CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG
2.2.2. Tình hình thực hiện quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Tại Sở KH&ĐT Hải Dương, công tác thẩm định dự án đầu tư được thực hiện theo quy trình thống nhất, gồm bốn bước như sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương
56 Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra tính hợp thức của các loại văn bản theo quy định. Nếu đầy đủ, làm phiếu tiếp nhận. Tuỳ theo từng loại hồ sơ dự án sẽ thông báo trả kết quả sau khi có quyết định phê duyệt các cấp có thẩm quyền.
Nội dung hồ sơ
Các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nộp hồ sơ dự án bao gồm :
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư (bản thuyết minh và các bản vẽ)
- Tờ trình đề nghị xin chấp thuận đầu tư Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả
Thẩm định hồ sơ
Lãnh đạo Sở KH&ĐT
UBND tỉnh
Đạt yêu cầu
Dự thảo kết quả Không đạt yêu
cầu
Yêu cầu bộ phận hoàn thiện
hồ sơ
57
- Bản sao công chứng Quyết định thành lập doanh nghiệp (hoặc biên bản của các sáng lập viên thành lập doanh nghiệp)
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Thuyết minh về năng lực tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần nhất.
(Chủ đầu tư nộp 09 bộ hồ sơ dự án về Sở Kế hoạch và Đâu tư) Nội dung của dự án đầu tư gồm các nội dung sau:
- Mục tiêu dự án - Quy mô của dự án
- Địa điểm và diện tích đất xin thuê để thực hiện dự án
- Danh mục máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất - Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư
- Hiệu quả đầu tư và các giải pháp vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ
- Bản vẽ mặt bằng qui hoạch và mặt bằng vị trí xây dựng công trình - Các hồ sơ khác (nếu có)
Công tác tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thẩm định đơn giản, nhanh chóng.
Với hồ sơ chưa hợp lệ được hướng dẫn cụ thể, tận tình để chỉnh sửa và hẹn ngày nộp lại cụ thể.
Bước 2: Nghiên cứu nội dung hồ sơ dự án và chuẩn bị tổ chức hội nghị thẩm định:
- Cán bộ phòng được giao nhiệm vụ thẩm định dự án phải nghiên cứu kỹ dự án và viết phiếu thẩm định dự án.
- Thời gian nghiên cứu 2-3 ngày.
- Trưởng phòng kiểm tra lại phiếu thẩm định báo cáo Giám đốc Sở về kế hoạch tổ chức hội nghị thẩm định dự án.
58
- Sau khi Giám đốc Sở thống nhất về kế hoạch thẩm định dự án. Phòng Thẩm định gửi giấy mời, hồ sơ báo cáo tóm tắt dự án tới các sở, ngành có liên quan, chủ đầu tư (gửi trước ngày tổ chức hội nghị thẩm định từ 3-5 ngày)
Bước 3: Tổ chức hội nghị thẩm định dự án
- Chủ trì hội nghị thẩm định: Giám đốc Sở (hoặc Phó Giám đốc sở phụ trách thẩm định)
- Sau khi có kết luận của chủ trì hội nghị thẩm định, hội nghị thông qua biên bản, trong đó ghi rõ nội dung kết luận của hội nghị và thời gian mà chủ đầu tư (hoặc tư vấn giúp chủ đầu tư) phải chỉnh sửa dự án để gửi lại Sở Kế hoạch và Đầu tư (nếu có)
Bước 4: Nhận lại hồ sơ dự án sau khi đã chỉnh sửa và lập tờ trình, trình UBND tỉnh phê duyệt
- Nộp dự án đã chỉnh sửa (nếu có) về tổ tiếp nhận hồ sơ.
- Phòng Thẩm định dự án đầu tư lập tờ trình để trình Giám đốc ký.
Trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, tổ tiếp nhận và trả hồ sơ sẽ gửi thông báo tới chủ đầu tư đến nhận Quyết định phê duyệt dự án
* Lệ phí thẩm định
Lệ phí thẩm định dự án được căn cứ vào các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước
Quy trình thẩm định dự án đầu tư từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến nghiên cứu nội dung, tổ chức hội nghị thẩm định và ra kết quả thẩm định được thực hiện thống nhất. Các bước được thực hiện khoa học, hợp lý, đúng quy định, giảm thiểu thủ tục hành chính. Nhờ vậy, chất lượng công tác thẩm định dự án đã được nâng lên. Bộ phận thẩm định dự án tuân thủ tốt quy trình và các quy định của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và UBND tỉnh Hải Dương về các bước thực hiện theo trình tự, thủ tục đầu tư; Đảm bảo chất lượng các nội
59
dung tham mưu và giải quyết kịp thời các hồ sơ, thủ tục trong quy trình quản lý đầu tư.