CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI LỆCH CHUẨN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1. Nhận thức của sinh viên về hành vi lệch chuẩn trong học tập hiện nay
Nhận thức đúng đắn có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và trong học tập nói riêng và tác động đến hành vi của mỗi sinh viên. Đó là vấn đề thường xuyên được đặt ra nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân, mỗi sinh viên và cộng đồng tồn tại phát triển một cách tốt đẹp, nhất là bộ phận giới trẻ hiện nay.
Sinh viên là lớp người phản ứng nhanh nhạy với cái mới. Đa số tiếp thu cái mới nhanh chóng nhưng lại không định hướng được điều gì là đúng đắn nhất để học theo. Ngoài ra, do học theo lối sống không chuẩn mực từ một số người lớn, thậm chí bị ảnh hưởng bởi phim ảnh có nội dung thiếu lành mạnh trên một số trang mạng… đã dẫn đến những biểu hiện “lệch chuẩn” trong lối sống cũng như “lệch chuẩn” trong học tập của các em. Tâm hồn như một tờ giấy trắng: Vô tư, trong sáng. Việc nuôi nấng và chăm sóc con cái trưởng thành là việc làm không khó đối với các bậc cha mẹ, bậc thầy cô giáo nhưng việc giáo dục con cái trở thành một công dân tốt không phải là điều dễ dàng. Để rèn luyện nhận thức trong giới trẻ, nhất là sinh viên, ngoài vai trò của gia đình thì sự tác động từ nhà trường là yếu tố vô cùng quan trọng.
Nhịp sống hiện đại đã tạo cho con người lối sống vội vàng trong đi đứng, ăn uống, học tập, kiếm tiền...., khiến sinh viên không ý thức được những giá trị mà mình đang theo đuổi cũng như không ý thức được những gì mình đang có.
Các bậc cha mẹ vì bận mưu sinh nên thiếu chặt chẽ trong cách quản lý, giáo dục con cái trong gia đình. Từ đó, dẫn đến hệ lụy: Một bộ phận sinh viên có những hành vi “lệch chuẩn” trong học tập, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè và mọi người xung quanh; thiếu sự tung thực trong học tập, mọi việc… và thậm chí không ít trường hợp vi phạm pháp luật. Do vậy, việc giáo dục nhận thức trong sinh viên hiện nay là rất cần thiết.
34
Từ xưa đến nay, trong các kỳ thi tại đại hoc, thi thạc sỹ, thi công chức đều có quay cóp, thế nên hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử là hiện tượng bình thường. Bên cạnh đó cũng do quá trình học còn nhiều tiêu cực, đề thi ra theo hướng gắn liền với sách giáo khoa nên sinh viên tha hồ chép. Tiếp đến các hiện tượng chạy điểm, chạy thầy, quay cóp, mua bán sử dụng phao thi, mang điện thoại vào phòng thi... chưa bao giờ lại công khai và rầm rộ như bây giờ. Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên trước những hành vi lệch chuẩn trong học tập, nhóm nghiên cứu đi vào tìm hiểu “ý kiến của sinh viên trước hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử hiện nay”.
Bảng 2.1:Ý kiến của sinh viên về hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử hiện nay
Ý kiến của sinh viên Tổng số Trường
ĐHKHXH&NV Trường ĐH khoa học Tự nhiên
Đồng tình 27,3 26,7 28,0
Không đồng tình 72,7 73,3 72,0
Không ý kiến 0,0 0,0 0,0
Kết quả thu được như sau: Đa số sinh viên không đồng tình với những hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử hiện nay (72,7%). Số liệu này đã cho thấy sinh viên đã nhận thức được hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử là hành vi sai lệch, lệch chuẩn so với những quy định thông thường, không được mọi người, xã hội chấp nhận và đây là những hành vi “lệch chuẩn” sai quy chế, quy định trong vấn đề thi cử mà ngành giáo dục đã quy định. Hơn nữa sinh viên cũng nhận thức được hậu quả của việc sử dụng hành vi quay cóp, gian lận trong học tập có ảnh hưởng lớn đến mỗi cá nhân nói riêng và nền giáo dục nói chúng. Qua ý kiến phỏng vấn sâu cũng nói nên sự không đồng tình và lên án những hành vi quay cóp, gian lận trong học tập hiện nay.
