Kết quả phân loại hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 44 - 74)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Gia Bình

3.2.1. Kết quả phân loại hộ điều tra

Căn cứ vào điểm nghiên cứu và cách lựa chọn hộ điều tra được trình bày tại chương 2, kết quả phân loại hộ điều tra được thể hiện tại bảng dưới đây:

Kết quả phân loại hộ điều tra cho thấy:

- Theo điều kiện kinh tế: trong tổng số 150 hộ, có 46 hộ khá (chiếm 30,67%), 76 hộ trung bình (chiếm 50,67%) và 28 hộ nghèo (chiếm 18,67%). Trong đó xã Đại Bái có số hộ khá nhiều nhất với 19 hộ (chiếm 38,00%), xã Song Giang có số hộ nghèo nhiều nhất với 11 hộ (chiếm 22%).

Bảng 3.1. Kết quả phân loại hộ điều tra năm 2016

Tiêu chí

Tổng Xã Đại Bái Xã Vạn Ninh Xã Song Giang Số

lượng (hộ)

cấu (%)

Số lượng

(hộ)

cấu (%)

Số lượng

(hộ)

cấu (%)

Số lượng

(hộ)

cấu (%) 1. Theo điều kiện kinh tế 150 100 50 100 50 100 50 100

- Hộ khá 46 30,67 19 38,00 15 30,00 12 24,00

- Hộ trung bình 76 50,67 23 46,00 26 52,00 27 54,00

- Hộ nghèo 28 18,67 8 16,00 9 18,00 11 22,00

2. Theo tính chất ngành

nghề 150 100 50 100 50 100 50 100

- Hộ thuần nông 95 63,33 23 46,00 33 66,00 39 78,00

- Hộ kiêm 34 22,67 15 30,00 11 22,00 8 16,00

- Hộ NN - BBDV 21 14,00 12 24,00 6 12,00 3 6,00

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2016

- Theo tính chất ngành nghề: trong tổng số 150 hộ, có 95 hộ thuần nông (chiếm 63,33%), 34 hộ kiêm (chiếm 22,67%) và 21 hộ nông nghiệp – buôn bán dịch vụ (chiếm 14,00%). Trong đó, xã Song Giang có số hộ thuần nông nhiều nhất với 39 hộ (chiếm 78,00%), xã Đại Bái có số hộ kiêm và hộ NN-BBDV lớn nhất với 15 hộ (chiếm 30,00%), hộ NN-BBDV có 12 hộ (chiếm 24,00%).

Như vậy, qua kết quả phân loại hộ nông dân cho thấy, số hộ điều tra được phân bố đa dạng theo điều kiện kinh tế (hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo) và theo tính chất ngành nghề (hộ thuần nông, hộ kiêm, hộ NN-BBDV). Điều này đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy trong việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Gia Bình.

3.2.2. Đặc điểm của hộ điều tra 3.2.2.1. Đặc điểm của chủ hộ

Chủ hộ có vai trò quan trọng trong các quyết định của hộ gia đình nói chung, phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng. Các tiêu chí có vai trò quyết định đến năng

lực và trình độ của chủ hộ là: tuổi, giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ. Cụ thể được thể hiện tại bảng dưới đây:

Về tuổi của chủ hộ: có thể thấy đa số chủ hộ có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi, trong đó độ tuổi từ 40 đến dưới 50 tuổi có 57 hộ (chiếm 38,00%), độ tuổi từ 50 đến dưới 60 có 63 hộ (chiếm 42,00%). Nếu tính số chủ hộ trên 60 tuổi với chủ hộ độ tuổi từ 50 đến dưới 60 thì có 79 hộ (chiếm 52,67%). Tuổi của chủ hộ như vậy là khá cao, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế hộ gia đình vì tuổi cao làm cho sự năng động, nhạy bén với thị trường thấp, tiếp cận với khoa học kỹ thuật hạn chế, mức độ mạnh dạn trong đầu tư phát triển sản xuất thấp. Các chủ hộ điều tra của xã Đại Bái có độ tuổi trẻ hơn so với xã Song Giang và xã Vạn Ninh, số chủ hộ dưới 50 tuổi là 28 hộ (chiếm 56,00%), trong khi tỷ trọng số chủ hộ ở độ tuổi này của xã Vạn Ninh và xã Song Giang lần lượt là 44,00% và 42,00%.

