Nội dung thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở kế hoạch và đầu tư hải dương (Trang 28 - 42)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.2. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.2.6. Nội dung thẩm định dự án đầu tư

Đánh giá mức độ tham gia và khả năng cạnh tranh mà sản phẩm của dự án có khả năng đạt được. Nếu kết quả phân tích cho thấy triển vọng thị trường chỉ mang tính chất nhất thời hay đang dần thu hẹp lại thì cần thận trọng xem xét đầu tư cho dự án.

1.2.6.2. Thẩm định về phương diện kỹ thuật, về thiết bị công nghệ của dự án

Đây là phần cốt lõi của dự án, quyết định kết quả và hiệu quả của đầu tư, nên được xem xét kỹ trước khi đánh giá khía cạnh khác, kể cả khả năng sinh lời về mặt tài chính và kinh tế của dự án. Vì vậy cần thu thập đủ ý kiến của chuyên viên kỹ thuật (kể cả những ý kiến được đăng tải trên báo chí). Có thể kết hợp với tiến hành điều tra riêng rẽ các vấn đề khác nhau với việc tập hợp nhóm các chuyên gia có trách nhiệm xem xét, đánh giá tổng hợp.

Tuy nhiên, bước nghiên cứu này phải đi đến kết luận thiết kế công nghệ hiện tại có giúp dự án đạt mục tiêu đã nêu, có khả thi về mặt kỹ thuật hay không?

Tất cả dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị đều phải thẩm định thiết bị công nghệ.

+ Xem xét việc lựa chọn hình thức đầu tư và công suất của dự án:

Từ việc nghiên cứu kỹ năng lực và điều kiện sản xuất hiện tại của doanh nghiệp,đề xuất hình thức đầu tư phù hợp.

Xem xét việc lựa chọn công suất thiết bị cần dựa vào nhu cầu thị trường của sản phẩm, tính năng của thiết bị có thể lựa chọn và khả năng tài chính của chủ đầu tư.

29

+ Nghiên cứu về dây chuyền công nghệ và lựa chọn thiết bị :

Việc thẩm định phải phân tích được rõ ưu điểm và những hạn chế của công nghệ lựa chọn. Đối với điều kiện cụ thể của Việt Nam công nghệ được lựa chọn nên là cong nghệ đã qua kiểm chứng thành công, vì vậy cần thu thập, tích luỹ thông tin về kinh ngiệm của các nhà sản xuất có sản phẩm và công nghệ tương tự. Nếu là công nghệ áp dụng lần đầu trong nước cần có kết luận của cơ quan giám định công nghệ.

1.2.6.3. Sự hợp lý của phương án địa điểm, sử dụng đất đai, chế độ khai thác và sử dụng đất đai

Vị trí của dự án phải được tối ưu vì vậy cần đảm bảo các yêu cầu như:

tuân thủ các quy định về quy hoạch xây dựng, kiến trúc của địa phương và các quy hoạch của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy, quản lý di tích lịch sử…thuận lợi về giao thông, phương tiện và chi phí vận tải phù hợp, giá cước hạ. Gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, cơ sở phục vụ sản xuất chủ yếu, cơ sở tiêu thụ sản phẩm quan trọng.

Hợp lí với việc đi lại của cán bộ công nhân. Tận dụng được các cơ sở hạ tầng sẵn có trong vùng như: lưới điện quốc gia, hệ thống cung cấp nước, đường giao thông, thông tin liên lạc, bưu điện. Các chất phế thải, nước thải nếu độc hại phải qua khâu xử lý và gần tuyến nước thải cho phép. Phải xa khu dân cư nếu có khí độc hại và tiếng ồn.

Mặt bằng được chọn phải đủ rộng để có thể phát triển trong tương lai phù hợp với tiềm năng phát triển doanh nghiệp. Xem xét số liệu địa chất công trình để ước tính chi phí xây dựng và gia cố nền móng (một số dự án cần tránh đầu tư vào những địa điểm có chi phí nền móng quá lớn).

Xem xét khả năng giải phóng mặt bằng, đền bù: nếu việc đầu tư đòi hỏi phải xây dựng ở địa điểm mới, để ước tính tương đối đúng chi phí và

30

thời gian thực hiện dự án, cần xem xét khả năng giải phóng mặt bằng và đền bù thiệt hại cho cộng đồng nơi có dự án.

