2.4.1. Thực trạng quản lý của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện về công tác xã hội hoá giáo dục THCS
2.4.1.1. Thực trạng quản lý mục tiêu xã hội hoá
- Tiếp tục tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo ở mức không thấp hơn 30% trong tổng chi ngân sách nhà nước của địa phương; bảo đảm kinh phí cho giáo dục phổ cập và thực hiện các chương trình mục tiêu, đào tạo nhân lực cho xã hội.
- Tiếp tục huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư cho giáo dục đào tạo trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc phù hợp với khả năng của hộ dân, không gây gánh nặng về thu nhập và đời sống của gia đình, song không bao cấp tràn lan.
Mặt khác, cần tạo điều kiện cho những người có thu nhập cao được hưởng dịch vụ giáo dục chất lượng cao hơn qua đóng góp của chính bản thân họ. Khai thác nguồn lực từ hợp tác quốc tế, từ các doanh nghiệp có sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo.
- Đặc biệt chú ý công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo, gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường lao động. Hệ thống giáo dục phải chuyển nhanh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, tạo điều kiện để huy động các doanh nghiệp hỗ trợ cho nhà trường.
- Xây dựng và ban hành hệ thống cơ chế chính sách ưu đãi hữu hiệu và khả thi để khuyến khích phát triển và củng cố chất lượng giáo dục đào tạo trong các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập, trong đó ưu tiên phát triển các cơ sở chất lượng cao.
- Chuyển các cơ sở giáo dục công lập và các cơ sở giáo dục bán công ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn sang hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Có lộ trình thích hợp chuyển các cơ sở giáo dục bán công còn lại sang loại hình ngoài công lập. Chuyển dần một số trường công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi sang loại hình dân lập, tư thục.
2.4.1.2. Thực trạng quản lý nội dung xã hội hoá
a) Tiếp tục có cơ chế chính sách ưu tiên về đất đai, thuế, huy dộng vốn tín
dụng đối với các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện xã hội hoá. Cụ thể:
- Về đất đai:
+ Thực hiện việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất cho các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện xã hội hoá.
+ Miễn tiền sử dụng đất (hoặc thuê đất) đối với các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện xã hội hoá sử dụng đất theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Về thuế: thực hiện quy định miễn, giảm thuế và áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện xã hội hoá.
- Về huy động vốn tín dụng đầu tư:
+ Các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện xã hội hoá được huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ.
+ Trong phạm vi khả năng cân đối ngân sách cho phép, ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay vốn đầu tư phát triển của Nhà nước đối với cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện xã hội hoá.
b) Chính sách học phí, lệ phí, học bổng, trợ cấp xã hội
- Thực hiện việc điều chỉnh chế độ học phí, lệ phí đối với cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện xã hội hoá để tiến tới bù đắp chi phí đào tạo.
- Áp dụng các chế độ học bổng, trợ cấp xã hội và miễn giảm học phí đối với người học trong các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện xã hội hóa như người học trong các cơ sở giáo dục đào tạo công lập.
- Thực hiện chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi đối với học sinh các cơ sở đào tạo thực hiện xã hội hoá.
c) Các cơ chế, chính sách khác:
- Cơ chế tự chủ cho cấp huyện, cấp xã để huy động nguồn lực tại chỗ đầu tư cho giáo dục đào tạo phục vụ mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia, phát triển tin học, ngoại ngữ,.. trong nhà trường theo phương thức tự nguyện, tự thoả thuận, đặc biệt thực hiện tốt Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
- Các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện xã hội hoá thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, được phép sử dụng các khoản thu từ học phí, các khoản tài trợ, vay, các khoản thu hợp pháp khác để chi cho các hoạt động thường xuyên và tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện xã hội hoá được hưởng các chế độ ưu đãi như: chế độ học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước, các danh hiệu vinh dự Nhà nước (Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú), được đề bạt, bổ nhiệm làm cán bộ quản lý đối với những giáo viên có phẩm chất, năng lực quản lý.
2.4.1.3. Thực trạng quản lý phát huy các nguồn lực xã hội hoá
- Mở rộng các quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo (để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia, phát triển tin học, ngoại ngữ trong trường học,v.v);
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các tập thể, các tổ chức quốc tế, các cá nhân trong và ngoài nước để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường học;
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ trong các trường đại học, cao đẳng để tạo thêm nguồn thu cho các đơn vị;
- Thành lập quỹ đào tạo ở các ngành sản xuất kinh doanh trên cơ sở đóng góp của các cơ sở này và các nhà tài trợ nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ trong ngành.