“Em vô cùng bất bình với việc quay cóp trong thi cử. Việc quay cóp khiến học sinh ỷ lại, không có ý thức học tập và hậu quả tất yếu là hổng kiến thức. Mặc dù kết quả cuối kỳ cao nhưng không phải sức học thực chất của các bạn đó.
35
Quay cóp còn là hành động giả dối, một tật xấu học đường cần phải loại bỏ.
Quay cóp cũng làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ bạn bè, thầy trò và quan trọng nhất là ảnh hưởng đến danh dự của mỗi cá nhân”. (Nữ sinh viên năm 3- Trường ĐHKHXH&NV)
“Em vô cùng bất bình với việc quay cóp trong thi cử.Việc quay cóp khiến học sinh ỷ lại, không có ý thức học tập và hậu quả tất yếu là hổng kiến thức.Mặc dù kết quả cuối kỳ cao nhưng không phải sức học thực chất của các bạn đó.Quay cóp còn là hành động giả dối, một tật xấu học đường cần phải loại bỏ. Quay cóp cũng làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ bạn bè, thầy trò và quan trọng nhất là ảnh hưởng đến danh dự của mỗi cá nhân”. (Nữ sinh viên năm 3- Trường ĐHKHXH&NV)
“Thật xấu hổ nếu bị thầy cô bắt gặp khi quay bài.Những trường hợp đó cần phải được xử lý thật nặng để tránh tái phạm lần sau”.(Nữ sinh viên năm nhất trường đại học KHTN HN)
“Em không đồng ý với việc quay cóp, vì như thế sẽ rất bất công cho các bạn không quay cóp.Trong khi chúng em phải học vất vả thì một số bạn khác không chịu học bài mà vẫn được điểm cao.Với thói lười biếng như thế, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì không hiểu các bạn đó sẽ ra sao?Em nghĩ thời gian các bạn ấy dành ra làm phao thi thì để học bài cũ có phải tốt hơn không”.(Nam sinh viên năm thứ 2 trường ĐHKHTN)
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên cho rằng hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử là chuyện bình thường (27,3%). Con số này tuy chiếm không lớn nhưng cũng phản ánh được thực trạng về nhận thức, tư tưởng của một bộ phận sinh viên hiện nay vẫn có những hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử. Nếu muốn năng lực chuyên môn cao, nền giáo dục nước nhà phát triển như một số nước trên thế giới thì nên thay đổi nhận thức và có những biện pháp để ngăn
36
chặn, đầy lùi những hành vi sai lệch đang diễn ra trong môi trường học đường hiện nay.
Về vấn đề này đa phần sinh viên hai trường không đồng tình hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử chiếm (73,3%, trường ĐHKHXH&NV và 72,0%, Trường ĐHKHTN). Như vậy, hầu hết sinh viên phản đối, lên án về hành vi quay cóp, gian lận trong học tập.
Ngược lại, một số sinh viên đồng tình với việc sử dụng, thực hiện hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử hiện nay (26,7% trường ĐHKHXH&NV và 28,0% Trường ĐHKHTN). Có thể thấy, vẫn còn một bộ phận sinh viên sử dụng hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử hiện nay.
Biểu 2.1: Ý kiến của sinh viên các năm học về hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử hiện nay
Kết quả cho thấy, sinh viên năm nhất, năm hai không đồng tình với những hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử chiếm tỷ lệ cao hơn so với năm thứ ba và năm thứ tư (80,3% và 70,1%). Như vậy, sinh viên năm nhất, năm hai đến năm thứ ba, thứ tư đều phản đối với những hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử hiện nay, nhưng ở những mưc độ đánh giá khác nhau.
