Biểu hiện hành vi lệch chuẩn của sinh viên trong trương học hiện nay

Một phần của tài liệu Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn; trường đại học khoa học tự nhiên – đại học quốc gia hà nội) (Trang 69 - 82)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI LỆCH CHUẨN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

2.4. Biểu hiện hành vi lệch chuẩn của sinh viên trong trương học hiện nay

Theo ý kiến đánh giá của sinh viên thì hầu hết những hành vi tiêu cực đang ở mức độ thường xuyên/ thỉnh thoảng trong học tập hiện nay. Những hành vi lệch chuẩn được các bạn sinh viên thường xuyên sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các hành vi khác là: Hút thuốc trong trường, lớp học chiếm tỷ lệ cao nhất 62,7%, Ký thay cho sinh viên khác khí vắng học 55,3%, trốn học 55,3%, mang điện thoại vào phòng thi 56,0%, và 54,7% là nói tục, chửi thề, làm bài tập về nhà cùng nhau 60,0%, mang tài liệu vào phòng thi 60,0%. Ngoài ra còn một số hành

60

vi khác cũng được sinh viên đánh giá là đang ở mức độ thường xuyên/thỉnh thoảng cũng chiếm tỷ lệ cao. Đây là những vấn đề mà chúng ta phải quan tâm đến, nếu cứ để cho tình trạng này tiếp diễn thì không biết hậu quả sẽ đi đến đâu.

Biểu 2.6: Ý kiến của sinh viên về một số biểu hiện hành vi tiêu cực trong học tập

Nghiêm trọng nhất là những hành vi mà hiện nay cả xã hội đang lên án, phản đối là hành vi mang tài liệu vào phòng thi, viết tài liệu ra giấy, nói tục chửi thề, mang điện thoại vào phòng thi. Đây là những hành vi lệch chuẩn đang ở mức nghiêm trọng, cần có những biện pháp khắc phục để làm hạn chế những hành vi trong học tập hiện nay. Qua kết quả nghiên cứu, chúng ta đã nhìn thấy một bức tranh chung về những hành vi lệch chuẩn trong vấn đề học tập hiện nay đang ở mức nghiêm trọng và nó thường xuyên/ thỉnh thoảng tiếp diễn trong môi trường học đường hiện nay.

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, trong sinh viên hiện nay đáng lo ngại là hiện tượng sinh viên có tư tưởng không chịu học hành, xin điểm, quay cóp, gian lận…. Chỉ có khoảng 20% ý kiến của sinh viên cho rằng không có những

61

hành vi như gian lận, quay cóp, chạy điểm, xin điểm, đi học hộ, thi hộ cho đến những hành vi trốn học, bỏ giờ trong trường học hiện nay.

Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy mức độ vi phạm của sinh viên trong trường học: đi học muộn, nghỉ học không xin phép mức độ không thường xuyên là 10,4%, thường xuyên là 1,2%; không học bài, làm bài đầy đủ mức độ không thường xuyên là 34,8%, thường xuyên là 2,3%; đọc truyện, làm việc riêng trong lớp mức độ không thường xuyên là 21,8%, thường xuyên là 1,6%; quay cóp trong giờ kiểm tra mức độ không thường xuyên là 24,1%, thường xuyên là 2,4%; hút thuốc lá mức độ không thường xuyên là 2,1%, thường xuyên là 0,5%;

xem truyện, phim có nội dung bạo lực hoặc đồi trụy mức độ không thường xuyên là 4,7%, thường xuyên là 1,6%; trêu chọc bạn hoặc đánh nhau mức độ không thường xuyên là 15,8%, thường xuyên là 2.1%.

Nhiều sinh viên không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi phi đạo đức. Ngoài những sinh viên chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu, còn có không ít sinh viên sống thiếu lý tưởng, hoài bão, thiếu động cơ học tập. Việc học hành của một bộ phận sinh viên còn mang tính đối phó: đối phó với kỳ vọng và sự quan tâm của bố mẹ, gia đình, với quy chế của nhà trường, với sự kiểm tra của thầy cô. Vì thế, nhiều sinh viên trốn học, nhờ điểm danh, không chịu học tập nghiên cứu, quay cóp, thuê làm tiểu luận, hoặc thi hộ... Hiện tượng chạy thầy, chạy điểm không còn là chuyện hiếm thấy ở một số trường cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp hiện nay.