1.2.6.4. Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường

Tất cả các dự án đầu tư được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường và biện pháp xử lí hạn chế mức độ độc hại đến môi trường và biện pháp xử lý hạn chế mức độ độc hại đến môi trường sống.

1.2.6.5. Thẩm định về phương diện tổ chức

- Xem xét các đơn vị thiết kế thi công: Phải có tư cách pháp nhân, có năng lực chuyên môn, có giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Xem xét các đơn vị cung ứng thiết bị công nghệ.

- Xem xét về tiến độ thi công công trình và chương trình sản xuất của dự án.

1.2.6.6. Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Thẩm định kinh tế-xã hội là một nội dung quan trọng của dự án. Trên góc độ người đầu tư là các doanh nghiệp, mục đích quy tụ là lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi cao đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với kinh tế-xã hội. Do đó, trên giác độ quản lý vĩ mô phải xem xét, đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư có những tác động gì đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, có nghĩa là phải xem xét mặt kinh tế-xã hội của dự án, xem xét những lợi ích kinh tế-xã hội do thực hiện dự án đem lại. Điều này giữ vai trò quyết định để các cấp có thẩm quyền

31

chấp nhận cho phép đầu tư, các tổ chức tài chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho dự án.

Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra khi thực hiện dự án.

Đối với mọi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tối đa hoá phúc lợi. Mục tiêu này thường thể hiện trong các chủ trương chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

1.2.6.7. Thẩm định tài chính của dự án

a. Thẩm tra việc tính toán và xác định tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn - Vốn đầu tư xây lắp: Nội dung kiểm tra tập trung vào việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của các dự án và mức độ hợp lý của đơn giá xây lắp tổng hợp, được áp dụng so với kinh nghiệm đúc kết từ các dự án hoặc loại công tác xây lắp tương tự.

- Vốn đầu tư thiết bị: Căn cứ vào danh mục thiết bị kiểm tra giá mua và chi phí vận chuyển, bảo quản theo định mức chung về giá thiết bị, chi phí vận chuyển cần thiết. Đối với các loại thiết bị có kèm theo chuyển giao công nghệ mới thì vốn đầu tư thiết bị còn bao gồm cả chi phí chuyển giao công nghệ.

- Chi phí khác: các khoản mục chi phí này cần được tính toán, kiểm tra theo qui định hiện hành của nhà nước. Những chi phí này được phân theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng. Các khoản chi phí này được xác định theo định mức và nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự toán như chi phí cho việc điều tra, khảo sát thu thập số liệu phục vụ cho việc lập dự án, chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án...

Ngoài các yếu tố về vốn đầu tư trên cần kiểm tra một số nội dung chi phí sau:

- Chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công

32

- Nhu cầu về vốn lưu động ban đầu hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ sung để dự án sau khi hoàn thành có thể đi vào hoạt động ngay được.

Việc xác định hợp lý vốn đầu tư của dự án là cần thiết tránh hai khuynh hướng tính quá cao hoặc quá thấp. Sau khi xác định hợp lý vốn đầu tư cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo chương trình tiến độ đầu tư.

Việc này đặc biệt cần thiết với các công trình có thời gian xây dựng dài.

Kiểm tra về cơ cấu vốn và cơ cấu nguồn vốn.

Cơ cấu vốn theo công dụng: thường được coi là hợp lý nếu tỷ lệ đầu tư cho thiết bị cao hơn xây lắp, tuy nhiên cần linh hoạt tuỳ theo tính chất và điều kiện cụ thể của dự án, không nên quá máy móc áp đặt.

Cơ cấu vốn bằng nội tệ và ngoại tệ: cần xác định đủ số vốn đầu tư và chi phí sản xuất bằng ngoại tệ của dự án để có cơ sở qui đổi tính toán hiệu quả của dự án, mặt khác việc phân định rõ các loại chi phí bằng ngoại tệ để xác định được nguồn vốn ngoại tệ cần thiết đáp ứng nhu cầu của dự án.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn và khả năng đảm bảo nguồn vốn; việc thẩm định chỉ tiêu này cần chỉ rõ mức vốn đầu tư cần thiết từ nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích tìm hiểu các khả năng thực hiện của cá nguồn vốn đó.

