Đánh giá chung và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công tác quản lý xã hội hoá giáo dục Trung học cơ sở ở huyện Chư Pưh

Một phần của tài liệu QUẢN lý CÔNG tác xã hội hóa GIÁO dục THCS (Trang 66 - 70)

2.5.1. Thành tựu

Trong nhiều năm qua giáo dục - đào tạo huyện Chư Pưh phát triển mạnh mẽ và thu được kết quả rất đáng phấn khởi. Mạng lưới trường lớp ổn định và không ngừng phát triển đặc biệt là khối các trường THCS, loại hình học tập đa dạng công tác phổ cập đạt kết quả tốt, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng sát thực chất hơn. Hiện nay cứ 3 người dân thì có một người đi học; toàn huyện đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về công tác Chống mù chữ - Phổ cập THCS năm 2003. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao, phẩm chất chính trị tốt, căn bản đã đổi mới phương pháp dạy học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học được đầu tư mạnh để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa. Công tác xã hội hóa giáo dục được triển khai sâu rộng và đạt được hiệu quả. Công tác quản lý giáo dục được đổi mới, bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Có thể nhận định một cách tổng quát là trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã phát triển nhanh và ổn định.

2.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Quan điểm XHHGD, xây dựng nước ta trở thành một ''xã hội học tập'' đã được đảng, Nhà nước ta xác định qua các chủ trương, chính sách, trở thành cuộc vận động lớn trong xã hội. Tuy nhiên, ở một số địa phương ở huyện Chư Pưh chưa quán triệt đầy đủ và sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước về vai trò của GD&ĐT đối với nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, đất nước. Bên cạnh đó công tác GD lý luận chính trị, công tác tuyên truyền, vận động về XHHGD bằng các

phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, nghèo nàn, thiếu tính sắc bén. Chưa đưa ra được giải pháp tổ chức phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, của nhân dân, gia đình trong việc thực hiện trách nhiệm xây dựng môi trường GD, quản lý, chăm sóc, xây dựng cơ sở vật chất, thu hút học sinh đến trường, khắc phục tư tưởng lệch lạc về việc tiếp thu kiến thức phổ thông và bỏ học để tham gia cuộc sống lao động trong khi bản thân còn thiếu tri thức cơ bản.

Hội đồng GD các cấp chưa thực sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình, việc tư vấn cho cấp uỷ đảng, chính quyền còn hạn chế. Vai trò tham mưu của ngành GD&ĐT còn thiếu chủ động, thiếu chặt chẽ, chưa thực sự có sự phối kết hợp với các cấp, các ngành; một bộ phận cán bộ QLGD năng lực yếu làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng GD&ĐT.

Nhận thức của nhân dân về quyền lợi học tập, lợi ích do giáo dục đem lại được nâng lên, song nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm, vai trò đối với GD chưa đồng đều, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước để phát triển GD, phó mặc chất lượng, đổ lỗi chất lượng GD thấp kém cho ngành GD ... còn khá nặng nề. Chính vì thế việc khai thác tiềm năng, huy động sự đóng góp về nhân lực, vật lực, tài lực trong nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tại các cơ sở GD THCS trên địa bàn huyện Chư Pưh còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sức mạnh toàn dân chăm lo cho GD và quá trình thực hiện chủ trương XHHGD THCS.

Ngân sách dành cho GD&ĐT đã được tăng cường, song ngân sách của ngành GD&ĐT Chư Pưh hiện nay chủ yếu dùng để chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp...

việc đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa môi trường, cảnh quan sư phạm, các trang thiết bị... còn ít và thiếu đồng bộ, chắp vá... do đó chưa thể nhanh chóng làm thay đổi các điều kiện phát triển GDTHCS.

Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu sử dụng nguồn ngân sách hỗ trợ của tỉnh và trung ương, đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện tuy đã được cải thiện một phần do sự hỗ trợ, chăm lo của Đảng và Nhà nước, song nhìn chung vẫn còn quá nhiều khó khăn, nên khả năng huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất trường học còn hạn chế. Các gia đình học sinh trong độ tuổi mải lo kiếm sống, lại thấy

con em mình có thể không đủ điều kiện kinh tế để học tập, khả năng học tập chưa cao để bước chân vào đại học nên còn có tư tưởng lệch lạc, nhận thức chưa đầy đủ, vì vậy mà việc dạy bảo các em còn thiếu khoa học, vô hình chung đã làm cho trẻ có tư tưởng chán học.