Chưa bao giờ tự coi mình là người gian lận mặc dù đã 4 năm nay và thường xuyên sử dụng đủ các mánh khóe để vượt qua các kỳ thi: đạo văn, xem trước câu hỏi, trao đổi qua điện thoại di động. Điều lạ là tôi không hề coi đó là những việc làm đáng xấu hổ. "Ai cũng làm như vậy mà, có sao đâu !". (Nữ sinh viên năm 4, Trường đại học KHXH&NV)

62

Tuy nhiên, lý do chủ yếu là sức ép lên sinh viên hiện nay, lớn hơn nhiều so với các thế hệ trước kia, do quan niệm chung cho rằng kết quả học tập cao được coi là chìa khóa để đạt được những thành công ban đầu

63

Bảng 2.11: Tương quan giới về mức độ biểu hiện hành vi lệch chuẩn trong học tập hiện nay

Hành vi Nam Nữ

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ Cãi cọ, trêu chọc bạn

trong giờ học, lớp học 49,2 50,8 0,0 47,1 52,9 0,0 Phá đỗ đạc của người

khác trong giờ học 7,7 67,7 24,6 14,1 56,5 29,4

Không vâng lời thầy cô trong trường, lớp học

32,9 64,6 2,5 20,8 38,8 40,4

Đánh nhau, gây gổ với

bạn trong trường 21,2 49,4 29,4 12,3 47,5 40,2

Bỏ giờ học để đi chơi 44,7 55,3 0,0 32,3 56,9 10,8

Đi học muộn, nghỉ

học không xin phép 52,3 33,8 13,8 32,9 62,4 4,7

Không học bài, làm

bài tập 55,4 38,5 6,2 42,4 49,4 8,2

Đọc truyện, làm việc

riêng trong lớp 58,5 27,7 23,8 47,1 41,2 11,8

Đọc truyện, phim có nội dung bao lực hoặc đồ trụy trong lớp học

58,8 27,1 14,1 33,8 43,1 23,1

Chửi thề, nói tục 62,4 28,2 9,4 44,6 40,0 15,4

Hút thuốc, uống rượu

trong trường, lớp học 75,3 17,6 7,1 46,2 40,0 13,8

Hay trốn học 52,3 46,2 1,5 57,6 35,3 7,1

Chán học, không có

hứng thú học tập 50,8 44,6 4,6 47,1 45,9 7,1

Đánh bài trong lớp

học 43,1 46,2 10,8 36,5 56,5 7,1

Trao đổi trong lớp với các bạn bên cạnh về bài giảng khi giáo viên đang giảng

64,7 16,5 18,8 39,6 44,6 18,5

Giờ môn này học bài

môn khác 44,7 36,5 18,8 36,9 40,0 23,1

64

Ký thay cho sinh viên

vắng học 56,9 30,8 12,3 54,1 37,6 8,2

Làm bài tập về nhà

cùng nhau 57,6 35,3 7,1 44,6 40,0 15,4

Làm bài thi cùng nhau 66,2 29,2 4,6 55,3 42,4 2,4

Viết tài liệu trên giấy 28,2 65,9 5,9 27,7 64,6 7,7 Mang điện thoại vào

phòng thi 61,2 34,1 4,7 49,2 29,2 21,5

Nhờ hoặc làm tiểu

luận hộ 51,8 48,2 0,0 43,1 50,8 6,2

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt nhau về giới khi đánh giá về mức độ hành vi lệch chuẩn trong vấn đề học tập của sinh viên hiện nay. Mức độ biểu hiện của nam giới đều cao hơn rất nhiều so với nữ giới. Điều này cho thấy, nam giới có mức độ vi phạm những hành vi “lệch chuẩn” trong học tập nhiều hơn ở nữ giới.

Đối với nam giới những hành vi lệch chuẩn đang biểu hiện ở mức độ thường xuyên và chiếm tỷ lệ cao nhất là: làm bài thi cùng nhau (66,2%), mang điện thoại vào phòng thi (61,2%), viết tài liệu ra giấy (65,9%) và một số hành vi về trốn học/bỏ tiết/ nói tục, chửi thế cũng được sinh viên đánh giá là đang ở mức độ thường xuyên/ thỉnh thoảng ở sinh viên hiện nay.