Bảng 3.2. Đặc điểm chung của chủ hộ điều tra năm 2016

Tiêu chí

Tổng Xã Đại Bái Xã Vạn Ninh Xã Song Giang Số

lượng (hộ)

cấu (%)

Số lượng

(hộ)

cấu (%)

Số lượng

(hộ)

cấu (%)

Số lượng

(hộ)

cấu (%)

1. Tổng số hộ 150 100 50 100 50 100 50 100

2. Tuổi của chủ hộ

- Trên 60 tuổi 16 10,67 4 8,00 6 12,00 6 12,00

- Từ 50 đến dưới 60 63 42,00 18 36,00 22 44,00 23 46,00 - Từ 40 đến dưới 50 57 38,00 21 42,00 19 38,00 17 34,00

- Dưới 40 tuổi 14 9,33 7 14,00 3 6,00 4 8,00

3. Theo giới tính chủ hộ 0,00 0,00 0,00 0,00

- Nam 133 88,67 42 84,00 45 90,00 46 92,00

- Nữ 17 11,33 8 16,00 5 10,00 4 8,00

4. Theo trình độ văn

hóa

- Từ THPT trở lên 58 38,67 21 42,00 18 36,00 19 38,00 - Trung học cơ sở 73 48,67 25 50,00 25 50,00 23 46,00

- Tiểu học 19 12,67 4 8,00 7 14,00 8 16,00

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2016

Vể giới tính của chủ hộ: đa số chủ hộ là nam giới với 133 hộ (chiếm 88,67%), số chủ hộ là nữ chỉ có 17 hộ (chiếm tỷ lệ 11,33%). Trong các xã thì xã Đại Bái có số chủ hộ là nữ nhiều hơn (chiếm 16%) vì đây là xã phát triển tiểu thủ công nghiệp, số hộ kiêm và hộ buôn bán dịch vụ cao, nhiều phụ nữ làm chủ gia đình phụ trách phần buôn bán, nam giới tập trung làm nghề. Đối với xã Vạn Ninh và Song Giang, tỷ trọng chủ hộ là nam giới chiếm khá cao (trên 90%). Thực tế cho thấy, vai trò quyết định phần lớn các vấn đề trong hộ gia đình ở nông thôn là do nam giới, nhưng nhiều nơi những quyết định liên quan đến sản xuất nông nghiệp lại do phụ nữ quyết định, nam giới chỉ tham gia giúp phụ nữ sản xuất khi vào vụ, thời gian khác họ làm các công việc khác như làm thuê, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương…Do đó tỷ trọng nam giới là chủ hộ gia đình nhiều cũng không ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn.

Về trình độ văn hóa của chủ hộ: Ngoài hai yếu tố tuổi và giới tính thì một yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến khả năng sản xuất kinh doanh của hộ là trình độ của chủ hộ. Trong tổng số 150 hộ điều tra thì số chủ hộ có trình độ văn hoá từ cấp 2 trở xuống chiếm tỷ lệ cao với 92 hộ (chiếm 61,33%), số chủ hộ có trình độ cấp III và trên cấp III chỉ có 58 hộ (chiếm 38,67%), đa số những chủ hộ này tuổi còn trẻ và đã tốt nghiệp hệ trung cấp hoặc trung học dạy nghề, có 1 chủ hộ là tốt nghiệp cao đẳng và không có chủ hộ nào tốt nghiệp đại học. Chủ hộ có trình độ thấp làm cho kinh tế hộ sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhất là khi đối mặt với nền kinh tế thị trường và trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.

Như vậy, vấn đề nổi cộm trong các nhóm hộ là tuổi chủ hộ cao, trình độ văn hóa thấp sẽ hạn chế rất lớn tới việc ra quyết định trong phát triển kinh tế hộ trong thời kỳ hội nhập.

3.2.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ điều tra

Nhân khẩu và lao động có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế hộ nông dân, hộ có số nhân khẩu nhiều, số lao động ít sẽ hạn chế các nguồn lực phát triển kinh tế hộ và ngược lại. Tình hình nhân khẩu và lao động các hộ điều tra được thể hiện tại bảng dưới đây:

Trong tổng số hộ điều tra, đa số hộ nông dân có số nhân khẩu từ 5 người trở lên (114 hộ, chiếm 76%), sô nhân khẩu bình quân của cả 3 xã nghiên cứu là 5,38.

