Quy trình thực hiện thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở kế hoạch và đầu tư hải dương (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.2. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.2.5. Quy trình thực hiện thẩm định

Khâu có ý nghĩa quan trọng trong thẩm định dự án là thực hiện các công việc thẩm định. Thực hiện tốt khâu này sẽ đảm bảo được những yêu cầu đặt ra trong công tác thẩm định. Để thực hiện tốt khâu này phải có một quy trình thẩm định hợp lý, khoa học. Cơ sở hình thành quy trình thẩm định dự án là nhiệm vụ tổng quát của công tác thẩm định dự án:

- Phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án về công nghệ, kinh tế, xã hội, môi trường…

- Đề xuất và kiến nghị với nhà nước chấp nhận hay không chấp nhận dự án, nếu chấp nhận thì với những điều kiện nào.

Việc thứ nhất chủ yếu là công việc xem xét, đánh giá chuyên môn của các chuyên gia. Việc thứ hai là của các nhà quản lý: lựa chọn phương án và điều kiện phù hợp nhất. Xây dựng được một quy trình thẩm định phù hợp sẽ đảm bảo được các yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý ngành và phối hợp các ngành, các địa phương trong việc đánh giá, thẩm định và xử lý những vấn đề tồn tại của dự án; đồng thời đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định các dự án, cho phép phân tích đánh giá sâu sắc các căn cứ khoa học và thực tế các vấn đề chuyên môn; bên cạnh đó còn đơn

26

giản hoá được công tác tổ chức thẩm định mà vẫn nâng cao được chất lượng thẩm định.

1.2.5.1. Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ dự án phải đầy đủ và hợp lệ theo đúng Thông tư 04/ 2003/

BKH ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư sửa đổi, bổ sung một số điểm về Hồ sơ thẩm định dự án, Báo cáo đầu tư và Tổng mức đầu tư.

1.2.5.2. Lập hội đồng thẩm định

Tuỳ theo quy mô của dự án mà thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước, Hội đồng thẩm định Bộ, ngành hay hội đồng thẩm định thành phố, địa phương.

- Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thẩm định hoặc thẩm định lại các dự án sau:

+ Các dự án đầu tư lớn, quan trọng trước khi Chính phủ trình Quốc hội thông qua và quyết định chủ trương đầu tư.

+ Các dự án đã thông qua quá trình thẩm định nhưng Thủ tướng Chính phủ thấy cần thiết phải thẩm định lại.

+ Các dự án đầu tư và dự án quy hoạch theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư.

Tuy nhiên việc thành lập hội đồng thẩm định thường chỉ áp dụng đối với những dự án có vốn đầu tư lớn, tính chất phức tạp còn những dự án đầu tư nước ngoài không lập hội đồng thẩm định.

1.2.5.3. Tổ chức thẩm định

Quá trình thẩm định đóng vai trò quyết định trong tiến trình thẩm định dự án, vì vậy quá trình này phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về mức độ

27

chính xác, khách quan và hợp lý, tập trung vào nội dung cơ bản của dự án tránh những câu hỏi không cần thiết. Do đó, trong quá trình thực hiện tổ chức thẩm định yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các tổ chức tư vấn, các bộ, ngành, vụ, viện có liên quan. Đồng thời phải có sự phân công chặt chẽ, phù hợp các cán bộ vào dự án cụ thể. Làm tốt các khâu từ xử lý hồ sơ sơ bộ đến khi dự thảo trình duyệt cấp giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư.

1.2.5.4. Dự thảo quyết định đầu tư hay cấp phép đầu tư - Mục tiêu đầu tư.

- Xác định chủ đầu tư.

- Hình thức quản lý dự án.

- Địa điểm, diện tích đất sử dụng, phương án bảo vệ môi trường và kế hoạch tái định cư và phục hồi (nếu có).

- Công nghệ, công suất thiết kế, phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình.

- Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có).

- Tổng mức đầu tư.

- Nguồn vốn đầu tư, khả năng và kế hoạch vốn của dự án.

- Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung.

- Phương thức thực hiện dự án.

- Nguyên tắc phân chia gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu…

Sau khi lập dự thảo này phải trình người có thẩm quyền ký duyệt.

1.2.4.5. Phê duyệt báo cáo khả thi

Việc phê duyệt báo cáo khả thi được thực hiện bởi thủ trưởng cấp có thẩm quyền thẩm định. Một dự án khi được trình duyệt thì tính pháp lý của nó phải được đảm bảo bằng luật. Dự án có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ do

28

chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư nhưng phải nói rõ lý do chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở kế hoạch và đầu tư hải dương (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)