Ngoài những con số không đồng tình, vẫn còn một bộ phận sinh viên đồng tình với hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử hiện nay là chuyện bình thường.
37
Kết quả cho thấy, sinh viên năm nhất, năm hai tỷ lệ đồng tình với hành vi thấp hơn so với năm ba, năm tư. Điều này dễ hiểu bởi vì sinh viên năm nhất, năm hai mới bưới vào ngưỡng cửa đại học, nên vẫn còn bỡ ngỡ, vẫn nghiêm chỉnh thực hiện theo những nội quy, quy định của nhà trường đưa ra. Ngược lại, một bộ phận sinh viên năm ba, năm tư cho rằng hành vi quay cóp đã trở thành căn bệnh mãn tính, khó lòng có thể tiêu diệt được khi tiêu chí “học vì bằng cấp” vẫn tồn tại trong suy nghĩ mọi người và suy nghĩ quay cóp là điều bình thường luôn hiển hiện trong suy nghĩ của các bạn.
Xét về mặt tương quan giới, kết quả cũng nói lên sự khác biệt về nhận thức của nam sinh và nữ sinh viên. Nếu như tỷ lệ nữ giới không đồng tình với những hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử chiếm cao nhất (80,0%), tỷ lệ này ở nam giới chiếm (69,0%). Các nghiên cứu định tính cũng cho thấy, hầu hết sinh viên đã nhận thức được vấn đề của sai lệch hiện nay.
Về mức độ đồng tình hành vi này thì có sự khác biệt về giới. Nam giới đồng tình với hành vi “quay cóp, gian lận trong thi cử” chiếm cao hơn nữ giới (34,0% và 17,0%). Như vậy, tỷ lệ nữ giới đồng tình thấp hơn ở nam giới
“ Trong những năm qua tình hình quay cóp, gian lận trong thi cử có chiều đi xuống, tình trạng quay cóp, gian lận trong sinh viên cũng ngày một giảm đi.
Nhưng trước thực trạng chung thì hiện trạng này vẫn còn tồn tại trong một bộ phận sinh viên, vẫn còn tư tưởng không cần học, đến lúc thi thì mang tài liệu vào chép, nhất là ở nam sinh viên. Tôi thường thấy các nam sinh viên rất lười học, không chăm chỉ như các bạn nữ sinh, mỗi giờ học là nằm ra bàn, ngồi nghịch điện thoại hoặc là bỏ tiết/ trốn học cũng xẩy ra nhiều đối với nam sinh viên. Đến lúc thi cuối kỳ, giữa kỳ thì nhốn nháo lên, rồi gây ra hiện tượng quay cóp, gian lận trong thi cử ở trong trường học hiện nay” (TLN, cán bộ giảng viên trường ĐHKHXH&NV)
Như vậy, quay cóp, gian lận trong thi cử là điều không thể tránh khỏi, nhưng cần phải có những giải pháp để làm thay đổi một phần nhận thức của sinh
38
viên về vấn đề này. Chúng ta quay lại quá khứ, nhìn lại lịch sử khoa cử Việt Nam chúng ta cũng dễ dàng thấy rằng trong thi cử thời nào cũng có những tiêu cực luôn ẩn hiện bên cạnh những mặt tích cực. Chúng ta cần phải thay đổi dần dần, và có những cách thức, giải pháp để ngăn chặn, làm giảm đi những hành vi lệch chuẩn trong học tập nói riêng và những hành vi lệch chuẩn nói chung. Có như thế, nền giáo dục nước nhà mới sánh ngang cùng các nước phát triển và hành vi lệch chuẩn trong xã hội sẽ được hạn chế, tiến tới một xã hội bền vững, ổn định hơn bao giờ hết.
