Những biện pháp quản lý của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện về công tác xã hội hóa giáo dục các trường THCS

Một phần của tài liệu QUẢN lý CÔNG tác xã hội hóa GIÁO dục THCS (Trang 70 - 73)

3.2.1. Tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục.

3.2.1.1. Cơ sở để lựa chọn biện pháp

Kết quả điều tra, khảo sát nhận thức về các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về XHHGD, quản lý công tác Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở; nhận thức về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học của các lực lượng xã hội và một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên cho thấy còn một số nhận thức lệch lạc, chưa hiểu rõ bản chất của xã hội hoá giáo dục, các nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh bỏ học. Thực tế đã chứng minh một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của XHHGD chính là vấn đề nhận thức. Do vậy phải đổi mới nhận thức về XHH GDTHCS một cách toàn diện và sâu sắc. Phải tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, các lực lượng xã hội và mọi tầng lớp nhân dân để hiểu đúng bản chất của XHHGDTHCS, tầm quan trọng của toàn Đảng, toàn dân tham gia giáo dục... từ đó nâng dần tính tự giác, chủ động, tích cực tham gia quá trình XHH GDTHCS.

3.2.1.2. Mục tiêu cần đạt được

- Đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương: Nhận thức đúng đắn về vai trò to lớn của mình đó là lãnh đạo toàn diện ở địa phương trong đó có giáo dục và hoạt động XHHGD, thấy được vai trò, tác dụng to lớn của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp phát triển KT-XH địa phương, nhận thức và hiểu đúng những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với quan điểm ''Giáo dục là quốc sách hàng đầu''. Từ đó có biện pháp làm chuyển biến nhận thức về XHH GDTHCS, để họ quan tâm đầy đủ hơn, thấy rõ trách nhiệm của mình trước nhân dân về công tác này. Có trách nhiệm đưa ra các chủ trương, nghị quyết về XHHGD với các định hướng mục tiêu và giải pháp phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của địa phương mình quản lý. Có trách nhiệm lãnh đạo các tổ chức, ban ngành, đoàn thể quần chúng thực hiện các Nghị quyết nêu trên. Bàn bạc, cụ thể hoá mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, hoạch định kế hoạch thực hiện.

Thực tế cho thấy, nơi nào cấp uỷ Đảng, lãnh đạo địa phương có nhận thức đúng đắn, đầy đủ tầm quan trọng của XHHGDTHCS, lắng nghe ý kiến tham mưu của ngành GD, chủ động trong việc chỉ đạo vận động toàn xã hội tham gia giáo dục thì nơi đó chất lượng GDTHCS nâng cao rõ rệt. Mặt khác cần phải khắc phục những nhận thức chưa đúng của một số địa phương coi XHH GDTHCS là việc của ngành GD.

- Đối với các nhà quản lý giáo dục, giáo viên THCS: Phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về XHH GDTHCS để chủ động, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, huy động cộng đồng tham gia giáo dục. Thực tế cho thấy còn một bộ phận cán bộ, giáo viên của ngành chưa nhận thức đầy đủ về bản chất của XHH GDTHCS nên sự thuyết phục trong huy động cộng đồng tham gia giáo dục còn thấp. Vì vậy bản thân ngành GD&ĐT phải ngày càng làm tốt hơn công tác tham mưu hoạt động XHHGD đối với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; tổ chức tốt các hoạt động XHHGD ngay trong phạm vi nhà trường; phối hợp tích cực, có hiệu quả với các tổ chức, ban ngành, đoàn thể địa phương để tổ chức tốt các hoạt động XHHGD.

- Đối với các lực lượng xã hội và các tầng lớp nhân dân: Cần nâng cao nhận thức sự nghiệp GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; XHH GDTHCS là yếu tố quan trọng để phát triển KT-XH, với mục tiêu cơ bản là xây dựng con người mới có nhân cách, có tri thức, hay nói cách khác, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. XHH GDTHCS chỉ thành công khi cả xã hội cùng đồng lòng tham gia, xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, tạo dựng môi trường GD lành mạnh.

3.2.1.3. Nội dung của biện pháp

Huyện uỷ, HĐND,UBND tổ chức thông qua hội nghị, mở các đợt, lớp tập huấn cho cán bộ cấp Uỷ Đảng, chính quyền các xã, thị trấn về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về XHHGD, XHH GDTHCS, từ đó xây dựng các văn bản, Nghị quyết và vận dụng vào thực tiễn chỉ đạo ở cơ sở. Có thể lồng ghép những nội dung này trong các lớp tập huấn, các buổi tuyên truyền, hội thảo trong và ngoài ngành giáo dục...

Lãnh đạo các địa phương tổ chức hội nghị, tập huấn cho cán bộ, giáo viên ngành GD&ĐT, các ban ngành đoàn thể, các Bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố.

Và tổ chức tuyên truyền đến từng gia đình trong khu dân cư.

Tổ chức trao đổi, toạ đàm, tư vấn: Hình thức này đơn giản và tiện lợi, có thể tiến hành nhiều nơi với nhiều chuyên đề cụ thể và phong phú về XHHGD, cách thức giáo dục học sinh, tư vấn kiến thức, kỹ năng làm cha làm mẹ..., với các đối tượng là dân cư trên địa bàn, cha mẹ học sinh...Cách làm này có ưu điểm là tác động động trực tiếp, tạo không khí thân mật, cởi mở, gẫn gũi, dễ thu hút được nhiều người tham dự.

Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, sân khấu hoá với nhiều chuyên đề hình thức phong phú như tổ chức các Hội thi với các bài vè, kịch, văn nghệ, thi tìm hiểu ... Xây dựng phòng tuyên truyền XHH trong nhà trường (có thể phối hợp với các nội dung tuyên truyền khác). Thông qua các hoạt động thi,

tìm hiểu, có thể tổ chức các đợt quyên góp cho các em học sinh nghèo...dưới nhiều hình thức.

3.2.2. Đổi mới cách thức tổ chức và quy trình quản lý

3.2.3. Nâng cao vai trò quản lý của của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện và các nhà trường đối với hoạt động xã hội hóa

3.2.4. Tăng cường huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở.

3.2.5. Phát huy vai trò và gắn kết 3 môi trường giáo dục là: Gia đình, nhà trường và xã hội.

3.2.6. Xây dựng cơ chế chính sách huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục trung học cơ sở .

3.2.7. Xây dựng trường trung học cơ sở thành đơn vị cung ứng dịch vụ công ích phục vụ đời sống cộng đồng.

Mỗi biện pháp cần nêu được các vấn đề sau:

- Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp - Kết quả cần đạt

Một phần của tài liệu QUẢN lý CÔNG tác xã hội hóa GIÁO dục THCS (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w