KHÁI QUÁT Về ĐịA BÀN NGHIÊN CứU- TRƯờNG ĐạI HọC KHXH&NV VÀ ĐạI HọC KHTN- ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn; trường đại học khoa học tự nhiên – đại học quốc gia hà nội) (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3. KHÁI QUÁT Về ĐịA BÀN NGHIÊN CứU- TRƯờNG ĐạI HọC KHXH&NV VÀ ĐạI HọC KHTN- ĐHQGHN

3.1. Vài nét về trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội Với nền tảng là các ngành khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, Trường ĐHKHXH&NV chính thức được thành lập, trở thành một thành viên của ĐHQGHN vào tháng 9/1995. Trong gần 70 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn được Nhà nước coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước.

Quy mô đào tạo đại học: 19 ngành. Tổng số sinh viên là 10.400, trong đó: Đại học hệ chính quy: 6.720; đại học hệ không chính quy: 1495;

Quy mô đào tạo sau đại học: 29 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 30 chuyên ngành đào tạo tiên sĩ1

Tập trung xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế trên cơ sở quốc tế hóa các chương trình đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động học thuật và mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học đẳng cấp cao ở khu vực và trên thế giới.

Đổi mới toàn diện các mặt hoạt động, nâng cao nhanh chất lượng đào tạo, phát triển mạnh về chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ; tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, xây dựng một số ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức

trong nhà trường.

Tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ; xây dựng một số chuyên ngành đạt trình độ quốc tế

1 http://ussh.vnu.edu.vn/c3/dao-tao/Su-menh-Tam-nhin-2-408.aspx

30

Tiếp tục đổi mới các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học; Mở rộng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của Nhà trường- Chuẩn hoá các hoạt động lao động, học tập và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá nhân văn.

Các chương trình này chắc chắn sẽ đưa Trường ĐHKHXH&NV vươn xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo, tự hào sánh vai với các trường đại học danh tiếng khác của Việt Nam, dần dần tiếp cận trình độ khu vực và thế giới.

3.2. Vài nét về Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ, trên cơ sở tách Trường Đại học Tổng hợp (ĐHTH) Hà Nội thành Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH & NV)

Trường ĐHKHTN ra đời là sự tiếp nối, kế thừa và phát huy truyền thống hơn 55 năm của Trường ĐHTH Hà Nội - Trường đại học đầu tiên và lớn nhất của đất nước với nhiệm vụ chính trị là đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản, có đức có tài; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính từ nơi đây đã đào tạo được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học ưu tú và danh tiếng cho đất nước.

Nhà trường được tặng thưởng các danh hiệu nhà giáo được Trường thực hiện nghiêm túc, có tác động tích cực trong việc động viên khuyến khích nhà giáo. Năm 2008 có 10 Nhà giáo được công nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 31 Nhà giáo được công nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú; năm 2010 có 12 Nhà

31

giáo được công nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 37 Nhà giáo được công nhận Nhà giáo ưu tú.

Tổng số cán bộ công chức đang làm việc tại Trường có 667 người; trong đó có 369 là cán bộ giảng dạy đại học, 39 giáo viên trung học phổ thông chuyên, 18 GS, 100 PGS, 8 TSKH, 229 TS, 195 Thạc sĩ, 3 Nhà giáo Nhân dân, 34 Nhà giáo ưu tú. Trong số đội ngũ cán bộ viên chức của nhà trường, số giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 95%, trong đó số có trình độ TS trở lên chiếm 64 %, số có chức danh giáo sư, phó giáo sư chiếm trên 30%.

- 06 Phòng chức năng: Tổ chức - Tuyên huấn, Đào tạo, Hành chính - Tổng hợp - Đối ngoại, Tài vụ, Quản trị và Thiết bị, Khoa học và Đào tạo sau đại học.

- 10 Khoa: Khoa Toán - Cơ - Tin học, Khoa Vật lý, Khoa Hóa học, Khoa Sinh học, Khoa Địa chất, Khoa Địa lý, Khoa Khí tượng - Thủy văn - Hải dương học, Khoa Môi trường, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Công nghệ Điện tử Viễn thông.

- 02 Bộ môn trực thuộc: Bộ môn Ngoại ngữ, Bộ môn Giáo dục thể chất.

- 07 Viện và trung tâm trực thuộc: Viện Điện tử - Tin học, Trung tâm nghiên cứu Vi sinh ứng dụng, Trung tâm Khoáng chất công nghiệp, Trung tâm Hóa dầu, Trung tâm nghiên cứu nấm ăn, Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm thiết bị khoa học.

32

Một phần của tài liệu Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn; trường đại học khoa học tự nhiên – đại học quốc gia hà nội) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)