Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin lấy từ sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân và phát triển kinh tế hộ nông dân.
Thu thập từ Internet để có các thông tin về phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số quốc gia trên thế giới, phát triển kinh tế hộ nông dân tại Việt Nam, một số địa phương của Việt Nam, và những tư liệu liên quan đến đề tài.
Thu thập từ các loại báo cáo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở NN &
PTNT tỉnh Bắc Ninh; các tài liệu, thông tin từ huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Bình và các cơ quan chuyên môn của huyện như: Phòng NN & PTNT, Hội nông dân… về các thông tin và tình hình kinh tế xã hội và tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân của huyện. Các thông tin công bố công khai của các cơ quan, tổ chức như:
Báo và các tạp chí chuyên ngành, đài truyền hình, truyền thanh,…
Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
+ Báo cáo các giai đoạn thực hiện và báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
+ Báo cáo của các xã và thị trấn về tình hình kinh tế của các hộ trên địa bàn Thu thập từ những cơ quan Nhà nước về chủ trương chính sách bao gồm các nghị quyết TW, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân và phát triển kinh tế hộ nông dân.
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng kinh tế hộ nông dân, tác giả thực hiện thu thập các thông tin sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng, chuyên gia có liên quan đến kinh tế hộ nông dân và phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
* Chọn điểm nghiên cứu
Do không có đủ điều kiện để khảo sát tất cả các nông hộ trong huyện, nên chúng tôi áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để khảo sát một một số nông hộ điển hình (đại diện cho hộ nông dân huyện Gia Bình) tại các khu vực khác nhau trên địa bàn huyện. Các khu vực nghiên cứu này phải đại diện cho vùng nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, môi trường, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế hộ nông dân. Quá trình chọn điểm nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chọn xã đại diện
Để nghiên cứu đề tài, tác giả chọn 3 xã đại diện cho 3 khu vực khác nhau của huyện Gia Bình.
Xã Đại Bái, là xã là xã đại diện cho khu vực phát triển nhất của huyện với nhiều ngành nghề, dịch vụ cũng như các hoạt động tiểu thủ công nghiệp với tổng số nhân khẩu là: 8.581 người và 5.432 lao động, có tổng diện tích đất tự nhiên là: 620,2 ha.
Xã Vạn Ninh, là xã đại diện cho khu vực sản xuất cây vụ đông hàng hoá phát triển của huyện đồng thời đây cũng là xã có diện tích dồn điền đổi thửa nhiều nhất, cùng với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên phong, xã có 6.670 nhân khẩu, 3.888 lao động với tổng diện tích đất tự nhiên là: 827,3 ha.
Xã Song Giang là xã đại diện cho khu vực thuần nông với hầu hết đồng ruộng là trũng, có 6.298 nhân khẩu, 3.995 lao động và tổng diện tích đất tự nhiên là: 710,8 ha.
Bước 2: Chọn hộ từ các xã đại diện: Kết hợp với các cán bộ của thôn, xã, tác giả chọn ra danh sách các hộ nông dân của xã (trừ các hộ không liên quan đến sản xuất nông nghiệp). Tiêu thức phân loại xuyên suốt của luận văn là theo mức sống của hộ (khá, trung bình và nghèo), trong đó hộ nghèo được xác định theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016 – 2020. Để các hộ điều tra đảm bảo hộ đại diện cho các mức sống, tác giả lập danh sách hộ nông dân của các xã theo các mức sống khá, trung bình, nghèo. Dựa vào sanh sách này tác giả lựa chọn mỗi loại hộ một số lượng điều tra theo tỷ lệ của hộ trong tổng số. Sau đó lựa chọn hộ được điều tra theo quy ước bước nhảy. Do quy mô hộ của các xã không chênh lệch nhiều và số
hộ tương đối lớn do đó Bước nhảy quy ước trong nghiên cứu này là 10, tức là tức là hộ đầu tiên có thứ tự số 1, hộ tiếp theo có thứ tự thứ 10, hộ thứ 3 có thứ tự thứ 20....trong danh sách, cứ lấy như vậy đến khi có đủ 50 hộ.
Như vậy, tổng số hộ được lựa chọn nghiên cứu là 150 hộ.
* Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân bằng bộ câu hỏi đã định sẵn.
Nội dung của phiếu điều tra bao gồm các thông tin chung chủ hộ và các thông tin được đề cập trong chỉ tiêu nghiên cứu được trình bày ở mục tiếp theo. Phiếu điều tra có đầy đủ thông tin, có cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, từ đó thống nhất số liệu đã thu thập được. Mỗi xã chọn 50 hộ và ta có tổng số hộ cần điều tra khảo sát là 150.
2.3.3 Phương pháp phân tích
2.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh
Sử dụng phương pháp này để hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra. Từ phương pháp này có thể tìm ra các mối quan hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt như tình hình kinh tế, trình độ văn hoá, mức thu nhập, điều kiện sản xuất của các hộ...qua đó đánh giá được thực trạng kinh tế hộ nông dân.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh để tiến hành phân tích thực trạng kinh tế hộ nông dân tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
2.3.3.2. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển nông thôn, kinh tế hộ nông dân của Phòng Nông nghiệp và PTNT, cán bộ huyện, xã, Hội nông dân của địa bàn nghiên cứu; trao đổi, thảo luận với các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
2.3.3.3. Phương pháp PRA
Bằng cách sử dụng các công cụ của điều tra nhanh nông thôn như tổng kết dữ liệu, quan sát trực tiếp, phỏng vấn không chính thức nông dân và kiểm định các thông tin phục vụ cho đề tài, xem xét và phân tích thực tế, bàn bạc cùng với nông dân để đưa ra các biện pháp giải quyết các vướng mắc, khó khăn của nông dân.
Tác giả đã sử dụng để thu thập thông tin, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp thiết thực.
2.3.3.4. Phương pháp phân tích SWOT
Sử dụng phương pháp SWOT để xác định những điểm mạnh và điểm yếu trong việc phát triển kinh tế hộ nông dân địa bàn nghiên cứu, đồng thời cũng thấy được cơ hội và thách thức từ bên ngoài có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, viết báo cáo - Tổng hợp các thông tin điều tra phỏng vấn tại 3 xã