Không những ở nam giới, thì nữ giới cũng đang trong trạng thái báo động về mức độ thực hiện hành vi, nhưng nữ giới thực hiện hành vi lệch chuẩn chiếm tỷ lệ không cao bằng nam giới. Cũng theo đánh giá của nữ sinh viên thì một số hành vi sau đây đang được thực hiện ở mức độ thường xuyên hoặc thỉnh thoảng nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới là: làm bài thi cùng nhau (55,3%), mang điện thoại vào phòng thi (49,2%), làm bài tập về nhà cùng nhau (44,6%), ngoài ra những hành vi khác như là trốn học/bỏ giờ/bỏ tiếp, không làm bài tập về nhà hay tình trạng nói chuyện riêng trong lớp, giờ môn này học môn khác… cũng được thực hiện nhưng ở mức độ khác nhau ở nữ giới trong vấn đề học tập hiện nay.

65

Một nghiên cứu khác cũng cho rằng, sự gian lận trong thi cử là rất phổ biến. Trong số 5.341 người tam gia trả lời câu hỏi về việc “giở sách quay cóp khi thi cử” có 4.237 người (chiếm 79,3%) đã từng thực hiện điều này trong hành động hoặc suy nghĩ; riêng đã thực hiện trong hành động thì có 3.427 người (chiếm 64,2%). Số chưa bao giờ nghĩ đến là 1.104 người (chiếm 20,7%). Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm, ở nhiều địa phương sự gian lận đã trở thành hiện tượng mang tính tập thể, có tổ chức, khiến cho kết quả bị đảo lộn. [38]

Như vậy, xét về mặt tương quan giới có sự khác biệt nhau đáng kệ giữa nam giới và nữ giới về mức độ thực hiện hành vi lệch chuẩn trong vấn đề học tập hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu, chúng ta nhìn nhận được một bức trang tổng thể về mức độ biểu hiện hành vi giữa nam, nữ giới. Những hành vi lệch chuẩn đều được thực hiện ở cả hai giới và nghiêm trọng hơn là một số hành vi lệch chuẩn đang diễn ra ở mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ cao.Đặc điểm tâm sinh lý là một yếu tố khiến cho nam giới có mức độ biểu hiện cao hơn nữ giới. Giai đoạn này là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi thành niên, đặc biệt là đặc điểm tâm sinh lí đang phát triển: Thích thể hiện cá tính, thích được mọi người quan tâm, chú ý, đặc điểm cơ bản nhất: bắt đầu ý thức mình không còn là trẻ con, muốn được độc lập, muốn được tôn trọng, quan tâm đến hình thức bên ngoài, thích tò mò khám phá, thử nghiệm, đặc biệt giai đoạn này có những hành vi mang tình thử nghiệm,bốc đồng, sai lệch, vi phạm các chuẩn mực, quy tắc mà xã hội đã quy định. Hơn nữa giai đoạn lứa tuổi này chịu ảnh hưởng nhiều của bạn bè cùng trang lứa, cũng là một yếu tố để giải thích tại sao nam giới có mức độ biểu hiện hành vi lệch chuẩn cao hơn ở nữ giới.

66

Biểu 2.7: Ý kiến của sinh viên về một số hành vi tiêu cực trong học tập hiện nay

Phần đông ý kiến cho rằng, những hành vi lệch chuẩn đều có nhưng không nhiều và một số hành vi được sử dụng nhiều trong học môi trường học tập hiện nay. Theo ý kiến của sinh viên những hành vi trao đổi hỏi bài nhau trong phòng thi chiếm tỷ lệ cao nhất (74,7%); mang tài liệu và sử dụng tài liệu vào phòng thi (62,0%); xin điểm (67,3%) và 50,7% là học hộ và thi hộ. Đây là những hành vi lệch chuẩn trong học tập đang diễn ra và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các hành vi khác được nhóm nghiên cứu đưa ra. Những hành vi này cần phải được điều chỉnh hoặc có những biện pháp kiểm soát sát sao, chặt chẽ hơn nữa để giảm bớt những hành vi lệch chuẩn diễn ra trong sinh viên hiện nay.

