CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI LỆCH CHUẨN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
2.3. Thái độ của sinh viên về một số hành vi lệch chuẩn trong học tậphiện
Là một nước châu Á với nền văn hóa trọng khoa cử của Việt Nam, tư tưởng “cứ gian lận nếu có thời cơ” có nhiều dịp được hình thành và củng cố trong suốt 12 năm học. Càng lên các cấp học trên, sinh viên càng ý thức rõ tầm quan trọng của điểm số và thứ bậc do điểm số công khai mang lại. Lúc này, hành vi uốn cong luật học đường diễn ra ở ngày càng nhiều quy mô phức tạp. Vô tình có thể là sao chép và giải đề thi các năm trước, gia sư giúp học sinh giải bài tập, bản thân giáo viên trực tiếp tham gia hướng dẫn sinh viên giải bài tập của mình trong các lớp. Cũng có sinh viên cố ý gian lận bằng cách làm bài tập về nhà cùng nhau, làm bài thi cùng nhau, xem tài liệu trong lúc kiểm tra 15 phút, 45 phút, thi học kì…. Hình thức có thể đơn giản như viết tài liệu trên giấy hay tinh vi hơn như chụp vào điện thoại, nhắn tin, đeo tai nghe không dây… Hành vi gian lận cứ tiếp tục như vậy cho khi bị phát hiện và trừng phạt. Nếu biện pháp trừng phạt không đủ mạnh, hành vi gian lận sẽ lại tiếp diễn. Lúc đó, liệu chúng ta có thể thực sự tin tưởng vào thành quả giáo dục do những kết quả ảo này mang lại? Để tìm hiểu thái độ của sinh viên về một số hành vi tiêu cực đã và đang xẩy ra trong môi trường học đường thời gian vừa qua. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số hành vi tiêu cực để xem thái độ của sinh viên khi thấy các hiện tượng đó như thế nào. Kết quả thu được như sau:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số sinh viên đều tỏ thái độ bất bình và cảm thấy khó chịu về những hành vi tiêu cực trong học tập hiện nay. Trong đó phải kể đến là hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử (50,7%), học hộ, thi hộ (56,0%), chạy điểm (46,7%), mang điệm thoại vào phòng thi (40,0%) và 51,3%
làm việc riêng trong giờ học. Đây là những hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và sự công bằng giữa các sinh viên trong lớp cũng như trong trường.
54
Biểu 2.3: Thái độ của sinh viên về một số hành vi tiêu cực trong học tập
Ngoài ra, một bộ phận sinh viên dám đứng lên tố giác hoặc nhắc nhở các bạn có hành vi tiêu cực. Tuy nhiên, các trường hợp nhắc nhở hoặc tố cáo đều ở những hành vi tiêu cực nó đang xẩy ra thường xuyên, sinh viên nào cũng có thể mắc phải một hai lần thậm chí nhiều lần về những hành vi tiêu cực như: đi học muộn, không làm bài tập về nhà, bỏ tiết…khó có thể tránh khỏi những hành vi này trong quá trình học tập.
“Trong phòng thi khi có bạn quay cóp làm các bạn ấy cảm thấy rất khó chịu không chỉ bởi sự “bất bình đẳng” mà còn thấy đó là việc làm không trung thực, ảnh hưởng tới các bạn có lực học khá, học hành chăm chỉ”(Nữ sinh viên năm hai, trường ĐHKHXH&NV)
“Có bạn nhìn thấy vậy cảm thấy đó là chuyện bình thường, mặc kệ thì cứ tiếp tục học và thi bình thường nhưng để giữ được suy nghĩ ấy quả thực là rất khó khăn.Có một số bạn nghĩ “Nó chép được, mình cũng chép được.Tội gì mà không chép” nên lần sau một vài phần tử đặc biệt cũng mang tài liệu vào”.(Nam sinh viên năm thứ 2, Trường đại học KHTN)
55
“Mỗi lần nhìn thấy bạn mình làm hành động đấy, tôi không thể cho qua vì thấy nếu bạn mình còn làm thế được, kết quả học tập cao sẽ tạo ra sự bất công trong lớp. Tôi báo cáo hành vi đó với cô chủ nhiệm, và rồi bị chính lớp mình cô lập cho đến hết năm” (Nữ sinh viên năm thứ nhất trường đại học KHXH&NV)
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên cho rằng những hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử, xin điểm, chạy điểm hay kể cả mang điện thoại vào phòng thi là chuyện bình thường không có gì phải đáng ngạc nhiên, đáng quan tâm. Như vậy, vẫn còn một bộ phận sinh viên còn thờ ơ và coi đó là hiện tượng bình thường, không phản ứng gì khi nhìn thấy hành vi tiêu cực đang xẩy ra
Như vậy, việc sinh viên đánh giá cao tính trung thực, công bằng trong học tập, và họ đòi hỏi phải có sự công bằng trong đánh giá giữa các sinh viên với nhau. Tuy nhiên qua phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy, sinh viên phản đối hành vi “quay cóp khi thi và kiểm tra” và “xin nâng điểm”… Có thể kết luận rằng: về thực chất, sinh viên đấu tranh với các hành vi tiêu cực trên cũng nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân của họ chứ thực chất cũng không mặn mà gì với việc đấu tranh với các hành vi tiêu cực trong học tập. Thái độ sinh viên cảm thấy khó chịu khi thấy những hành vi tiêu cực chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp đến là tỏ thái độ coi đó là hiện tượng bình thường và không phản ứng. Đây là hai thái độ được cả sinh viên hai trường quan tâm và khá là tương đồng với nhau. Điều đáng nói là những thái độ như: nhắc nhở nếu thấy hiện tượng đó và tổ cáo nếu thấy hiện tượng đó thì nhận được sự đồng ý của các bạn sinh viên rất ít.
