I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo và lối sống của một số loài giun đốt thường gặp như giun đỏ, đỉa, rươi.
- Nhận biết được một số đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò thực tiễn của chúng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn luyện kỹ năng tư duy logic: quan sát, phân tích hình ảnh, so sánh, tổng hợp - Rèn luyện kỹ năng thảo luận, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực sử dụng hình ảnh II. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận, quan sát tranh - tìm tòi, 2. Kỹ thuật: Hợp tác trong thảo luận nhóm nhỏ.
3. Tích hợp: Công nghệ
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên : Tranh một số giun đốt phóng to, phiếu học tập, bảng phụ ghi nội dung bảng 1 SGK
2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc trước bài mới IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ : Trình bày cấu tạo trong của giun đất 2. Bài mới
Trong 3 nghành giun đã học : Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt thì Giun đốt có nhiều đại diện sống tự do hơn cả. Nhờ đặc điểm cơ thể phân đốt, xuất hiện chi bên, thần kinh, giác quan phát triển nên giun đốt sống phổ biến ở ao, hồ, sông, biển ...một số kí sinh. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số giun đốt thường gặp.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun đốt thường gặp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Gv cho Hs quan sát tranh vẽ giun đỏ, đỉa, rươi, vắt, róm biển.
- Gv yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 59, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1.
I. Một số giun đốt thường gặp
- Giun đốt có nhiều loài: Vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ.
- Gv chuẩn bị sẵn bảng phụ để Hs chữa bài.
- Gv gọi nhiều nhóm lên chữa bài
- Gv treo bảng kiến thức chuẩn → Hs theo dõi - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống.
- Sống ở các môi trường đất ẩm, nước, lá cây.
- Giun đốt có thể sống tự do định cư hay chui rúc
Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt ST
T
Đa dạng
Đại diện Môi trường sống Lối sống
1 Giun đất Đất ẩm Chui rúc trong đât
2 Đỉa Nước ngọt, nước mặn Kí sinh ngoài
3 Rươi Nước lợ Tự do
4 Giun đỏ Nước ngọt Định cư
5 Vắt Đất ẩm, lá cây Tự do
6 Róm biển Nước mặn Tự do
3. Củng cố
- Để nhận biết đại diện của ngành giun đốt cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào.
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài trả lời câu hỏi SGK - Làm bài tập 4 trang 61 SGK - Chuẩn bị theo nhóm con trai sông.
- Ôn tâp chương I đến chương III.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...
...
...
...
Tiết 18 Ngày soạn : 25/10/2016 KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
- Ôn tập lại những kiến thức cơ bản về nội dung của chương I - chương III.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức, kỹ năng và vận dụng vào thực tế.
- Qua kết quả kiểm tra, học sinh rút ra kinh nghiệm, cải tiến phương pháp học tập . 2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo - Rèn luyện kỹ năng viết và trình bày câu trả lời 3. Thái độ
- Trật tự, nghiêm túc
- Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ II. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp : Làm bài 2. Kỹ thuật : Động não 3. Tích hợp : Không
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: Ma trận, đề kiểm tra, đáp án 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới A. MA TRẬN
TÊN CHỦ
ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG CẤP ĐỘ THẤP CẤP ĐỘ CỘNG
CAO 1. Ngành
động vật nguyên sinh
Chỉ ra những đặc điểm về cấu tạo, dinh dưỡng và vòng đời của trùng sốt rét Số câu:
Số điểm:
1 2
1
Tỉ lệ: 20% 2 20%
2. Ngành giun dẹp
Áp dụng giải thích vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
2 20%
1 2 20%
3. Nghành giun tròn
Trình bày vòng đời của giun đũa, tác hại đối với sức khỏe con người
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
3 30%
1 3 30%
4. Nghành giun đốt
Dẫn chứng cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất.
Đưa vào thực tế vai trò giun đất trong trồng trọt Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
3 30%
1 3 30%
Tổng câu Tổng điểm Tỉ lệ %
1
2 20%
1
3 30%
1
3 30%
1 2 20%
4 10 100%
B. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 : Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào ? Hãy nêu những lợi ích của giun đất đối với trồng trọt ? (3 điểm)
Câu 2 : Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều ? (2 điểm)
Câu 3 : Trình bày đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và vòng đời của trùng sốt rét. (2 điểm)
Câu 4 : Trình bày vòng đời của giun đũa, nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.
(3 điểm)
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu Nội dung Điểm
1 (4đ)
* Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất - Cơ thể dài, gồm nhiều đốt.
- Có vòng tơ xung quanh mỗi đốt để tì vào đất khi giun bò.
- Cơ thể nhầy, ẩm. Do đó, khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhầy làm mềm đất
* Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt - Làm đất tơi, xốp, thoáng khí
- Phân giun đất làm tăng lượng mùn, các muối Kali, Canxi dễ tiêu cho đất.
1 đ 1 đ
1 đ
2 ( 4đ)
- Trâu bò sống và làm việc trong môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò nước ta thường uống nước, gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán.
1 đ
1 đ
3 (3đ)
* Cấu tạo và dinh dưỡng
- Kích thước nhỏ, kí sinh trong máu người, muỗi Anôphen - Không có cơ quan di chuyển và không bào
- Thực hiện dinh dưỡng qua màng tế bào.
* Vòng đời
- Trong tuyến nứơc bọt của muỗi → máu người → chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu → chui ra ngoài tiếp tục vòng đời mới
1 đ
2 đ
4 (3đ) * Vòng đời giun đũa
- Giun đũa → Đẻ trứng → ấu trùng trong trứng → thức ăn sống → ruột non (ấu trùng) → máu, gan, tim, phổi→ Ruột non người
* Tác hại :
- Hút các chất dinh dưỡng, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật
2 đ
1 đ
3. Củng cố: Không
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Chuẩn bị bài mới: Bài 20
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY - Kết quả lớp kiểm tra
Lớp 0 - < 3 3 - < 5 5 - < 6,5 6,5 - < 8 8 – 10
7A 7B
...
...
...
...