Căn cứ vào các nguồn vốn có thể huy động cần quan tâm xử lý các nội dung để đảm bảo khả năng về nguồn vốn như:

+ Vốn tự có của doanh nghiệp: cần kiểm tra phân tích tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xác định số vốn tự có của doanh nghiệp

+ Vốn trợ cấp của ngân sách: cần xem xét các cam kết bảo đảm của các cấp có thẩm quyền đối với nguồn vốn ngân sách.

+ Vốn vay ngân hàng: cần xem xét độ tin cậy về khả năng cho vay của ngân hàng đã cam kết cho vay.

33

+ Vốn vay nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả: cần xem xét kỹ việc chấp hành đúng qui định của nhà nước về vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp và xem xét kỹ việc chấp hành đúng các qui định của nhà nước về các cam kết đã đạt được với phía nước ngoài cũng như khả năng thực tế để thực hiện cam kết đó.

b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án

Theo phương pháp tính toán, các chỉ tiêu tài chính dự án được chia thành hai nhóm chính, gồm: Nhóm các chỉ tiêu được xác định theo phương pháp chiết khấu và Nhóm các chỉ tiêu được xác định theo phương pháp không chiết khấu.

Các chỉ tiêu xác định theo phương pháp không chiết khấu Thời gian hoàn vốn - Thv

Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết phải có để lợi ích ròng (ngân lưu ròng) hoàn trả lại được toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu. Người ta đưa ra một giới hạn về thời gian hoàn vốn cho phép, trên cơ sở đó, dự án chỉ được chấp nhận khi thời gian hoàn vốn cần thiết không vượt quá thời gian hoàn vốn cho phép. Thv ≤[Thv]

Một hình thức phức tạp hơn, nếu đem các lợi ích thu được hàng năm sau khi đã được chiết khấu để so sánh với tổng mức vốn đầu tư ban đầu, sẽ xác định được chỉ tiêu thời gian hoàn vốn chiết khấu. Tuy nhiên, trong hoạt động ngân hàng, xác định thời gian cho vay và thu nợ theo thời gian hoàn vốn, chứ không tính theo thời gian hoàn vốn chiết khấu.

Điểm hoà vốn (BEP - Break even point).

34 Điểm hoà vốn là

trạng thái hoạt động của dự án mà tại đó tổng doanh thu đúng bằng tổng chi phí. Tại điểm hoà vốn, dự án không có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Có một số khái niệm căn bản, thường được sử dụng nhiều nhất khi đề cập tới điểm hoà vốn, đó là:

Sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn và độ an toàn công suất. Cách xác định các chỉ tiêu này được hướng dẫn như sau:

Sản lượng hoà vốn: Được xác định theo công thức:

v - p

= FC

QBEP , trong đó: FC là định phí, p là giá bán và v là biến phí tính trên 1 đơn vị sản phẩm.

Doanh thu hoà vốn: Được xác định theo công thức

S -VC 1

= FC p

* Q

=

DTBEP BEP , trong đó: S là doanh thu trong năm tính toán, VC là tổng biến phí, các ký hiệu khác tương tự như đã đề cập trong công thức xác định sản lượng hoà vốn.

Công suất hoà vốn: Được xác định theo công thức

S

= DT Q

= Q

PBEP BEP BEP . Độ an toàn công suất: Là hiệu số giữa mức 100% công suất thiết kế và công suất hoạt động hoà vốn của dự án. Được xác định theo công thức: Sp = 100% - BEPp. Từ công thức trên cho thấy, công suất hay mức hoạt động hoà

Chi phí cố định Chi phí biến đổi Tổng chi phí Tổng doanh

thu

Sản lượng (Q)

$

QBEP

DTBEP BEP

Sản lượng hoà vốn lý thuyết

35

vốn càng thấp thì độ an toàn công suất càng cao, độ rủi ro hoạt động càng ít và hiệu quả tài chính của dự án càng được đảm bảo hơn.

