Yếu tố giới tính

Một phần của tài liệu Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn; trường đại học khoa học tự nhiên – đại học quốc gia hà nội) (Trang 83 - 86)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI LỆCH CHUẨN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

3. MộT Số YếU Tố TÁC ĐộNG ĐếN HÀNH VI LệCH CHUẩN CủA SINH VIÊN TRONG HọC TậP HIệN NAY

3.1. Yếu tố giới tính

Yếu tố giới tính là một trong những yếu tố có tác động khá mạnh mẽ đến hành vilệch chuẩn nói chung và hành vi lệch chuẩn trong học tập nói riêng và cũng được các nhà nghiên cứu nhận mạnh. Nghiên cứu của SIRC (2005) đã phân tích sự khác biệt giới trong việc điều khiển hành vi cho thấy, nam giới thường có tỷ lệ hành vi lệch chuẩn nói chung và hành vi lệch chuẩn trong học tập nói riêng, nhiều hơn nữ giới. Tác giả này đã lý giải rằng, yếu tố nam tính có thể dẫn đến những hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Vai trò xã hội của giới tính và sự kết hợp với một số vấn đề như nam giới có nhiều sở thích hơn nữ giới và thường có hành vi quá khích khi tham gia vào một hành động, để hành động đó đạt được mục đích là những yếu tố có thể dẫn đến những hành vi sai lệch xã hội và sai lệch trong vấn đề học tập.

Kết quả khảo sát tại 2 trường đại học tại Hà Nội cho thấy, có 69,3% người được hỏi cho rằng nam giới là một trong nhóm đối tượng thường có hành vi sai lệch trong học tập, trong khi đó chỉ có 30,7% người được hỏi cho rằng đối tượng thường có hành vi lệch chuẩn trong học tập là phụ nữ. Điều này cho thấy, nhóm phụ nữ ít vi phạm các lỗi hơn nam giới trong quá trình học tập. Để củng cố cho phát hiện này, nghiên cứu cũng đã phân tích từng hành vi cụ thể trong quá trình học tập của sinh viên và có sự khác biệt giới một cách rõ ràng, nam giới có xu hướng vi phạm các lỗi này hơn phụ nữ.

Bảng kết quả cũng cho thấy, yếu tố giới có ảnh hưởng và dẫn đến thực hiện hành vi lệch chuẩn trong học tập hiện nay. Với những biểu hiện được tác giả đưa ra, thì nam giới đều chiếm tỷ lệ cao nhất về mức độ thực hiện hành vi và ngược lại nữ giới chiếm tỷ lệ thấp về mức độ thực hiện hành vi lệch chuẩn trong học tập hiện nay.

74

Bảng 3.1: Ý kiến của sinh viên về yếu tố giới có ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên

Ý kiến của sinh viên Nam Nữ

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Thường xuyên

Thỉnh thoản g

Khôn g bao giờ Ký thay cho sinh viên vắng

học 56,9 30,8 12,3 54,1 37,6 8,2

Làm bài tập về nhà cùng

nhau 57,6 35,3 7,1 44,6 40,0 15,4

Làm bài thi cùng nhau 66,2 29,2 4,6 55,3 42,4 2,4 Viết tài liệu trên giấy 28,2 65,9 5,9 27,7 64,6 7,7 Mang điện thoại vào phòng

thi 61,2 34,1 4,7 49,2 29,2 21,5

Nhờ hoặc làm tiểu luận hộ 51,8 48,2 0,0 43,1 50,8 6,2 Trao đổi trong lớp với các

bạn bên cạnh về bài giảng khi giáo viên đang giảng

64,7 16,5 18,8 39,6 44,6 18,5

Chửi thề, nói tục 62,4 28,2 9,4 44,6 40,0 15,4 Hút thuốc, uống rượu trong

trường, lớp học 75,3 17,6 7,1 46,2 40,0 13,8

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tiến hành trưng cầu ý kiến về nhận định rằng “nam giới thường có hành vi lệch chuẩn trong học tập hơn nữ giới”. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, có 65,0% người được hỏi cho rằng họ đồng ý với nhận định này và có 23,6% cho rằng họ đồng ý một phần. Nếu tính tỷ lệ cộng dồn của người đồng ý thì có hơn 2/3 tổng số người trả lời.Điều này cho thấy, có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc thực hiện các quy định trong quá trình học tập.

75

Với nhận định thứ hai rằng “nam, nữ giới có coi hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử là chuyện bình thường”. Kết quả cho thấy, có 75,4% người được hỏi cho rằng đồng tình với nhận định này và chỉ số đồng tình với nhận định này ở nữ giới thấp hơn rất nhiều chiếm 32,6%.

Em thấy, nam sinh viên lười học, suốt ngày bỏ tiết/trốn giờ.Đến lúc nào thi thì nhốn nháo lên, đi xin tài liệu, đến lúc thi mang tài liệu vào phòng để chờ lúc nào thầy cô giáo không để ý là mang ra chép. Có nhiều bạn nam còn bạo dạn mang cả điện thoại vào phòng thi” (Nữ sinh viên trường ĐHKHTN)

Tôi nhận thấy một điều, ở đâu có sự chênh lệch giới tính, nghĩa là nam giới càng đông thì tỷ lệ thực hiện hành vi lệch chuẩn càng nhiều và ngược lại, nữ giới càng nhiều thì việc thực hiện hành vi lệch chuẩn càng giảm” (Giảng viên Trường ĐHKHTN)

Các bằng chứng định tính thông qua phỏng vấn sâu cũng có kết luận khá thống nhất với các bằng chứng định lượng rằng, phụ nữ thường chấp hành các quy định, nội quy của nhà trường trong vấn đề học tập tốt hơn nam giới. Bởi vì, theo họ, phụ nữ luôn có tâm lý lo lắng, sợ hãi khi bị vi phạm và họ tự kiểm soát hành vi của mình tốt hơn nam giới. Có thể nói, phát hiện này đã củng cố tính phù hợp của lý thuyết kiểm soát xã hội rằng, cơ chế tự kiểm soát có ý nghĩa quan trọng đối hành vi vi phạm trong quá trình học tập của sinh viên hiện nay, càng có cơ chế tự kiểm soát thì càng ít có hành vi sai lệch trong quá trình học tập. Hơn nữa, Rodney Stark (2001) đã phân tích cách lý giải của Walter Gove rằng, phụ nữ hòa nhập với xã hội làm cho họ tôn trọng và tuân thủ luật pháp và những quy định được xã hội quy định nhiều hơn.

Trong khi đó, nam giới luôn mang tính chất ỷ lại, ham vui, ham chơivà trong suy nghĩ lúc nào cũng có những hành vi sai lệch trong quá trình học tập. Sở dĩ là vì, theo lý giải của SIRC (2005) cho rằng, yếu tố nam tính đã khiến cho nam giới chấp nhận những tổn thương và các hành vi dễ gây hại cho bản thân. Do đó, nam giới thường có xu hướng có hành vi lệch chuẩn trong học tập hơn phụ nữ.

Một phần của tài liệu Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn; trường đại học khoa học tự nhiên – đại học quốc gia hà nội) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)