Do đời sống còn quá nhiều khó khăn, nhận thức chưa đầy đủ nên sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc GD học sinh THCS còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, thậm chí nhiều nơi, nhiều chỗ trong tỉnh, gia đình và xã hội khoán trắng, phó mặc các em cho nhà trường. Chính vì vậy thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình để nâng cao chất lượng GD học sinh còn nhiều hạn chế. Các Hội cha mẹ học sinh sinh hoạt chỉ là để thông báo các khoản đóng góp tối thiểu phải có, lộ trình mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, các tổ chức quần chúng trong xã hội chưa có quy chế phân định rõ chức năng, nhiệm vụ một cách cụ thể.

Đa số các thầy giáo, cô giáo các trường THCS đều là những người tâm huyết với nghề nghiệp, có năng lực, khả năng tư duy sáng tạo, tìm tòi các phương pháp, giải pháp phù hợp để dạy dỗ, giáo dục học sinh. Song công tác tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng các phương pháp khoa học, phương tiện hiện đại trong quá trình giảng dạy vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Tiểu kết Chương 2

Chương II luận văn đã khái quát những về những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp phát triển GDTHCS của huyện Chư Pưh đã đạt được trong công cuộc đổi mới, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai và của đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH hội nhập và phát triển. Đồng thời còn chỉ ra một số mặt còn hạn chế, tồn tại trong công tác XHHGD, quản lý XHHGD hiện nay và trong những năm tiếp theo.

Để phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục kịp thời, có hiệu quả những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện XHHGD, quản lý XHHGD ở huyện Chư Pưh, đòi hỏi phải có những biện pháp, giải pháp đồng bộ, thiết thực để đưa sự nghiệp GD&ĐT huyện phát triển bền vững theo xu thế giáo dục chung của tỉnh và cả nước.

CHƯƠNG 3:

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI

3.1. Các định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Các định hướng

3.1.2. Các nguyên tắc

Quá trình tổ chức quản lý chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục phải tuân theo một sổ nguyên tắc sau:

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo lợi ích

3.1.2.3. Nguyên tắc hiệu quả

Xây dựng các biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường THCS huyện ChưPuh, tỉnh Gia Lai phải đảm bảo tính hiệu quả. Các biện pháp quản lý nhằm phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả của công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường THCS. Các biện pháp tổ chức quản lý phải có tác dụng đem lại sự chuyển hoá một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại địa phương.

3.1.2.4. Nguyên tắc pháp lý

3.1.2.5. Nguyên tắc kế thừa truyền thống

Bất cứ cái mới nào cũng đều là sự cải biên, phát triển từ cái cũ (cái trước đó). Trong quá trình phát triển, cái cũ tạo ra những yếu tố, những tiền đề, những yêu cầu cho sự chuyển hóa sang cái mới.

Theo quan điểm của triết học, kế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội. Theo quan điểm đó, để phát triển được bao giờ cũng cần có sự kế thừa, hay nói cách khác, sự phát triển trên cơ sở kế thừa những cái gì đã có, không xóa bỏ, phủ nhận những cái trước đó. Quá trình GD cũng không nằm ngoài quy luật này, bởi những thành tựu GD đã đạt được hôm nay là kết quả của sự cố gắng liên tục của những hoạt động trước đó.

Do vậy, quá trình xây dựng, đề xuất các biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường THCS huyện ChưPuh, tỉnh Gia Lai, chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc này. Sự kế thừa, tôn trọng những thành quả đã đạt được, sẽ là cơ sở để chúng ta tiếp tục phát triển, triển khai có hiệu quả công tác công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường THCS huyện ChưPuh, tỉnh Gia Lai.

Một phần của tài liệu QUẢN lý CÔNG tác xã hội hóa GIÁO dục THCS (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w