CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
3.3.1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong thời gian tới, kiến nghị Bộ KH&ĐT cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu Luật và các văn bản dưới Luật tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ trong quá trình thẩm định, tránh được những khúc mắc trong quá trình thực hiện do hệ thống văn bản.
- Kiến nghị Bộ KH&ĐT thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng, tập huấn các phương pháp cũng như cập nhật các thông tin mới cho các cán bộ thẩm định.
- Kiến nghị Bộ KH&ĐT đầu tư soạn thảo các tài liệu hướng dẫn về công tác thẩm định đối với các dự án đầu tư.
3.3.2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương
- Hoàn thiện hệ thống quy hoạch toàn diện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có gắn với Quy hoạch phát triển quốc gia, quy hoạch phát triển chung của vùng; Hoàn thiện quy hoạch phát triển các ngành có gắn với quy
91
hoạch về bảo vệ môi trường sinh thái tại tỉnh, tạo ra cơ chế tác động qua lại giữa các quy hoạch. Khi có dự án mới được triển khai, song song với việc thẩm định các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội cũng cần xem xét xem dự án có phù hợp với quy hoạch môi trường hay không.
Tránh tình trạng các dự án sau khi đưa vào thực hiện mới nhận thấy những tác động về môi trường, gây ra sự lãng phí các nguồn lực của Nhà nước;
- Kiện toàn hệ thống chính sách, quy định của UBND tỉnh về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nói riêng và các hoạt động khác, tạo sự thông thoáng, thuận lợi cho công tác thẩm định khi dẫn chiếu các quy định pháp luật trong công tác thẩm định dự án đầu tư.
- Thông qua nội dung giải pháp cải cách thủ tục hành chính để các ngành các cấp có cơ sở thực hiện.
- Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, có biện pháp xử lý cương quyết đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân không thực hiện theo quy định về đầu tư, thẩm định dự án đầu tư.
3.3.3. Đối với Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương
- Cần quan tâm phối hợp tham gia quá trình tổ chức thẩm định cùng các ngành để đảm bảo tính thống nhất giữa giai đoạn thẩm định và xem xét, trình duyệt hồ sơ dự án, đấu thầu.
- Có đầu mối theo dõi việc tiếp nhận hồ sơ công tác chuẩn bị đầu tư, đấu thầu và kết quả xử lý, ban hành văn bản về lĩnh vực này tại Văn phòng UBND tỉnh. Hàng kỳ đánh giá kết quả thực hiện (3 tháng, 6 tháng và 1 năm) nhằm đạt được hiệu quả trong cải cách hành chính lĩnh vực này.
3.3.4. Đối với các sở quản lý liên quan
- Khi nhận được phiếu xin ý kiến hoặc giấy mời họp và hồ sơ dự án do Cơ quan chủ trì thẩm định gửi đến, các sở có trách nhiệm phối hợp xem xét
92
toàn diện về dự án và có ý kiến về những nội dung theo chức năng nhiệm vụ quản lý của mình bằng văn bản.
- Dự họp đúng thành phần và đúng giờ, tham gia góp ý kiến, trao đổi, thảo luận và có quyền chất vấn các đơn vị tư vấn, chủ dự án. Thành viên dự họp ghi lại ý kiến của mình vào Phiếu ghi ý kiến hội nghị (do Sở Kế hoạch và Đầu tư phát trước khi vào họp) những ý kiến phát sinh ngoài các nội dung đã có trong văn bản báo cáo thẩm định. Sau khi hội nghị kết thúc, thành viên dự họp gửi lại Văn bản tham gia thẩm định của Sở và phiếu ghi nội dung tham gia ý kiến tại hội nghị cho cơ quan chủ trì thẩm định để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và lưu hồ sơ dự án.
3.3.5. Đối với các chủ đầu tư
- Khi có Chủ trương cho lập dự án đầu tư phải trực tiếp làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, cấp trên quản lý trực tiếp của mình để được hướng dẫn lập hồ sơ dự án đầu tư; Lựa chọn đơn vị tư vấn đủ năng lực lập dự án đầu tư hoặc tự lập dự án nếu có đủ năng lực và được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ lập dự án.
- Cung cấp đầy đủ và chuẩn xác về thông tin để tư vấn lập hồ sơ dự án đầu tư theo quy định, tổ chức nghiệm thu nội bộ dự án và trực tiếp bảo vệ dự án trước cuộc họp thẩm định.
- Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin cần thiết khi chủ trì cuộc họp thẩm định yêu cầu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Phân tích thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH&ĐT Hải Dương, tác giả nhận thấy còn tồn tại nhiều hạn chế cần hoàn thiện. Vì vậy, tác giả đã đề xuất 06 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH&ĐT Hải Dương.
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính;
93
- Nâng cao chất lượng khai thác, xử lý và lưu trữ thông tin;
- Tổ chức công tác thẩm định hợp lý;
- Xác định các tiêu chuẩn trong phân tích, thẩm định dự án;
- Tăng cường thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định.
Bên cạnh đề xuất các giải pháp thực hiện, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị với B ộ KH&ĐT, UBND tỉnh Hải Dương và các cơ quan, đơn vị liên quan góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH&ĐT Hải Dương.
94