Sử dụng chỉ tiêu điểm hoà vốn để đánh giá dự án: Tương tự như đối với chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, người ta cũng đưa ra một giới hạn cho phép đối với chỉ tiêu điểm hoà vốn để làm mốc so sánh với giá trị tính toán được từ dự án. Chẳng hạn, đối với chỉ tiêu công suất hoà vốn, nếu PBEP  PBEP trong đó

 PBEP là công suất hoà vốn cho phép, thì dự án được đánh giá là có hiệu quả tài chính cao, độ rủi ro hoạt động ít.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu điểm hoà vốn: Từ các công thức cũng như sơ đồ xác định điểm hoà vốn, các yếu tố cấu thành những công thức xác định điểm hoà vốn hầu như đều có liên quan tới sự thay đổi của chỉ tiêu này.

Các yếu tố như: qui mô định phí, giá bán sản phẩm đầu ra, và chi phí đầu vào đều có thể làm cho điểm hoà vốn thay đổi.

Khả năng hoàn trả nợ vay DSCR (Debt Service Cover Ratio)

Đây là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ vay dài hạn của dự án, được tính toán cho từng năm trong suốt thời gian vay vốn, và được xác định theo công thức như sau:

hạn dài trung, vay Lãi trả

i phả

hạn dài trung, gèc Nợ

hạn dài trung, vay Lãi hao KhÊu thuÕ

sau nhuËn DSCR Lợi

 

Các số liệu trong công thức trên được lấy từ những phân tích phía trước, cụ thể như sau:

- Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + Lãi vay trung, dài hạn phải trả - lấy theo Kế hoạch vay vốn, trả nợ;

- Lợi nhuận sau thuế lấy theo Báo cáo kết quả kinh doanh;

- Khấu hao lấy theo Lịch khấu hao;

Các chỉ tiêu được xác định theo phương pháp chiết khấu

36

Nhóm chỉ tiêu này gồm: NPV, IRR và B /C, cách tính toán xác định và những lưu ý đối với từng chỉ tiêu này trong quá trình sử dụng để đánh giá dự án được trình bầy cụ thể dưới đây.

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (Net Present Value- NPV).

Tiêu thức lựa chọn đối với một dự án: NPV≥0;

So sánh đánh giá các dự án loại trừ nhau: Trực tiếp so sánh NPV của tập hợp các dự án, và dự án nào có NPV lớn nhất được lựa chọn: NPVmax; Công thức tính:

) CF : CF , r ( NPV + CF r) = + (1

C - + B CF r) = + (1

C -

= B

NPV 0 1 t

n 1

=

t t

t t 0

n 0

=

t t

t

t ∑

Trong đó: Bt, Ct là lợi ích và chi phí năm thứ t, n là số năm khảo sát, r là suất chiết khấu, CF0 là giá trị dòng tiền ròng năm 0 (năm đầu tiên thực hiện đầu tư), CF1 là giá trị dòng tiền năm kế tiếp theo sau của năm 0, CFt là giá trị dòng tiền của năm thứ t.

Trong quá trình tính toán xác định NPV trên máy tính, sử dụng chỉ tiêu NPV, cần lưu ý một số điểm sau:

Chỉ quét các ô chứa giá trị dòng tiền ròng từ năm thứ hai trở đi (từ CF), nếu quét cả giá trị CF0 vào trong câu lệnh hàm NPV thì kết quả sẽ là NPV của năm -1 chứ không phải năm 0 (năm hiện tại);

Đảm bảo sự liên tục của các ô từ CF1 đến CFt: Ngay cả trong trường hợp 1 năm nào đó không có giá trị dòng tiền ròng, thì nên gán cho giá trị bằng 0 để chuỗi số liệu được liên tục, nếu không máy tính sẽ tính NPV về năm trước năm không có giá trị;

Lựa chọn suất chiết khấu để tính NPV: Nếu tính toán với dòng tiền theo quan điểm tổng đầu tư, dùng suất chiết khấu là WACC; nếu tính toán với dòng tiền theo quan điểm chủ đầu tư, dùng suất chiết khấu là tỷ suất sinh lợi yêu cầu vốn chủ sở hữu re;

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở kế hoạch và đầu tư hải dương (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)