CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI LỆCH CHUẨN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
3. MộT Số YếU Tố TÁC ĐộNG ĐếN HÀNH VI LệCH CHUẩN CủA SINH VIÊN TRONG HọC TậP HIệN NAY
3.2. Yếu tố về trường học
Trường học thực sự trở thành trung tâm văn hoá, giáo dục, rèn luyện cho sinh viên, lớp thế hệ trẻ những kiến thức, kỹ năng, giáo dục hình thành nhân cách, qua đó góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Nhưng trên thực tế hiện nay, có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không. Điều này làm cho sinh viên có tính ỷ lại, không đề cao vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp giáo dục, hơn nữa coi thường việc học, dẫn đến có những hành vi sai lệch trong giáo dục nói chung và học tập nói riêng.
Nghiên cứu đã chỉ ra, có 50,0% sinh viên cho rằng do sự buông lỏng quản lý trong nhà trường, 48,3 do thái độ của người dạy và 50,0% do phương pháp dạy của thầy cô. Đây là những yếu tố mà sinh viên cho rằng có ảnh hưởng phần nào dẫn đến sinh viên có những hành vi lệch chuẩn, sai với những nội quy, quy định của nhà trường nói riêng và giáo dục nói chung.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra khi khảo sát 100 học sinh , 100 sinh viên chúng tôi thấy gần 50% học sinh và hơn 55% sinh viên được hỏi có biểu hiện chạy theo lối sống thực dụng, ham hưởng thụ ; 30% học sinh và 25% sinh viên có khát vọng lập thân lập nghiệp, 15% học sinh và 10% sinh viên có ước mơ hoài bão, lý tưởng sống.Do ảnh hưởng của phim ảnh và các hàng quánxung quanh trường có tác động xấu đến sinh hoạt của các em (30% - 35%), do tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường giáo dục của nhà trường, đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên (35% - 45%), do điều kiện, hoàn cảnh sống của gia đình các em còn gặp
77
nhiều khó khăn (30% - 50%), do phương pháp giảng dạy và giáo dục của thầy cô còn hạn chế, gây áp lực cho học sinh, sinh viên dễ dẫn các em đến các triệu chứng căng thẳng về tâm lý (30%) và hệ lụy tất nhiên là học chỉ để kiểm tra, để đi thi,do nhà trường và cộng đồng xã hội chưa đề cao chuẩn mực đạo đức và kỹ năng sống (30% - 40%) [36].
“Theo em nghĩ thì trường học cũng là một yếu tố có ảnh hưởng và dẫn đến việc tỷ lệ sinh viên có hành vi lệch chuẩn trong học tập nhiều hay ít. Theo em được biết thì trường nào tỷ lệ nam sinh viên đông hơn nữ thì có hành vi quay cóp, gian lận trong học tập nhiều hơn những trường ít con trai học” (Nữ sinh viên, trường ĐHKHTN)
“Ngoài yếu tố về giới tính thì môi trường học đường có ảnh hưởng đến việc có hành vi lệch chuẩn hay không. Nếu môi trường học đường có sự quản lý chặt chẽ, sát sao của nhà quản lý thì tỷ lệ mắc phải những hành vi quay cóp, gian lận trong học tập cũng phần nào được giảm đi. Nhưng ngược lại, nhà trường không có những biện pháp để ngăn chặn, mà quản lý lỏng lẻo, chưa nghiêm thì hành vi tiêu cực càng diễn ra phổ biến hơn, mạnh hơn” (Nam sinh viên, trường ĐHKHTN)
Như vậy, phải mạnh dạn điều chỉnh nội dung dạy học, tránh dạy kiến thức tràn lan mà nội dung không phù hợp với đối tượng và thực tiễn; phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực chủ động, giúp người học tự học là chính. Tiếp theo phải quan tâm thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng nắm vấn đề, vận dụng được và giải quyết được trong thực tế.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là thực tế vẫn còn một số giảng viên thiếu tinh thần trách nhiệm chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, do đời sống vật chất còn thiếu thốn, đồng lương thấp lại chịu ảnh hưởng không nhỏ của cơ chế thị trường, người thầy dễ bị tiêu cực tấn công. Tiêu cực này thường rơi vào trường hợp giảng viên coi thi không nghiêm, xử lý các trường hợp vi phạm quy chế không đúng theo quy định. Qua báo cáo của Ủy ban văn hóa giáo dục Thanh thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội khẳng định “ một bộ phận nhà giáo thiếu
78
gương mẫu, không đấu tranh với những gian dối trong giáo dục, thậm chí còn bị lôi cuốn, thỏa hiệp tham gia vào những tiêu cực, có một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục tham gia vào các hiện tượng tiêu cực, tiếp tay cho người học thực hiện gian dối trong học tập”.
