NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở kế hoạch và đầu tư hải dương (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.1.1. Đặc điểm của tỉnh Hải Dương có liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư

Tình hình trong tỉnh, sau những năm đổi mới đã đạt được một số thành tựu quan trọng, quy mô nền kinh tế có bước phát triển khá, đã hình thành được một số ngành, sản phẩm có ưu thế (như: công nghiệp may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử, trình độ thâm canh trong nông nghiệp,..), hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu từng bước được đầu tư đồng bộ (nhất là hạ tầng về giao thông, khu công nghiệp, viễn thông, cấp điện), chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, một số yếu tố về thể chế, thủ tục hành chính đã được cải cách, phát huy tác dụng bước đầu,..Tuy nhiên, tỉnh Hải Dương cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như: tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, môi trường đầu tư kinh doanh chậm được cải thiện, năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế, cũng như các doanh nghiệp còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ, tay nghề cao chưa đáp ứng được yêu cầu,…

Phát huy những lợi thế, khắc phục những khó khăn, thách thức, giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh đã giành được những kết quả quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 11/16 chỉ tiêu chủ yếu của 5 năm 2011 – 2015 đã đề ra. Kinh tế tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước; quy mô nền kinh tế và sức cạnh tranh của một số ngành, sản phẩm được cải thiện. Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục có bước phát triển

49

mới, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống của đại bộ phận nhân dân được nâng lên.

Tăng trưởng kinh tế ổn định và đạt khá, bình quân tăng 7,7%/năm, thấp hơn giai đoạn trước (giai đoạn 2006 – 2010 đạt 9,8%/năm) và thấp hơn mục tiêu đề ra (mục tiêu 11%/năm), trong đó giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,0%/năm (mục tiêu 1,8%/năm), công nghiệp – xây dựng tăng 9,6%/năm (mục tiêu 12,6%/năm), dịch vụ tăng 6,3%/năm (mục tiêu 12,2%/năm). Tính theo giá 2010, tăng trưởng bình quân ước đạt 7,9%/năm. Quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp 1,83 lần năm 2010.

Tính đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn huy động ước đạt 58.600 tỷ đồng, tăng 21,1%, dư nợ ước đạt 43.770 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2014, trong đó: dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn 24.000 tỷ đồng, tăng 9,1%, dư nợ cho vay xuất khẩu 2.200 tỷ đồng, tăng 15,3%; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 8.300 tỷ đồng, tăng 0,7%;dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ 2.100 tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2014. Nợ xấu chiếm 0,9%

tổng dư nợ. Thực hiện nghiêm túc và quyết liệt Đề án cơ cấulại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trên địa bàn theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, giữ ổn định, an toàn hệ thống và khả năng chi trả được đảm bảo.

Trong lĩnh vực đầu tư: Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2015 - 2016; ban hành Danh mục các dự án khuyến khích đầu tư và hạn chế thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh từ năm 2015. Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh đã từng bước được cải thiện. Tổ chức tốt Hội nghị gặp gỡ đối thoại doanh nghiệp trong và ngoài nước năm 2015, Hội thảo xúc tiến đầu tư Nhật Bản vào Hải Dương. Hoàn thành rà soát tình hình thực hiện của các dự

50

án được chấp thuận đầu tư ngoài các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 ước đạt 31.635 tỷ đồng, bằng 40% GDP. Cơ bản hoàn thành kế hoạch đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước năm 2015.

Đầu tư xây dựng cơ bản: Tổng vốn đầu tư công năm 2015 là 2.186 tỷ 999 triệu đồng, bao gồm: vốn cấp huyện, cấp xã quản lý là 607 tỷ 336 triệu đồng, vốn cấp tỉnh quản lý là 1.579 tỷ 662 triệu đồng. Ước tổng giá trị khối lượng thực hiện của các dự án đạt 1.326 tỷ 202 triệu đồng, bằng 105% kế hoạch vốn giao thực hiện đầu tư dự án trong năm là 1.264 tỷ 338 triệu đồng.

Đầu tư từ khu vực dân doanh: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới cho 925 doanh nghiệp (DN), tăng 273 DN, số vốn đăng ký tăng gấp trên 2,4 lần so vói năm trước; xóa tên thu hồi giấy đăng ký kinh doanh 107 DN. Các DN trong nước từng bước thoát khỏi giai đoạn suy thoái, nhiều DN sau thời gian tạm dừng hoạt động đã trở lại SXKD, số DN giải thể, dừng hoạt động giảm so với năm 2014 (số DN tạm dừng giảm 58 DN, số DN giải thể giảm 74 DN), tuy nhiên các DN vẫn còn những khó khăn trong hấp thụ vốn, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 45 dự án đầu tư trong nước thuê đất sản xuất kinh doanh, tăng 13 dự án so với cùng kỳ 2014 với số vốn đầu tư đăng ký 2.466,4 tỷ đồng, diện tích thuê đất 181,9 ha; điều chỉnh dự án cho 21 dự án. Kiểm tra, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư 13 dự án.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 319 triệu USD, bằng 61,7% so với năm 2014 (nếu loại trừ Dự án Bệnh viên quốc tế trong KCN Đại An được cấp trong 9 tháng đầu năm 2014 có số vốn lớn 260 triệu USD thì thu hút đầu tư 9 tháng đầu năm nay tăng 34% so với cùng kỳ năm 2014), trong đó: cấp mới cho 20 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 169,5 triệu USD (10 dự án ngoài KCN với số vốn đăng ký 46,7 triệu USD, 10 dự án

51

trong KCN với số vốn đăng ký 122,5 triệu USD). Điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 16 dự án với số vốn tăng thêm 149,5 triệu USD; thu hồi giải thể 2 dự án ngoài KCN. Hoạt động sản sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng ổn định, nhiều doanh nghiệp tiếp tục tăng quy mô đầu tư, thu hút thêm lao động, vốn đầu tư thực hiện của các DN FDI ước đạt 260 triệu USD

2.1.2. Đặc điểm của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương có liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương

Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành Kế Hoạch và Đầu tư Hải Dương đã được hình thành và có bước chuyển mạnh mẽ, cơ cấu tổ chức bộ máy dần hoàn thiện và được sắp xếp lại ngày một phù hợp, đội ngũ cán bộ công chức luôn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng:

Trước năm 1959, tiền thân cơ quan kế hoạch và đầu tư của tỉnh là Tổ Kế hoạch thống kê thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh với 3 cán bộ phụ trách.

Từ năm 1959, Thống kê tách khỏi kế hoạch hình thành ban kế hoạch thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh.

Đến năm 1961, Uỷ ban kế hoạch được thành lập nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.

Từ năm 1997, Uỷ ban kế hoạch tỉnh Hải Dương được đổi tên thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.

2.1.2.3. Chức năng

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước

52

ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2.1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn

Trình UBND Tỉnh ban hành Quyết định, Chỉ thị về quản lý các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vị quản lý của Sở theo quy định của Pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.

Trình UBND Tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp, quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp huyện và các sở, ban, ngành của tỉnh theo

2.1.2.4. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương có Ban Giám đốc và 11 phòng ban chức năng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và lĩnh vực đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa phương; quản lý hỗ trợ phát triển chính thức, đầu thầu, đăng ký kinh doanh trên phạm vi địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ,

53

quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, xong lại có mối quan hệ khăn khít với nhau nhằm hỗ trợ nhau trong việc cùng giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh ngày càng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở kế hoạch và đầu tư hải dương (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)