HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 11 cả năm (Trang 41 - 44)

- Học sinh :

- Phân biệt được tuần hoàn hở và kín.

- Nêu được đặc điểm tuần hoàn máu của hệ tuần hoàn hở và kín.

- Phân biệt được tuần hoàn đơn và kép

- Nêu được ưu điểm tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.

- Phân biệt được sự khác nhau trong tuần hoàn máu ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú, đồng thời nêu được sự tiến hoá của hệ tuần hoàn trong giới động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh phóng to hình 18.1 đến 18.4 Sách giáo khoa - Máy chiếu qua đầu nếu dùng bản trong

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:

Hãy nêu các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. Vì sao khi lau khô da ếch thì ếch bị chết?

2. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1.

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh hình 18.1 đến 184

? Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo như thế nào?

Học sinh nêu được các bộ phận chính của hệ tuần hoàn như: Tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.

? Hệ tuần hoàn có chức năng gì?

Học sinh nêu được chức năng của hệ tuần hoàn là vận chuyển các chất trong cơ thể Sau đó Giáo viên cho học sinh chỉ ra động mạch, tĩnh mạch, mao mạch ở hệ tuần hoàn kín.

Giáo viên lưu ý căn cứ hệ mạch, người ta chia hệ tuần hoàn làm 2 loại:

+ Hệ tuần hoàn hở + Hệ tuần hoàn kín.

* Hoạt động 2.

Giáo viên cho học sinh đọc thông tin ở mục I và quan sát sơ đồ 18.1 và 18.2 kết hợp nghiên cứu mụcII.1 và II,2

SO SÁNH HỆ TUẦN HOÀN KÍN VÀ HỞ Đặc điểm Hệ tuần

hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Hệ mạch

Sắc tố hô hấp Tốc độ, áp lực Phân phối

? Hệ tuần hoàn hở có những đặc điểm gì?

Học sinh nêu được 4 đặc điểm của hệ tuần hoàn.

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN:

1. Cấu tạo chung

- ĐV đơn bào, đa bào có kích thước nhỏ chưa có hệ tuần hoàn.

- ĐV đa bào hệ tuần hoàn gồm có những bộ phận chính sau:

+ Dịch tuần hoàn: máu và nước mô.

+ Tim và hệ thống mạch máu.

2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn Vận chuyển các chất

II. CÁC HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT 1. Hệ tuần hoàn hở

Là hệ tuần hoàn có một đoạn máu đi ra khỏi mạch và trộn lẫn với nước mô, lưu thông với tốc độ chậm.

- hệ tuần hoàn hở có các đặc điểm sau:

+ Máu xuất phát từ tim qua hệ thống động mạch tràn vào xoang, sau đó vào tĩnh mạch trở về tim.

+ Sắc tố hô hấp là hêmôxian (chứa Cu) nên có màu xanh.

+ Tốc độ máu chảy chậm.

+ Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.

Tiết:18

? Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ, ít hoạt động?

Học sinh : vì tốc độ máu chảy chậm, khả năng điều hoà phân phối máu đến các cơ quan chậm.

? Côn trùng vẫn hoạt động mạnh vì sao?

Học sinh: Vì trao đổi khí không liên quan đến hô hấp.

*Hoạt động 3.

Giáo viên cho học sinh đọc thông tin ở mục II, quan sát sơ đồ 18.3 và 18.4

? Hãy mô tả hệ tuần hoàn kín? Giải thích vì sao lại gọi là hệ tuần hoàn kín?

Học sinh mô tả được hệ tuần hoàn kín: có hệ mạch liên tục, khép kín.

? hệ tuần hoàn kín có đặc điểm gì?

Học sinh cũng nêu được 4 đặc điểm của hệ tuần hoàn kín

? Phân biệt hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép?

Học sinh : nêu được hệ tuần hoàn đơn chỉ có 1 vòng tuần hoàn, hệ tuần hoàn kép có 2 vòng tuần hoàn, trong đó vòng lớn đi khắp cơ thể, vòng nhỏ qua phổi.

? Tim có chức năng gì trong hệ tuần hoàn?

2. Hệ tuần hoàn kín

- Gồm: hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.

- là hệ tuần hoàn có máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hoà phân phối nhanh.

- Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín:

+ Máu lưu thông liên tục trong mạch kín + Sắc tố hô hấp (Fe) nên có màu đỏ

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

+ Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

IV. CỦNG CỐ

- Phân biệt hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép?

Học sinh : nêu được hệ tuần hoàn đơn chỉ có 1 vòng tuần hoàn, hệ tuần hoàn kép có 2 vòng tuần hoàn, trong đó vòng lớn đi khắp cơ thể, vòng nhỏ qua phổi.

- Tim có chức năng gì trong hệ tuần hoàn?

Học sinh nêu được tim như 1 cái bơm hút và đẩy máu đi trong hệ mạch.

So sánh sự vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật và động vật?( Phiếu học tập số 2) V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Nêu chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật?

- Sự vận chuyển các chất trong cơ thể động vật và thực vật có điểm gì giống và khác nhau - Đọc trước bài: Các cơ chế cân bằng nội môi

- Hoàn thành phiếu học tập số 2:

Phần bổ sung kiến thức:Đọc mục em có biết ở cuối sách giáo khoa Đáp án phiếu học tập số 2

SO SÁNH SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CƠ THỂ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT

Tiêu chí Thực vật Động vật

Con đường

vận chuyển Dòng nhựa nguyên từ đất rễ, (mạch gỗ) thân, lá Dòng nhựa luyện từ lá các cơ quan (mạch rây)

Tim ĐM M.mạch TM

Tim ĐM kh. máu TM

Động lực vận

chuển Gradien nồng độ bơm

Sự co bóp của tim tạo lực đẩy và hút

Thành phần các chất vận

chuyển Nước, muối khoáng

Sản phẩm quang hợp, sản phẩm tiết Chất dinh dưỡng, khí ôxi, CO2 , sản Phẩm bài tiết

Tuần hoàn kín

Tuần hoàn hở

Ba lực

Áp suất rễ (động lực dưới) Thoát hơi nước (động lực trên)

Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa phân tử nước với mạch gỗ.

Chênh lệch áp suất thẩm thấu

Đáp án phiếu học tập số 1 SO SÁNH HỆ TUẦN HOÀN KÍN VÀ HỞ

Đặc điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

Hệ mạch Hở (giữa TM và ĐM không có mao mạch) Kín (giữa TM và ĐM có mao mạch)

Sắc tố hô hấp Đồng Sắt

Tốc độ, áp lực Tốc độ chậm, áp lực thấp Tốc độ nhanh, áp lực cao

Phân phối Phân phối máu đến các cơ quan chậm Phân phối máu đến các cơ quan nhanh

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 11 cả năm (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w