Nghiêm trọng hơn là hiện tượng một số sinh viên lười học hoặc học kém sau khi kết thúc thi học kỳ hoặc kết thúc học phần tự đánh giá kết quả bài thi kém thì họ nhanh chóng thực hiện hành vi xin điểm. Không phải tất cả, sinh viên ai cũng có thể xin được điểm mà chỉ rất ít sinh viên xin được điểm trong trường hợp có những quan hệ “tế nhị” khác nhau.Trong trường hợp bài thi làm kém, không

67

có mối quan hệ nào để xin điểm thì tận dụng thế mạnh của đồng tiền “để giải”.Có chăng chỉ thể hiện dưới một dạng khác như phụ đạo trước lúc thi cho sát đề thi hoặc các lớp đêm trước đây bỏ phong bì bồi dưỡng thầy coi thi..., có lớp họcsinh viên sau khi học xong từng chương do mỗi giáo viên khác nhau giảng có phong bì cho giáo viên gọi là “tiền uống nước”. Qua các hiện tượng nêu trên ta thấy rằng ranh giới giữa “ tình cảm” và “mua bán” là hết sức mong manh. Nếu không xem xét một cách kỹ lưỡng ranh giới này thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề liên quan khác không thể nào lường hết được.

“Thí sinh làm xong bài, tranh thủ thời điểm không có giáo viên coi thi trong phòng thi hoặc lợi dụng sự sơ hở của giáo viên coi thi đọc cho bạn vừa đủ nghe và chép lại bài của mình” (Nữ sinh viên năm 3, Trường đại học KHTN)

“Bằng các tín hiệu khác nhau, thí sinh thông báo mã số đề thi trắc nghiệm của nhau, sau đó, dù ngồi ở vị trí nào vẫn biết được phương án lựa chọn của nhau nếu giáo viên coi thi rời phòng thi hoặc không để ý giám sát...vv. .” ( Nam sinh viên trường đại học KHXH&NV)

“Viết vào tờ giấy trắng bằng bút bi hết mực và viết vào các tờ giấy nhỏ kẹp vào kẽ tay; Dùng tài liệu kê chân giả vò như tờ giấy loại; viết vào lòng bàn tay, cánh tay... Việc sử dụng “phao thi” cũng trở thành “ nghệ thuật” rất tinh vi và kỹ xảo. lúc ẩn, lúc hiện làm cho giáo viên coi thi khó phát hiện”. (Nữ sinh viên năm nhất, trường đại học KHXH&NV)

Nhìn lại những hành vi lệch chuẩn của sinh viên hiện nay cho thấy, do nhận thức không đầy đủ về mục tiêu học tập nên nhiều sinh viên đã hướng việc học của mình vào mục tiêu để đáp ứng các yêu cầu của thi và học cho xong. Họ đã không tích cực học tập tiếp thu kiến thức, rèn luyện các kỹ năng như mục tiêu đào tạo đã xác định, như thầy, cô đã cố gắng trong giảng dạy mà chỉ chú trọng vào những cách thức, những thủ thuật vượt qua các kỳ thi, kết thúc các môn học với điểm số cao. Điểm số bài thi, môn thi, kỳ thi trở thành nếp nghĩ, thành tiêu chí chủ yếu đánh giá kết quả, công sức, năng lực học tập và cả tinh thần trách

68

nhiệm phấn đấu rèn luyện của sinh viên. Trong trường hợp giảng viên không quan tâm đổi mới phương pháp, cải tiến hình thức, phương tiện dạy học, tìm kiếm các biện pháp kích thích tư duy của sinh viên thì những nỗ lực đó sẽ không hiệu quả do mục đích của giáo viên và của sinh viên không giống nhau. Trong quá trình nghiên cứu môn học, sinh viên chỉ quan tâm môn học sẽ thi nội dung nào; sẽ thi như thế nào, thi khi nào... để lựa chọn cách học đối phó với thi, không có khao khát nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc vấn đề mà chỉ để trả lời trôi chảy các câu hỏi. Đặc biệt là, không ít sinh viên bỏ nhiều công sức tìm kiếm các thủ đoạn gian lận như làm “ phao, phỏm” để vào thi mà không dành công sức đó động não trong học tập, nghiên cứu.