Kết quả nghiên cứu của hai trường cho thấy, sinh viên chưa dám đứng lên tố giác về những hành vi lệch chuẩn đang diễn ra trong học tập hiện nay. Vẫn còn tỏ thái độ giấu diếm, bao che cho các bạn về những hành vitiêu cực này.
Theo ý kiến của sinh viên hai trường trong địa bàn nghiên cứu cho biết, cho dù những hành vi lệch chuẩn này đã và đang xẩy ra ở mức độ thường xuyên và cho dù nghiêm trọng đi nữa thì hầu như các bạn sinh viên vẫn không quan tâm và không dám đứng lên tố cáo hoặc đứng lên nhắc nhở nếu chiếm tỷ lệ rất ít.
56
Ngược lại, sinh viên cho rằng những hành vi lệch chuẩn này diễn ra bao lâu nay, sinh viên thì ai cũng một lần mắc phải một trong những hành vi này. Nên việc cảm thấy bình thường và không phán ứng gì với việc cảm thấy khó chịu nhưng không quan tâm được các bạn sinh viên đánh giá và chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hại trường trong địa bàn nghiên cứu. Như vậy, sinh viên vẫn coi đây là những hành vi bình thường, cho dù là nghiêm trọng đến mức nào thì vẫn coi đó là hiện tượng bình thường và không cần quan tâm .
Bảng 2.9: Thái độ của sinh viên hai trường khi thấy những hành vi tiêu cực trong học tập
Một số hành vi lệch chuẩn
Trường ĐHKHXH&NV ĐHKH Tự nhiên Hà Nội Coi đó
là hiện tượng bình thường và không phản ứng
Cảm thấy khó chịu nhưng không quan
tâm
Nhắc nhở nếu thấy hiện tượng
đó
Tố cáo nếu thấy hiện tượng
đó
Coi đó là hiện tượng bình thường và không phản ứng
Cảm thấy khó chịu nhưng không quan
tâm
Nhắc nhở nếu thấy hiện tượng
đó
Tố cáo nếu thấy hiện tượng
đó
Quay cóp, gian lận trong thi cử
42.7 44.0 9.3 0.0 40.0 57.3 2.7 0.0
Thi hộ, học hộ 26.7 57.3 9.3 6.7 32.0 54.7 2.7 10.7 Làm việc riêng
trong giờ học 29.3 49.3 16.0 5.3 29.3 53.3 14.7 2.7 Chạy điểm,
mua điểm 29.3 45.3 16.0 9.3 34.7 48.0 8.0 9.3
Đi học muộn, nghỉ học không xin phép
26.7 22.7 33,3 17,3 26.7 24.0 28.0 21.3
Không học 28.0 18.7 37.3 10.7 25.3 13.3 44.0 13.3
57
bài, làm bài tập
Nhờ hoặc làm tiểu luận hộ
33.3 33.3 18.7 14.7 42.7 17.3 16.0 24.0
Hút thuốc, uống rượu trong trường lớp
26.7 37.3 21.3 14.7 26.7 28.0 18.7 26.7
Đánh bài trong lớp học
16.0 44.0 30.7 9.3 16.0 33.3 33.3 17.3
Làm bài tập về nhà cùng nhau
25.3 34.7 30.7 4.0 21.3 22.7 37.3
8.0 Làm bài thi
cùng nhau
26.7 28.0 28.0 12.0 21.3 33.3 21.3 13.3
Viết tài liệu ra giấy
30.7 29.3 20.0 14.7 30.7 22.7 20.0 16.0
Mang điện thoại vào phòng thi
18.7 44.0 14.7 14.7 17.3 36.0 9.3 26.7
Tiêu cực trong thi cử đã trở thành “vấn nạn” và gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đến xã hội. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nay đã dẫn đến người học không còn động lực để học, bởi có người không cần học, bằng cách tiêu cực vẫn có được kết quả như ý muốn.Trước những hiện tượng quay cóp, gian lận trong thi cử hiện này, nhóm nghiên cứu cũng đi vào tìm hiểu thái độ của sinh viên trước hiện tượng này.Kết quả cho thấy, hầu như sinh viên còn muốn bao che hoặc là im lặng, không quan tâm đến.
