ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA

Một phần của tài liệu GIÁO án SINH học 7 kì i (Trang 28 - 31)

NGÀNH RUỘT KHOANG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm chung của ngành Ruột khoang.

- Nhận biết được vai trò của ngành Ruột khoang đối với hệ sinh thái và đời sống con người.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

- Rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.

- Rèn luyện kỹ năng tư duy logic: quan sát, phân tích hình ảnh, so sánh - Rèn luyện kỹ năng thảo luận, hợp tác trong hoạt động nhóm

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

- Có ý thức bảo vệ động vật có giá trị.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực tự học II. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận, quan sát tranh - tìm tòi, thuyết trình nêu vấn đề 2. Kỹ thuật: Hợp tác trong thảo luận nhóm nhỏ, động não.

3. Tích hợp: Địa lý

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên : Tranh vẽ sơ đồ cấu tạo cơ thể Ruột khoang. Tranh về đảo san hô.

Bảng phụ

2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc trước bài mới IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ : Trình bày đặc điểm của san hô, nêu sự khác nhau giữa san hô và thuỷ tức trong sinh sản vô tính mọc chồi.

2. Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành ruột khoang HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - Gv yêu cầu Hs nhớ lại kiến thức cũ, quan sát

hình 10.1 SGK trang 37. Hoàn thành phiếu bảng : đặc điểm chung của 1 số ngành ruột khoang.

I. Đặc điểm chung

- Hs trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành bảng.

- Gv kẻ sẵn bảng này để Hs chữa bài - Gv quan sát hoạt động của các nhóm.

- Gv cho Hs các nhóm hoàn thành bảng.

- Gv treo bảng kiến thức chuẩn.

- Gv yêu cầu Hs tự rút ra kết luận về đặc điểm chung của ngành ruột khoang

- Đặc điểm chung của ngành ruột khoang.

+ Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.

+ Ruột dạng túi, miệng vừa nhận thức ăn vừa thải bã.

+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong, giữa là tầng keo.

+ Có tế bào gai tự vệ.

Bảng chuẩn kiến thức ST

T

Đặc điểm Thuỷ tức Sứa San hô

Đại diện

1 Kiểu đối xứng Đối xứng toả tròn Đối xứng toả tròn Đối xứng toả tròn

2 Cách di chuyển Sâu đo, lộn đầu Co bóp dù Không di chuyển

3 Cách dinh dưỡng Dị dưỡng. Dị dưỡng. Dị dưỡng.

4 Cách tự vệ Nhờ tế bào gai Nhờ di chuyển và

tế bào gai

Nhờ tua miệng và tế bào gai 5 Số lớp tế bào của

thành cơ thể

2 2 2

6 Kiểu ruột Hình túi Hình túi Hình túi

7 Sống đơn độc hay tập đoàn

Đơn độc Đơn độc Tập đoàn

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của ngành ruột khoang

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - Gv yêu cầu Hs đọc SGK thảo luận nhóm trả lời

câu hỏi :

+ Ruột khoang có vai trò như thế nào trong đời sống tự nhiên và trong đời sống con người ? + Nêu rõ tác hại của ruột khoang ? Cho ví dụ.

- Gv tổng kết ý kiến của Hs, bổ sung và chốt lại - Gv cho Hs rút ra kết luận về vai trò của ruột khoang

2. Vai trò của ngành ruột khoang - Trong tự nhiên

+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển.

- Đối với đời sống

+ Làm đồ trang trí, trang sức

+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho

xây dựng

+ Cung cấp thức ăn cho người và động vật ở dưới nước.

+ Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.

- Tác hại

+ Một số loại gây độc, ngứa cho người + Tạo đá ngầm làm ảnh hưởng đến giao thông.

3. Củng cố

- San hô có lợi hay có hại, biển nước ta có giàu san hô không ?

- Gv cung cấp thêm thông tin : Số liệu thống kê cho thấy, nước ta chỉ còn 1% trong số 1.300km2 rạn san hô dọc bờ biển đang trong tình trạng rất tốt; 26% các rạn san hô trong điều kiện tốt; 41% các rạn san hô trung bình, còn lại 31% là các rạn san hô nghèo.

Ðiều đáng lo ngại, hiện có 96% các rạn san hô trên khắp vùng biển cả nước đang hứng chịu tác động tiêu cực từ các hoạt động khai thác của con người, trong đó gần 75% các rạn có mức độ rủi ro cao và rất cao bởi tình trạng khai thác thể hiện sự hủy diệt. Mỗi năm nước ta cũng đang mất hơn 50 tấn san hô do việc khai thác hủy diệt và khai thác vì mục đích kinh doanh Qua thực trạng khai thác san hô như trên, các chuyên gia cũng cho rằng, với tốc độ san hô bị phá hủy như hiện nay, khoảng 20 năm nữa san hô có thể không còn trong vùng biển nước ta.

4. Hướng dẫn về nhà

- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.

- Đọc mục em có biết

- Chuẩn bị bài mới : Tìm hiểu về sán lá gan V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

...

...

...

...

Tiết 11 Ngày soạn : 05/10/2016

Một phần của tài liệu GIÁO án SINH học 7 kì i (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w