Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở kế hoạch và đầu tư hải dương (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG

2.2.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương

2.2.4.1. Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu dự án

Việc xem xét, đánh giá sự cần thiết và mục tiêu của dự án nhằm hướng tới mục tiêu phát triển đồng bộ, và thực hiện theo đúng kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nói riêng và của đất nước nói chung.

+ Ưu điểm: Các định hướng, chính sách, chiến lược phát triển là căn cứ, cơ sở để xem xét tính đồng bộ, đảm bảo mục tiêu phát triển của toàn xã hội, và giúp bộ máy quan quản lý nhà nước hoạt động hiệu quả vì mục tiêu sự nghiệp của đất nước. Bên cạnh đó, giúp các nhà đầu tư có căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư của mình được thuận lợi hơn.

+ Nhược điểm: Nếu các định hướng, chính sách, chiến lược phát triển được xây không phù hợp hoặc không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế chung của xã hội do những yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Thì điều này, sẽ tạo ra những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước, và khó xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư. Việc không thu hút được các nhà đầu tư sẽ khó thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thậm chí còn kéo theo nhiệu hệ lụy cho nền kinh tế.

Từ đó, cho thấy việc xây dựng các định hướng, chính sách, chiến lược phát triển cần đứng trên quan điểm thực tế và đứng trên mục tiêu phát triển chung của toàn xã hội.

62

2.2.4.2. Thẩm định các yếu tố đầu vào của dự án

Đối với nội dung thẩm định các yếu tố đầu vào của dự án, công tác thẩm định mới chỉ tập trung so sánh đánh giá với các định mức, tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên, cần phải kết hợp với tình hình thực tế (diễn biến thị trường, giá cả...) để đảm bảo tính khả thi của các phương án tính toán. Việc xem xét, đánh giá các yếu tố đầu vào của dự án cần phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều này, góp phần tạo tiền đề cho việc lập dự án và thực hiện xây dựng dự án theo đúng các chỉ tiêu và đồng bộ trong khu vực.

2.2.4.3. Thẩm định quy mô dự án

Quy mô về: Công suất sản phẩm, dịch vụ; Tổng vốn đầu tư; Số lượng lao động.

Khi thẩm định nội dung này, việc xem xét và đánh giá còn thiếu các cơ sở tin cậy chẳng hạn như là các yếu tố trượt giá, các chỉ số giá áp dụng trong tính toán.

2.2.4.4. Thẩm định các giải pháp xây dựng và tiến độ thực hiện dự án Các giải pháp xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Giải pháp đầu tư xây dựng; Giải pháp pháp san lắp mặt bằng; Giải pháp thiết kế giao thông; Giải pháp cấp nước;

Giải pháp cấp điện; Giải pháp thông tin liên lạc; Giải pháp vệ sinh môi trường;

Cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá các giải pháp xây dựng dựa trên quy hoạch chi tiết được duyệt, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, và các ý kiến tham gia của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Từ đó, cho ra kết quả thẩm định đạt yêu cầu, đảm bảo tính thực hiện và khả thi của các giải pháp xây dựng.

Tiến độ thực hiện dự án có đúng với trình tự đầu tư dự án, phù hợp với chủ trương, chính sách và chấp thuận chủ trương đầu tư.

2.2.4.5. Thẩm định năng lực của chủ đầu tư

Trong phần này, nội dung thẩm định tập trung xem xét về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý đầu tư của chủ đầu tư. Các

63

thông tin thẩm định chủ yếu căn cứ hồ sơ của chủ đầu tư nên nhiều trường hợp không đảm bảo tính khách quan, trung thực. Vì vậy, cần bổ sung hệ thống thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (cơ quản chủ quản, cơ quan thuế, ngân hàng, địa phương,..) cung cấp cho bộ phận thẩm định để đánh giá chính xác tình trạng thực tế của chủ đầu tư.

Cán bộ thẩm định cần quan tâm hơn nữa về nội dung xem xét và đánh giá năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư. Vì đây, là yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công việc thực hiện, triển khai, khai thác và vận hành của dự án.

2.2.4.6. Thẩm định kế hoạch huy động và phân bổ vốn thực hiện dự án Khi thẩm định nội dung huy động vốn thực hiện dự án, mới chỉ được xem xét trên khía cạnh của nhà đầu tư đưa ra trong dự án. Vì thế, việc xem xét, đánh giá cần bổ sung những căn cứ, số liệu về nhu cầu của thị trường, để từ đó có cơ sở chắc chắn, đảm bảo cho công tác huy động vốn phục vụ công tác thực hiện đầu tư dự án. Đồng thời, cần có cam kết của chủ đầu tư hoặc những ràng buộc pháp lý để đảm bảo việc thực hiện dự án nói riêng cũng như đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

Việc xem xét, đánh giá việc phân bổ vốn chỉ mới xem xét đến vốn đăng ký và kế hoạch chủ quan của nhà đầu tư. Vì trên thực tế tỷ lệ vốn triển khai thường thấp hơn so với vốn đăng ký ban đầu nên dẫn đến việc triển khai thực hiện dự án chậm. Do đó, công tác theo dõi, giám sát kiểm tra tình hình triển khai dự án đầu tư sau khi được cấp phép cần được thường xuyên, chặt chẽ nhằm hạn chế, khắc phục những dự án xấu góp phần làm trong sạch môi trường đầu tư và thúc đẩy đầu tư dự án phát triển.

2.2.4.7. Thẩm định tình hình tài chính của dự án

Trong nội dung này, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính, được xem xét, đánh giá đứng trên quan điểm ngân sách nhà nước và dựa trên kết quả

64

tính toán của nhà đầu tư. Chẳng hạn cố định tỉ lệ chiết khấu của dự án là không hợp lý, thiếu cơ sở tính toán, không tính đến yếu tố lạm phát làm cho kết quả tính toán không được đánh giá cao về mặt tài chính. Điều này dẫn đến các chỉ tiêu về NPV, IRR, Thv và độ nhạy của dự án có độ tin cậy không cao, và sẽ ảnh hưởng tới việc phòng ngừa những rủi ro.

2.2.4.8. Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Trong công tác thẩm định, chỉ mới đưa ra được những chỉ số, số liệu về mặt định tính mà chưa có số liệu và phương pháp tính toán phân tích để có những số liệu định lượng phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư. Qua đó, công tác thẩm định cần áp dụng những phương pháp và các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư nhằm mục đích mang lại sinh lợi cho nền kinh tế.

Trong thời gian 5 ngày làm việc, sau khi đã có đủ hồ sơ dự án do chủ đầu tư đã chỉnh sửa và số liệu xác định mặt bằng thuê đất. Sở Kế hoạch và Đầu tư lập tờ trình về những nội dung đã thẩm định để báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh xem xét quyết định chấp thuận đầu tư. Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi có thông báo ý kiến đồng ý của lãnh đạo UBND tỉnh, Văn phòng HĐND và UBND tỉnh trình lãnh đạo tỉnh ra Văn bản chấp thuận đầu tư.

Trong trường hợp dự án chưa được chấp thuận, Văn phòng HĐND và UBND tỉnh có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành có liên quan để thông báo và làm việc với nhà đầu tư.

Nếu sau một năm kể từ khi có văn bản chấp thuận đầu tư, chủ đầu tư không triển khai thực hiện dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư phải báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định thu hồi chấp thuận đầu tư và quyết định giao đất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở kế hoạch và đầu tư hải dương (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)