Trong đó xã Song Giang có tỷ trọng hộ có từ 5 người trở lên lớn nhất với 82%, số nhân khẩu bình quân là 5,52; thấp nhất là xã Đại Bái có tỷ trọng hộ có từ 5 người trở lên là 72%, số nhân khẩu bình quân là 4,94.

Bảng 3.3. Đặc điểm nhân khẩu và lao động của hộ điều tra năm 2016

Tiêu chí

Tổng Xã Đại Bái Xã Vạn Ninh Xã Song Giang Số

lượng (hộ)

cấu (%)

Số lượng

(hộ)

cấu (%)

Số lượng

(hộ)

cấu (%)

Số lượng

(hộ)

cấu (%)

1. Tổng số hộ 150 100 50 100 50 100 50 100

2. Tình hình nhân khẩu

- Từ 1 đến 2 người 3 2,00 1 2,00 2 4,00 0 0,00

- Từ 3 đến 4 người 33 22,00 13 26,00 11 22,00 9 18,00 - Từ 5 người trở lên 114 76,00 36 72,00 37 74,00 41 82,00

- Bình quân NK/hộ 5,38 4,94 5,18 5,52

3. Tình hình lao động

- Dưới 2 lao động 1 0,67 0 0,00 0 0,00 1 2,00

- Từ 2 đến 3 lao động 104 69,33 37 74,00 34 68,00 33 66,00 - Trên 3 lao động 45 30,00 13 26,00 16 32,00 16 32,00

- Bình quân LĐ/hộ 2,49 2,38 2,56 2,5

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2016

Kết quả điều tra cho thấy đa số các hộ có từ 2 lao động trở lên với 149 hộ (chiếm 99,34%), chỉ có 1 hộ có dưới 2 lao động tại xã Song Giang. Số lao động bình quân trên hộ điều tra là 2,49, trong đó xã Vạn Ninh cao nhất là 2,56 và xã Đại Bái thấp nhất là 2,38.

Như vậy, nếu so sánh số nhân khẩu bình quân với số lao động bình quân trên hộ thì có thể thấy số lao động trong hộ còn chưa cao, số nhân khẩu bình quân trên hộ là 5,38 trong khi số lao động bình quân trên hộ là 2,49 hay mỗi lao động đang

phải làm để nuôi hơn 2 người nên việc tích lũy và mở rộng sản xuất kinh doanh trong hộ sẽ gặp nhiều khó khăn.

3.2.2.3. Tình hình đất đai của hộ điều tra

Kết quả điều tra được thể hiện tại bảng dưới đây cho thấy: Diện tích đất bình quân một nông hộ rất ít, chỉ có 0,396 ha/hộ. Nhìn chung ở nhóm hộ khá và hộ trung bình diện tích bình quân một hộ lớn hơn hộ nghèo.

Bảng 3.4. Tình hình đất đai bình quân của hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Phân loại theo xã Phân loại theo thu nhập Phân loại theo ngành nghề Đại

Bái

Vạn Ninh

Song

Giang Khá TB Nghèo Thuần

nông Kiêm NN-DV

* Tổng số hộ Hộ 150 50 50 50 46 76 28 95 34 21

* Tổng diện tích đất ha 0,396 0,353 0,366 0,416 0,437 0,406 0,277 0,413 0,349 0,339

1. Đất canh tác ha 0,308 0,291 0,294 0,351 0,349 0,331 0,230 0,348 0,282 0,261

- Đất lúa ha 0,216 0,194 0,235 0,228 0,203 0,245 0,171 0,256 0,187 0,129

- Đất màu ha 0,092 0,097 0,059 0,123 0,119 0,086 0,058 0,092 0,095 0,079

Tỷ trọng đất canh tác % 77,78 83,20

2

80,32 85,009 79,71 81,57 83,10 84,26 80,80 69,65

2. Đất thổ cư ha 0,088 0,062 0,098 0,065 0,089 0,075 0,047 0,065 0,067 0,078

- Đất vườn ha 0,017 0,027 0,031 0,013 0,020 0,018 0,009 0,019 0,017 0,008

- Đất ở ha 0,037 0,023 0,042 0,046 0,046 0,032 0,038 0,041 0,032 0,033

- Đất ao ha 0,034 0,012 0,024 0,006 0,021 0,013 0,010 0,005 0,018 0,048

3. Phân loại theo quy mô đất đai

- Dưới 1000m2 % hộ 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,000

- Từ 1000 đến 3000m2 % hộ 28,45 26,02 25,65 34,26 33,51 17,58 49,57 23,56 35,68 35,02

