GIUN TRÒN I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mở rộng hiểu biết về các giun tròn kí sinh khác như: giun kim, giun móc câu, giun chỉ .Từ đó thấy được tính đa dạng của ngành giun tròn.
- Nêu được khái niệm về sự nhiễm giun.Hiểu được cơ chế lây nhiễm giun và cách phòng trừ giun tròn
2. Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống các bệnh do giun tròn gây nên.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, q/ s hình ảnh để tìm hiểu cấu tạo hoạt động sống của một số loài giun tròn kí sinh .
- Kĩ năng hợp tác,lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm , về cách phòng chống bệnh do giun đũa
- Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận.
- Rèn kĩ năng so sánh, phân tích.đối chiếu.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực sử dụng hình ảnh II. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận, quan sát tranh - tìm tòi, 2. Kỹ thuật: Hợp tác trong thảo luận nhóm nhỏ, động não.
3. Tích hợp:
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên : - Tranh 1 số giun tròn, tài liệu về giun tròn kí sinh
2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc trước bài mới, - Kẻ bảng đặc điểm của ngành giun tròn vào vở học bài.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.
2. Bài mới
Giờ trước ta đã nghiên cứu 1 đại diện thuộc ngành giun tròn kí sinh đó là giun đũa ,ngoài giun đũa ra còn có rất nhiều loài thuộc ngành giun tròn kí sinh .Vậy nó có tác hại như thế nào ?
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun tròn khác
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và quan
sát H14.1- 4 SGK.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các loài giun tròn kí sinh ở người?
+ Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây tác hại gì cho vật chủ?
+ Giun kim gây cho trẻ em những phiền toái như thế nào?
+ Do thói quen nào của trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời?
+ Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh giun kí sinh?
+ Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tiêu diệt ruồi nhặng, không tưới rau bằng phân tươi.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV thông báo thêm: Giun mỏ, giun tóc,giun chỉ, giun gây sần ở thực vật,có loài giun truyền qua muỗi khả năng lây lan rất lớn.
- GV cho HS tự rút ra kết luận - GV cho 1, 2 HS nhắc lại kết luận
1. Một số giun tròn khác.
- Đa số giun tròn kí sinh như: Giun kim, giun móc, giun tóc, giun chỉ..
- Giun tròn kí sinh ở cơ ruột…(người, động vật). Rễ, thân, quả ( thực vật) gây nhiều tác hại.
- Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống để tránh giun.
3. Củng cố
- Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn? loài nào dễ phòng chống hơn.
- Trong số các đặc điểm chung của Giun tròn, đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng?
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài mới : - Đọc mục " Em có biết”
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...
...
...
...
Tiết 15 Ngày soạn : 20/10/2016 NGHÀNH GIUN ĐỐT
BÀI 15 : THỰC HÀNH QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI, DI CHUYỂN CỦA GIUN ĐẤT I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được hình thái ,cấu tạo ,các đặc điểm sinh lí của giun đất . - So sánh được đặc điểm ngoài giun đất với giun đũa
- Nhận biết được vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát mẫu vật, phân tích kênh hình
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
- Rèn luyện kỹ năng thảo luận, hợp tác trong hoạt động nhóm 3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích
4. Định hướng phát triển năng lực : Năng lực hợp tác, năng lực tự học II. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Thực hành kết hợp hoạt động nhóm, quan sát tranh - tìm tòi.
2. Kỹ thuật: Hợp tác trong thảo luận nhóm nhỏ, động não.
3. Tích hợp: Công nghệ
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên : Tranh hình phóng to cấu tạo ngoài của giun đất. Sơ đồ di chuyển của giun đất. Phiếu học tập, kính lúp
2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc trước bài mới, chuẩn bị mẫu vật giun đất IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ : Trình bày một số giun tròn khác, để phòng chống giun tròn kí sinh ta phải làm thế nào ?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình dạng ngoài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Gv yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với quan sát mẫu vật để trả lời câu hỏi:
+ Trình bày hình dạng và cấu tạo ngoài của giun đất ?
I. Hình dạng ngoài
+ Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống chui rúc trong đất như thế nào ?
- Gv yêu cầu HS quan sát vòng đai và các lỗ sinh dục bằng kính lúp.
- Gv nhận xét, kết luận
- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu
- Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên) - Chất nhày → da trơn .
- Phần đầu có miệng, đai sinh dục và lỗ sinh dục, hậu môn ở phía đuôi
Hoạt động 2: Tìm hiểu về di chuyển
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Gv yêu cầu HS quan sát mẫu vật giun đất di chuyển. Kết hợp với đọc thông tin mục II SGK
- Yêu cầu Hs mô tả cách di chuyển của giun đất - Hs thảo luận nhóm, hoàn thành câu lệnh trang 54 SGK.
- Gv nhận xét, kết luận : Nhờ sự chun giãn của cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di chuyển được .
- Gv yêu cầu Hs so sánh cấu tạo ngoài của giun đũa với giun đất ?
- Gv liên hệ : giun đất có ích hay có hại ? Mỗi chúng ta phải làm gì với loài vật có ích đó ? - Gv bổ sung thêm thông tin : Giun đất có thể đào đất sâu đến 8m. Do hoạt động sống, giun đất đã đùn đất cao lên 0,5 – 0,8 cm mỗi năm, làm tăng độ phì cho đất.
II. Di chuyển
- Thứ tự các bước di chuyển của giun đất :
+ Giun chuẩn bị bò
+ Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.
+ Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.
+ Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.
- Giun đất di chuyển bằng cách:
+ Cơ thể phình duỗi xen kẽ.
+ Vòng tơ làm chỗ dựa
→ Kéo cơ thể về 1 phía
3. Củng cố
- Yêu cầu HS dọn vệ sinh
- Trình bày cấu tạo giun đất phù hợp với lối sống chui rúc trong đất .
- Xác định trên mẫu vật các bộ phận quan sát được như : vòng tơ ở mỗi đốt, đai sinh dục, lỗ sinh dục, miệng, hậu môn
4. Hướng dẫn về nhà - Đọc mục "Em có biết"
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài mới : mỗi nhóm chuẩn bị 3 con giun đất, bỏ vào lọ có đất mùn V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...
...
...
...