Chỉ có 19,3% sinh viên cho rằng sẽ tìm cách gúp đỡ, nhắc nhỏ bạn ấy và 6,0% sinh viên báo cho giảng viên hoặc cán bộ coi thi. Như vậy, gian lận, quay cóp trong thi cử hiện nay trở thành vấn nạn được cả cộng đồng xã hội quan tâm nhưng gường như các bạn sinh viên vẫn chưa làm tròn trách nhiệm, vai trò của
58
mình trong việc làm cầu nối để ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn đang diễn biến ngày càng phức tạp trong môi trường học đường hiện nay.
Như vậy, các hành vi gian lận thi cử, từ việc nhìn trộm bài của bạn đến nhìn trộm tài liệu hoặc đáp án trong khi thi, đã trở thành hiện tượng phổ biến và thậm chí được coi là chứng bệnh nan y trong ngành giáo dục. Nhận thấy được việc này thì sinh viên phải có trách nhiệm để làm giảm bớt, hạn chế những hành vi gian lận. Nhưng ngược lại sinh viên không đứng lên báo cáo mà lại coi đây là hiện tượng bình thường, coi đây là chuyện riêng và im lặng. Đây là những thái độ mà sinh viên hai trường trong địa bàn nghiên cứu đưa ra chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số sinh viên được hỏi.
Bảng 2.10: Ý kiến của sinh viên qua các năm học khi thường xuyên nhìn thấy hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử hiện nay
Ý kiến của sinh viên Năm nhất và năm thứ
hai
Năm ba và năm thứ tƣ Báo cho giảng viên, cán bộ coi thi, cố vấn học tập 36,4 23,5 Đây là chuyện bình thường, sinh viên ai cũng vậy 9,4 22,4 Đây là chuyện riêng nên để bạn mình tự giải quyết
khi bị phát hiện 17,5 18,7
Im lặng 7,6 18,9
Tìm cách giúp đỡ và nhắc nhỏ bạn ấy không có
hành vi như vậy 24,3 20,9
Sinh viên từ năm nhất đến năm thứ tư có sự khác nhau về thái độ, cách nhìn nhận về hành vi tiêu cực trong học tập. Nếu như sinh viên năm nhất, năm hai tỏ ra thái độ bất bình, dám báo cho giảng viên, cán bộ coi thi, cố vấn học tập và sẽ tìm cách gúp đỡ, nhắc nhở bạn chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngược lại sinh viên năm thứ ba, thứ tư cho rằng sẽ không báo cho giảng viên, cán bộ coi thi chiếm tỷ lệ thấp hơn. Không những vậy, sinh viên năm ba đến năm thứ tư còn coi đây là chuyện bình thường chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên năm nhất, năm thứ hai. Như
59
vậy, qua các năm đều có những sự nhìn nhận, nhận đính khác nhau về hành vi tiêu cực hiện nay.
Tóm lại việc giáo dục đạo đức ở các trường đại học hiện nay hình như chỉ nặng về tính chất chính trị, trong khi những phẩm chất đạo đức “công cụ” cơ bản như sự trung thực, lòng tự trọng, tính tự chủ tự lập trong học tập, biết lao động vất vả trước khi hưởng thành quả, biết tôn trọng và thừa nhận công sức của người khác, biết xấu hổ khi biến cái của người khác thành cái của mình, biết chấp nhận những giới hạn của bản thân... lại ít được quan tâm. Vì vậy có lẽ ngay từ bây giờ cần phải chú trọng hơn nữa việc giáo dục những phẩm chất vừa kể cho sinh viên, nhưng câu hỏi đặt ra là ai sẽ làm điều này?Phòng công tác chính trị sinh viên, Đoàn thanh niên ở mỗi trường là những tác nhân quan trọng nhưng hiệu quả nhất có lẽ chính là các thầy, cô trực tiếp giảng dạy. Chính các thầy, cô phải nghiêm khắc trước những vi phạm của sinh viên và nhất là phải trở thành tấm gương trong lao động nghiên cứu khoa học để sinh viên noi theo, và điều tối kỵ là thầy, cô đừng “nhúng chàm” vì thầy, cô mà còn như thế thì sao trách được sinh viên bởi người thầy luôn là “hệ qui chiếu” cho sinh viên. Trường học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, mà còn là nơi trang bị cho cá nhân những phẩm chất đạo đức tối thiểu để có thể sống và làm việc một cách chân chính trong xã hội. Nếu chỉ chú trọng quá mặt này và xem nhẹ mặt kia thì sẽ chỉ tạo ra những “sản phẩm” khập khiễng mà thôi.