- Từ 3000 đến 5000m2 % hộ 56,12 58,06 56,78 53,36 55,98 64,71 33,13 59,43 51,87 50,61

- Trên 5000m2 % hộ 15,43 15,92 17,57 12,38 10,51 17,71 17,30 17,01 12,45 14,37

4. BQ đất một Nhân khẩu ha 0,076 0,077 0,075 0,077 0,075 0,079 0,071 0,081 0,073 0,064 5. BQ đất c.tác một Nhân khẩu ha 0,062 0,064 0,057 0,066 0,060 0,064 0,059 0,068 0,061 0,039 6. BQ đất canh tác một Lao động ha 0,132 0,129 0,124 0,146 0,136 0,124 0,149 0,145 0,121 0,103

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2016

Trong 3 xã thì tổng diện tích bình quân ở xã Song Giang là cao nhất, sau đó là xã Vạn Ninh và xã Đại Bái. Nếu phân loại các hộ điều tra theo quy mô diện tích đất thì đa số các hộ có diện tích đất từ 3.000 đến 5000m2 . Cụ thể tỷ lệ các nông hộ có diện tích đất từ 3.000 - 5.000m2 ở xã Đại Bái là 58,06%, xã Vạn Ninh là 56,78%, và Song Giang là 53,36%; hộ khá 55,98%, 64,71% ở hộ trung bình và hộ nghèo là 33,13%. Nếu chỉ tính đất canh tác bình quân một hộ thì nhóm hộ khá là 0,349ha ở nhóm hộ trung bình có 0,331ha và nhóm hộ nghèo là 0,23ha. Bình quân canh tác/khẩu là 0,06ha ở nhóm hộ khá, còn ở nhóm hộ trung bình là 0,064ha và ở hộ nghèo là 0,059ha.

Trước đây, huyện Gia Bình có diện tích đất canh tác bình quân trên một hộ và trên một khẩu tương đối lớn so với các huyện khác trong tỉnh nhưng với số liệu trên cho thấy chỉ tiêu này còn thấp hơn cả mức bình quân chung của tỉnh (diện tích đất canh tác bình quân một hộ nông nghiệp của tỉnh đạt 0,412ha, trong khi đó chỉ tiêu này của các hộ điều tra chỉ có 0,396ha/hộ nông nghiệp), nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm qua hộ nông dân huyện Gia Bình bị thu hồi một phần lớn diện tích đất canh tác để xây dựng các KCN như KCN Gia Bình 1, Gia Bình 2, Cụm công nghiệp làng nghề Đại Bái, làng nghề Quỳnh Phú và làng nghề Xuân Lai…

Đất canh tác bình quân theo đầu người và theo hộ của huyện không cao nhưng lại rất manh mún, theo điều tra tác giả thấy, bình quân mỗi hộ có tới 6 - 8 thửa, đây là điều rất bất lợi cho Gia Bình trong việc quy hoạch vùng sản xuất, cũng như việc áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng cường thâm canh. Hiện nay, do đất nông nghiệp của huyện ngày càng thu hẹp vì vậy vấn đề thời sự trong nông nghiệp của huyện là tập trung vào việc tăng nhanh năng suất trên một đơn vị diện tích, nhằm tăng thu nhập cho nông hộ và đảm bảo an ninh lương thực của huyện. Muốn vậy huyện cần phải quy hoạch lại đất đai, đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, thúc đẩy quá trình tập trung và tích tụ ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng đất đai manh mún, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh, phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu áp dụng những công thức luân canh phù hợp với từng loại đất của huyện, đưa những giống cây trồng cho

hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất nhằm phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp của huyện theo hướng hàng hóa tập trung. Có như vậy mới giúp nông hộ của huyện đứng vững, phát triển và đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường trong giai đoạn hội nhập như hiện nay.

3.2.2.4. Tư liệu sản xuất của hộ điều tra

Tư liệu sản xuất của nông hộ phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của các hộ nông dân. Qua số liệu điều tra có thể thấy: các tư liệu sản xuất trong các nhóm hộ cón rất thô sơ, chủ yếu là thủ công như: cày, bừa, liềm, cuốc, xe cải tiến...; các cộng cụ cơ giới, nửa cơ giới đã được các nông hộ trang bị song còn rất ít, cụ thể:

+ Máy bơm nước bình quân mỗi hộ là 0,58 máy, chưa được 1 máy cho 1 hộ.

