản lý quá trình xã hội hóa
Quản lý XHHGD là một bộ phận của quản lý GD, quản lý xã hội. Cũng như công tác QLGD nói chung, việc quản lý con người cũng là trọng tâm của quản lý GDTHCS. Trình độ, năng lực của người cán bộ quản lý GD trước hết thể hiện ở khả năng làm việc với những con người, biết đánh giá, bồi dưỡng và phát huy những khả năng của mỗi con người, động viên mọi người làm việc tự giác, tích cực, với tinh thần trách nhiệm cao.
Xuất phát từ tính thống nhất của mục tiêu GDTHCS, công tác quản lý GDTHCS cũng có tính thống nhất, thể hiện ở kế hoạch chỉ đạo thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Hiện nay, GDPT nói chung, cũng như GDTHCS nói riêng được xem là một vấn đề quan trọng hàng đầu và từng bước được XHH. Để đa dạng hoá các loại hình trường, lớp, đảm bảo nâng cao chất lượng GD theo mục tiêu của GDPT, càng
cần thiết phải thực hiện tốt quản lý XHH GDTHCS.
Một khi thực hiện XHH đối với GDTHCS thì nhân tố hết sức quan trọng đối với việc triển khai thực hiện mục tiêu, chương trình cũng như kế hoạch hoá các loại hình GD...phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc việc '' nhà nước thống nhất quản lý '' và '' Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục''. Đây là sự thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong QLGD. Quản lý XHH GDTHCS là quản lý sự phối hợp các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động GD trẻ em lứa tuổi học sinh THCS trên các địa bàn dân cư. Quản lý nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác. Các cấp chính quyền, các cơ sở giáo dục, các tổ chức chính trị - xã hội phải được tham gia hoạch định XHHGD.
Xây dựng kế hoạch phù hợp với hoạt động giáo dục và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị
Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế địa phương và của các trường THCS trên địa bàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục và trình UBND huyện, thị xem xét, phê duyệt.
Kế hoạch triển khai công tác xã hội hoá cần xác định rõ mục tiêu, mục đích đối với thành tựu của công tác xã hội hóa giáo dục THCS và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Kế hoạch này cần phải dựa trên các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục cũng như của chính quyền địa phương. Trong quá trình xây dựng kế hoạch cần đảm bảo ba nội dung chủ yếu sau: a) xác định, hình thành mục tiêu đối với các trường THCS; b) xác định và đảm bảo về các nguồn lực của địa phương để đạt được các mục tiêu này; c) quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.
Tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục
Khi người đã lập xong kế hoạch triển khai công tác xã hội hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường THCS cần phải chuyển hoá những ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực thông qua việc thực hiện các giải pháp xã hội hóa như:
- Tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách về xã hội hoá giáo dục để các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục đào tạo và nhân dân có nhận thức đúng và đầy đủ: xã hội hoá giáo dục là một trong những chủ trương nhằm huy động các nguồn lực xã hội cùng với sự đầu tư của Nhà nước để phát
triển giáo dục đào tạo; xã hội hoá giáo dục là kết hợp trách nhiệm của Nhà nước, đơn vị sử dụng lao động, cơ sở giáo dục đào tạo và người học; khắc phục tư tưởng chỉ coi trọng việc huy động sự đóng góp của nhân dân trong thực hiện xã hội hoá giáo dục.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân và người học về đa dạng hoá loại hình học tập, có thái độ bình đẳng giữa cơ sở giáo dục đào tạo công lập và ngoài công lập; góp phần thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ngày càng tốt hơn.
- Xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến về xã hội hoá giáo dục;
khuyến khích và phát huy các nhân tố tích cực trong quá trình đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục.
- Làm tốt công tác quy hoạch giáo dục đào tạo để phát triển đúng hướng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
- Xây dựng cơ chế, chính sách về công tác xã hội hóa giáo dục sao cho phù hợp với thực tế địa phương.
- Mở rộng các quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo (để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia, phát triển tin học, ngoại ngữ trong trường học,v.v);
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các tập thể, các tổ chức quốc tế, các cá nhân trong và ngoài nước để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường học;
Chỉ đạo, chỉ huy, điều phối
Phòng Giáo dục và Đào tạo với vai trò là cơ quan chủ quản hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường THCS sẽ thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động thực hiện mục tiêu kế hoạch xã hội hóa. Về thực chất, là những hoạt động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của cơ quan lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động xã hội hóa diễn ra trong kỷ cương trật tự.
Lãnh đạo các nhà trường THCS sẽ là nhưỡng người trực tiếp quản lý, điều phối và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xã hội hóa theo các qua định và mục tiêu đã đề ra.
Công tác chỉ đạo, điều phối là một hoạt động rất quan trọng, nó có vai trò rất lớn đến kết quả của công tác xã hội hóa.
Kiểm tra, giám sát hoạt động xã hội hóa
Công tác kiểm tra là chức năng cuối cùng trong quá trình quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục và cũng là điểm khởi đầu làm tiền đề cho việc ra quyết định, lập kế hoạch… Đó là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của các hoạt động xã hội hóa là việc đánh giá kết quản thực hiện các mục tiêu của công tác xã hội hóa giáo dục THCS, nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế để điều chỉnh việc kế hoạch hoá, tổ chức, lãnh đạo
Các nội dung quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo về xã hội hoá giáo dục THCS
* Quản lý mục tiêu xã hội hoá
Các mục tiêu xã hội hóa giáo dục THCS phải được xây dựng trên cơ sở nhu cầu cấp thiết của các trường THCS trên địa bàn gắn với tình hình thực tế địa phương.
Các mục tiêu xã hội hóa riêng của từng trường THCS trong cùng địa phương phải được đặt trong mối tương quan lẫn nhau và tuân theo định hướng, mục tiêu chung của cả địa phương.
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan xác định, phê duyệt mục tiêu xã hội hóa của từng đơn vị cụ thể.
* Quản lý nội dung, hình thức xã hội hoá
Các nội dung, hình thức xã hội hóa giáo dục phải có tính phong phú, khả thi và cần phải tuân thủ chặt chẽ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và các quy định của đại phương.
Các nội dung, hình thức cần được tổ chức triển khai đồng bộ, khách quan để tạo dựng được niềm tin trong quần chúng nhân dân và xã hội.
* Kiểm tra, đánh giá xã hội hoá
Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần phải được thực hiện một cách khách quan, chặt chẽ, tránh việc lợi dụng hoạt động xã hội hóa để tư lợi. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đánh giá còn giúp cho việc điều phối, ra quyết định cân đối các nguồn lực xã hội hóa sao cho phù hợp với tình hihnf của từng nhà trường.