2.4.2. Về kế hoạch công tác xã hội hoá giáo dục
Tiếp tục tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo:
- Tăng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo ở mức không thấp hơn 30% trong tổng chi ngân sách nhà nước của huyện. Trong cơ cấu chi cho giáo dục từ ngân sách, cần ưu tiên bố trí cho miền núi, vùng cao, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và các cơ sở giáo dục đào tạo trọng điểm.
- Trích 10-20% tổng kinh phí vượt chỉ tiêu thu ngân sách của huyện đầu tư thêm cho giáo dục đào tạo.
Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo
- Mở rộng các quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo (để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia, phát triển tin học, ngoại ngữ trong trường học,v.v);
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các tập thể, các tổ chức quốc tế, các cá nhân trong và ngoài địa phương để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường học;
- Thành lập quỹ đào tạo ở các ngành sản xuất kinh doanh trên cơ sở đóng góp của các cơ sở này và các nhà tài trợ nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ trong ngành.
Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế để tăng nguồn lực cho giáo dục đào tạo
- Tranh thủ mọi nguồn viện trợ để đầu tư cho giáo dục đào tạo.
- Khai thác các nguồn, quỹ học bổng để hỗ trợ học sinh, giáo viên trong học tập.
Triển khai thực hiện chế độ học phí mới và các chính sách xã hội hỗ trợ, khuyến khích học tập
- Khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện chế độ học phí mới trong các cơ sở giáo dục đào tạo sau khi được ban hành.
- Huy động sự đóng góp của người học đối với các lĩnh vực thực hiện xã hội hóa (học tin học ở trung học cơ sở, tiểu học; học ngoại ngữ ở tiểu học,..).
- Thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội hỗ trợ, khuyến khích học tập: tín dụng đối với học sinh; chế độ học bổng, v.v.
2.4.3. Về tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục
Hằng năm, căn cứ vào chỉ đạo của Huyện ủy – UBND huyện về công tác quản lý, phát triển giáo dục; Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện sẽ xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác huy động xã hội hóa giáo dục.
Dựa trên kế hoạch chung của Phòng Giáo dục và Đào tạo các trường THCS sẽ xây dựng phương án cụ thể để huy động các nguồn lực xã hội hóa.
Các trường THCS xây dựng các bộ phận trong trường phụ trách thực hiện, triển khai kế hoạch xã hội hóa giáo dục. Bộ phận này sẽ có sự tham gia của đại diện lãnh đạo nhà trường, đại diện các tổ chức Đảng, đoàn thể và đại diện Hội cha mẹ học sinh.
2.4.4. Về chỉ đạo, giám sát công tác xã hội hoá giáo dục
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện là đơn vị được giao nhiệm vụ chỉ đạo và giám sát trực tiếp đối với việc triển khai công tác xã hội hóa giáo dục tại các nhà trường.
Trong quy trình thực hiện các chức năng quản lý, công tác giám sát được thực hiện thường xuyên sẽ góp phần giúp cho cơ quan quản lý có được những phân tích chính xác tiến độ hoạt động, kết quả tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục. Giám sát được xem như tai mắt của hoạt động chỉ đạo, thể hiện năng lực, tầm nhìn sâu sát, nắm bắt sự vận động của hoạt động thực tiễn.
Công tác chỉ đạo là một trong những bước quan trọng để cụ thể hóa các kế hoạch, phân công nhiệm vụ, dự kiến những tình huống có thể xẩy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý.
Trong công tác xã hội hóa giáo dục THCS tại huyện Chư Puh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện là đơn vị quản lý, chỉ đạo ở cấp vĩ mô và Hiệu trưởng các trường THCS là người chỉ đạo, quản lý trực tiếp.
2.4.5. Kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục THCS ở huyện Chư Pưh
Để huy động các nguồn lực đạt hiệu quả, sử dụng đúng mục đích thì công tác kiểm tra được thực hiện một cách bài bản, khoa học và khách quan.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và Hiệu trưởng các trường đã tích cực đôn đốc việc thực hiện tuân thủ các quy định của nhà nước, của ngành giáo dục về các chính sách xã hội hóa giáo dục. Qua đó, chỉ ra những ưu điểm để tiếp tục phát huy, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế để kịp thời khắc phục, ddieuf chỉnh.