Bảng 2.12: Ý kiến của sinh viên hai trường về một sô hành vi tiêu cực hiện nay

Một số biểu hiện ĐHKHXH&NV ĐHKHTNHN

nhiều

Có nhưng không

nhiều

Khôn

g có nhiều

nhưng không nhiều

Khôn g có

Trao đổi hỏi bài nhau

trong phòng thi 29.3 70.7 0.0 21.3 78.7 0.0

Mang tài liệu, sử dụng

tài liệu vào phòng thi 33.3 57.3 9.3 22.7 66.7 10.7

Xin điểm 21.3 64.0 14.7 16.0 70.7 13.3

Mua điểm 32.0 46.7 21.3 37.3 44.0 18.7

Học hộ, thi hộ 40.0 50.7 9.3 41.3 50.7 8.0

Giám thị làm ngơ khi thí

sinh hỏi bài 29.3 60.0 10.7 32.0 50.7 17.3

Sinh viên gợi ý bài thi cho

thí sinh khác 37.3 54.7 8.0 33.3 53.3 13.3

Khi gặp giảng viên, một số

sv quên chào 32.0 62.7 5.3 18.7 70.7 10.7

Ký thay cho sv vắng học 38.7 48.0 13.3 40.0 42.7 17.3 Chép bài tập về nhà của

nhau 61.3 36.0 2.7 58.7 37.3 4.0

69

Bảng kết quả cho thấy, không có sự khác biệt giữa hai trường trong địa bàn nghiên cứu. Hầu hết các ý kiến của sinh viên hai trường đều đồng nhất và cho rằng những hành vi lệch chuẩn đêu có nhưng chiếm tỷ lệ không nhiều.

Theo sự đánh giá của sinh viên hai trường trong địa bàn nghiên cứu thì tất cả mọi hành vi lệch chuẩn đều được sinh viên thực hiện nhưng ở mức độ khác nhau. Điều này cho thấy, không thể phủ nhận rằng, trong vấn đề học tập hiện nay lại không xẩy ra hay là bắt gặp những hành vi như vậy, mọi hành vi đều đang diễn ra trong trường học và được các bạn sinh viên thực hiện ở những khía cạnh, những hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, cũng theo ý kiến của sinh viên cho rằng, một số hành vi lệch chuẩn đang diễn ra nhiều trong môi trường học đường hiện nay như: Trao đổi hỏi bài nhau trong phòng thi; mang tài liệu, sử dụng tài liệu vào phòng thi; xin điểm; mua điểm hay học hộ, thi hộ đang được diễn ra trong sinh viên hiện nay. Còn tất cả các hành vi khác đều có nhưng ở các mức độ khác nhau nhiều hay ít tùy thuộc vào những biểu hiện cụ thể.

“Hành vi lệch chuẩn trong vấn đề học tập hiện nay rất nghiêm trọng, có nhiều phương thức, hình thức, thủ đoạn khác nhau để các bạn sinh viên có thể đạt được mục đích của mình, để không phải thi lại học lại. Hơn nữa, sinh viên cũng có nhiều lý do đưa ra khi mà nghỉ học, hoặc cũng chẳng cần xin phép, đến trường, đến lớp một tiết, tiết sau cũng bỏ đê ra ngoài chơi” (Nam, giảng viên trường ĐHKHTN)

“Tôi dạy bao nhiêu năm nay, nhưng hiện nay sinh viên đang có nhiều hành vi lệch chuẩn. Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, sinh viên ngày càng được đà, có nhiều thí sinh mang điện thoại vào phòng thi, rồi lên mạng tìm tài liệu mang ra để chép, hoặc là sinh viên trốn học, nghỉ học, nhờ bạn điểm danh hộ hoặc là ký thay hộ, thật đáng buồn cho một thế hiện sinh viên đang có xu hướng thực hiện hành vi lệch chuẩn nhiều” (Nữ, giảng viên trường ĐHKHXH&NV)

Một phần của tài liệu Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn; trường đại học khoa học tự nhiên – đại học quốc gia hà nội) (Trang 69 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)