Ngoài việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử, tác giả cũng đi vào tìm hiểu ý kiến của sinh viên về hành vi “tiêu cực chạy điểm, mua điểm” đang xẩy ra trong môi trường học đường hiện nay:
Bảng 2.2 :Ý kiến của sinh viên hai trường về hành vi “chạy điểm, mua điểm” trong vấn đề học tập hiện nay
Ý kiến của sinh viên Tổng số
Trường ĐHKHXH&NV
Trường ĐHKHTN Tôi sẽ góp tiền và theo ý kiến số
đông của lớp
12,1 13,5 10.4
Tôi sẽ nói chuyện này với giáo viên chủ nhiệm
25,3 26,7 24,0
Tôi sẽ không góp tiền để chạy điểm
17,3 13.5 16,0
Tôi sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy
45,3 46,3 49,6
Bảng 2.2 cho thấy, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng đa số các bạn sinh viên cho rằng nếu gặp phải những trường hợp trong lớp học thì sẽ đứng lên khuyên các bạn không nên thực hiện hành vi chiếm (45,3%) trong tổng số sinh viên được hỏi. Sinh viên hai trường cũng đồng tình với phương án, nếu gặp những trường hợp như vậy thì sẽ khuyên các bạn (46,3% Trường ĐHKHXH&NV và 49,6% Trường ĐHKHTN).
“Việc chạy điểm, xin điểm, mua điểm hiện nay cũng không nhiều và chỉ có ở một số trường có hiện tượng này.Nhưng cho dù nếu em gặp phải trường hợp
39
này thì em cũng sẽ không làm và em sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về việc này. Cho dù là em sẽ không nhận được sự hài lòng, ghen ghét của lớp” (Nữ, sinh viên năm hai trường ĐHKHXH&NV)
“ Góp tiền để chạy điểm, xin điểm, hành vi này nếu có em cũng không bao giờ làm, không bao giờ theo lớp, cho dù cả lớp đều đồng tình. Việc này cần phải ngăn chặn, phải khuyên bảo các bạn trong lớp và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm lớp, để kịp thời đưa ra biện pháp ngăn chặn” (Nam, sinh viên năm thứ ba trường ĐHKHTN)
Ngoài hành động sẽ khuyên ngăn các bạn thì sinh viên còn cho rằng sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm (25,3%). Như vậy, để làm giảm, ngăn chăn những hành vi tiêu cực trong học tập, muốn nền giáo dục nước ta ngày càng phát triển và sánh ngang với nền giáo dục với các nước trên thế giới thì mỗi sinh viên cần nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc học tập trong bối cảnh hiện nay và việc có những hành vi “lệch chuẩn” trong học tập có tác động như thế nào đến nền giáo dục nước nhà. Từ đây mỗi sinh viên cần thể hiện được cái tôi, trách nhiệm của bản thân trong vấn đề học tập nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung. Trong những năm tới, cần có nhiều cuộc phát động chống những hành vi tiêu cực trong thi cử trong sinh viên. Hơn nữa sinh viên cùng nhau hợp tác để ngăn chặn những hành vi tiêu cực xảy ra trong môi trường học đường như hiện nay.
“Nếu gặp trường hợp này xẩy ra trong lớp em. Đầu tiên em sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm, để cô có cách giải quyết và ngăn chặn ngay những hành vi như thế này” (Nữ, sinh viên năm thứ hai, trường ĐHKHXH&NV)
“Theo em nghĩ thì khi thấy các bạn trong lớp có hành vi như vậy, mình sẽ phải góp ý không nên như vậy và trực tiếp báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để có hướng giải quyết” (Nam, sinh viên năm thứ ba, trường ĐHKHTN)
Ngược lại, bên cạnh những hành động khuyên ngăn, ngăn chặn thì còn một bộ phận nhỏ sinh viên vẫn cho rằng sẽ góp tiền và theo ý kiến số đông của
40
lớp (12,1%). Đây là con số không lớn, nhưng cũng đã nói lên phần nào về tình trạng chạy điểm trong môi trường học đường hiện nay. Với nhận thức không cần học mà vẫn có điểm cao, chỉ cần bỏ chút tiền là được điểm cao. Trước những hành vi đang diễn ra, cần phải có những biện pháp để thay đổi dần dần nhận thức của một bộ phận nhỏ sinh viên về vấn đề này và làm giảm, hạn chế những hành vi đáng buồn này trong học tập.