Vì vậy, chúng ta cần bồi dưỡng khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học và khả năng đóng góp ý kiến vào cải cách giáo dục.Cần tạo một môi trường tốt để có thể lấy ý kiến học sinh, sinh viên tham gia vào cải cách giáo dục.Bộ Giáo dục - Đào tạo và các trường học cần tạo một môi trường khuyến khích học sinh, sinh viên có thể đề đạt ý kiến nguyện vọng của mình. Có thể họ không đủ kiến thức nền tảng cần thiết để nói, không đủ khả năng nói trước đám đông, và thậm chí không dám nói nhưng chúng ta cần phải làm sao để họ dám nói lên những mong muốn nguyện vọng, đó cũng chính là bước đầu tiên quyết định cho sự thắng lợi của cải cách giáo dục nước nhà.
3.3. Yếu tố về năm học
Trong những năm qua, mặt trái của kinh tế thị trường tác động dẫn đến đạo đức xã hội bị xuống cấp, nhiều giá trị, chuẩn mực của xã hội truyền thống bị đảo lộn làm cho một bộ phận giới trẻ bị mất phương hướng trong việc định hướng giá trị. Không nằm ngoài quy luật đó, môi trường giáo dục hiện nay cũng bị tác động tiêu cực bởi kinh tế thị trường, thương mại hóa giáo dục len lỏi vào từng trường học, từng giảng đường, từng giảng viên, sinh viên. Không ít giá trị, chuẩn mực giữa giảng viên và sinh viên được định nghĩa lại bằng sự cân đo đong đếm trên cơ sở lợi ích, được mất, hiện tượng “mua điểm”, “đổi tình” lấy điểm không còn là cái đơn nhất trong môi trường giáo dục. Hiện tượng đó gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự suy thoái của văn hóa, đạo đức trong giáo dục. Do đó, việc xây dựng văn hóa giảng đường, trước hết và trước tiên là phải làm sao để nhận thức của sinh viên về hành vi lệch chuẩn trong học tập hiện nay đang ở mức độ như thế nào và nó có ảnh hưởng, tác động đến ngành giáo dục, đó là cơ sở, nền tảng để hoàn thiện nhân cách của sinh viên, giúp họ không chỉ có “tài” mà có cả “đức” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng kỳ vọng.
79
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có sự khác biệt cả về nhận thức lẫn biểu hiện hành vi giữa các năm học ở trong trường. Cụ thể, khi nghiên cứu đưa ra một số nhận định rằng “ hành vi quy cóp, gian lận trong thi cử có phải là điều bình thường và sinh viên ai cũng vậy?. Kết quả cho thấy, có 43,7% sinh viên năm nhất, năn hai được hỏi cho rằng không đồng tình và 31,3% sinh viên năm ba, năm bốn cho rằng không đồng tình. Với mức tỷ lệ đồng tình về hành vi này thì nam ba và năm bốn lại cao hơn rất nhiều với sinh viên năm nhất đến năm thứ hai.
Bảng 3.2: Yếu tố về năm học có ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn trong sinh viên
Năm ba và năm tƣ Năm nhất và năm hai Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Khôn g bao giờ Ký thay cho sinh viên vắng học 55,9 30,8 12,3 54,1 37,6 8,2 Làm bài tập về nhà cùng
nhau 58,6 35,3 7,1 44,6 40,0 15,4
Làm bài thi cùng nhau 68,2 29,2 4,6 55,3 42,4 2,4 Viết tài liệu trên giấy 65,9 28,2 5,9 27,7 64,6 7,7 Mang điện thoại vào phòng
thi 65,2 30,1 4,7 49,2 29,2 21,5
Nhờ hoặc làm tiểu luận hộ 51,8 48,2 0,0 43,1 50,8 6,2 Trao đổi trong lớp với các
bạn bên cạnh về bài giảng khi giáo viên đang giảng
64,7 16,5 18,8 39,6 44,6 18,5
Chửi thề, nói tục 67,4 28,2 9,4 44,6 40,0 15,4 Hút thuốc, uống rượu trong
trường, lớp học 75,3 17,6 7,1 46,2 40,0 13,8
80
Như vậy, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có sự khác biệt giữa các năm học về hành vi lệch chuẩn trong học tập. Điều không quá ngạc nhiên khi sinh viên năm ba và năm thứ tư có hành vi lệch chuẩn nhiều hơn các năm đầu. Năm cuối thường là hay chểnh mảng, lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đùa đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là học và đóng góp cho tổ quốc. Hơn nữa, trong thời buổi kinh tế thị trường, chạy theo bằng cấp, sinh viên chưa xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lý tưởng và tư tưởng vững chắc nên họ dễ bị bạn bè lôi kéo, không có ước mở để làm mục tiêu phấn đấu. Mặt khác, thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút sinh viên vào học tập, chưa đánh trúng tâm lý sinh viên.
Ngoài ra, có thể do chương trình học quá nặng với sinh viên, áp lực từ nhiều phía khiến sinh viên chán nản, lười học dẫn đến những hành vi sai lệch, lệch chuẩn với những gì mà xã hội quy định.
81