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy, một bộ phận sinh viên vẫn còn tư tưởng không cần học mà vẫn có điểm cao, chỉ cần bỏ đồng tiền ra là không cần phải học.
“Bây giờ có nhiều trường, nhất là khối kỹ thuật, kinh tế chuyện đi thầy là rất phổ biến. Cứ cuối kỳ là cả lớp góp tiền vào đi thầy để cuối kỳ thầy cho điểm cao, không phải thi lại, học lại” (Nam sinh viên năm nhất, Trường ĐHKHTN)
“Tính em lười học từ xưa, từ hồi vào đại học em càng lười học hơn, suốt ngày em chỉ chơi game, lên lớp thì cũng ngồi nói chuyện, không chép bài. Nếu cả lớp góp tiền đi thầy thì em cũng ủng hộ hành vi này” (Nam, sinh viên năm thứ 3 trường ĐHKHXH&NV)
Bảng 2.3: Ý kiến của sinh viên qua các năm học về hành vi“chạy điểm, mua điểm” trong học tập hiện nay
Ý kiến của sinh viên Năm thứ nhất
và năm thứ hai
Năm thứ ba và năm thứ
tƣ Tôi sẽ góp tiền và theo ý kiến số đông của lớp 11,5 20,5 Tôi sẽ nói chuyện này với giáo viên chủ nhiệm 31,2 22,6
Tôi sẽ không góp tiền để chạy điểm 14,3 20,2
Tôi sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy 39,3 40,2
41
Qua bảng sô liệu cho thấy tình trạng “chạy điểm, mua điểm” ở sinh viên (qua đánh giá của sinh viên), có thể ở mức độ khác nhau nhưng các ý kiến cho rằng mình đã từng chạy điểm là không nhiều, điều đó cho thấy hiện tượng chạy điểm còn tồn tại ở trường đại học, tuy nhiên ở mức độ không cao.
Bên cạnh đó, con số “chạy điểm, mua điểm” cũng dạo động từ 11,5% đến 20,5% từ năm nhất đến năm thứ tư và không có sự khác biệt nhau nhiều. Như vậy, sinh viên vẫn còn tư tưởng“chạy điểm, mua điểm” nếu không làm được bài hoặc muốn được điểm cao thì bỏ ít tiền ra để đổi lại được điểm cao hơn mà không phải học. Qua đó, cho thấy rằng: vấn đề chạy điểm ở sinh viên năm thứ 1,2 là rất ít và không phổ biến.Bởi vì hiện tượng “chạy điểm” càng về cuối khóa học diễn ra càng phổ biến hơn, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của sinh viên sau khi ra trường.
Bảng 2.4: Tương quan về giới: Ý kiến của sinh viên về hành vi “chạy điểm, mua điểm” trong học tập hiện nay
Ý kiến của sinh viên Nữ Nam
Tôi sẽ góp tiền và theo ý kiến số đông của
lớp 17,6 17,0
Tôi sẽ nói chuyện này với giáo viên chủ
nhiệm 28,2 21,5
Tôi sẽ không góp tiền để chạy điểm 18,4 19,0
Tôi sẽ khuyên các bạn không nên làm như
vậy 45,9 32,3
Tương quan về giới khi đưa ra ý kiến về hành vi “chạy điểm, mua điểm”
trong học tập hiện nay. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt nhau. Không những vậy, hành vi chạy điểm vẫn có sự đồng tình của cả nam giới và nữ giới, nhưng chiếm tỷ lệ không cao. Theo ý kiến của nữ giới và nam giới khi thấy hiện tượng này xảy ra, các bạn đã nói lên tiếng nói của mình để ngăn chặn những hành vi tiêu cực xây ra trong môi trường học đường hiện nay.