Tỷ lệ này thấp như vậy là do đặc điểm sản xuất nông nghiệp của Gia Bình: ruộng đất còn manh mún, thuỷ lợi chủ yếu tát bằng gầu tay, nước sinh hoạt phục vụ đời sống thì do mạch nước ngầm rất nông, nguồn nước lại tương đối sạch nên các nông hộ thường lắp cần bơm bằng tay. Tuy nhiên, nhìn vào bảng ta thấy ở nhóm hộ khá đa số các hộ đã có máy bơm (0,92 máy/ hộ), còn hộ nghèo thì con số này quá khiêm tốn chỉ là 0,12 máy/ hộ và bình quân chung trong các nhóm hộ là 0,58 máy/ hộ.

Bảng 3.5. Tư liệu sản xuất của hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Chung Nhóm hộ

Khá Trung bình Nghèo

1. Máy bơm cái 0,58 0,92 0,36 0,12

2. Máy tuốt lúa cái 0,46 0,61 0,55 0,13

3.Máy xay sát cái 0,15 0,28 0,11 0,00

4. Xe cải tiến cái 0,88 0,98 0,89 0,56

5. Bình bơm thuốc bình 0,87 1,00 0,93 0,49

6. Cày, bừa bộ 0,08 0,00 0,074 0,018

7. Liềm cái 3,17 2,69 3,44 3,30

8. Cuốc cái 2,89 3,96 4,26 2,62

9.Trâu, bò con 0,18 0,00 0,32 0,095

10. Lợn nái sinh sản con 0,43 0,59 0,60 0,18

11. Xe công nông chiếc 0,011 0,02 0,01 0

12. Xe tải ô tô chiếc 0,006 0,02 0 0

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2016

+ Máy xay xát: Nhìn chung bình quân toàn huyện thấp, bình quân trong nhóm hộ điều tra chỉ đạt 0,15 máy xay xát/ hộ.

+ Xe cải tiến: Do là một huyện thuần nông, có hệ thống giao thông nội đồng tương đối tốt nên hầu hết các hộ trong huyện đều dùng xe cải tiến làm phương tiện chuyên chở phục vụ sản xuất, do vậy tỷ lệ hộ có xe cải tiến tương đối cao đạt 0,85% xe/hộ.

+ Cày, bừa: hiện nay ở huyện Gia Bình nói chung, các xã nghiên cứu nói riêng hộ nông dân đa số thuê máy cày bừa làm ruộng, chỉ có 1 số rất ít sử dụng trâu bò cày kéo trong những trường hợp máy cày bừa không thể làm được, hoặc thửa ruộng quá nhỏ máy không làm được. Do đó số cày bừa của các hộ cũng còn rất ít.

+ Trâu, bò và lợn nái sinh sản: Do những gia súc này vừa là tài sản ổn định, vừa là phương tiện sản xuất của các nông hộ nên các nông hộ rất chú trọng chăn nuôi và tập trung với số lượng lớn. ở nhóm hộ khá, số lợn nái là 0,59 con/hộ. Đối với trâu bò thì số lượng rất ít, theo điều tra của tác giả thì hiện nay số trâu bò tập trung ở 2 xã là Vạn Ninh và Song Gang, nhiều nhất là xã Vạn Ninh. Số trâu bò của các hộ được chăn nuôi chủ yếu là tăng gia, số trâu bò phục vụ cày kéo rất ít vì hiện nay tại các xã nghiên cứu đa số hộ nông dân thuê máy cày, bừa làm ruộng.

Như vậy, tư liệu sản xuất trong các nhóm hộ điều tra còn thô sơ và lạc hậu.

Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hướng sản xuất và kinh doanh của các nông hộ và việc đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng ngày càng cao của thị trường và cạnh tranh với nông sản nhập ngoại.

3.2.2.5. Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của hộ điều tra

Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt phản ánh thu nhập và điều kiện kinh tế của hộ nông dân cũng như sự phát triển kinh tế của hộ. Qua điều tra cho thấy tình trạng nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của hộ điều tra như sau:

Qua bảng dưới đây cho thấy, nhìn chung tỷ trọng số hộ có nhà kiên cố chiếm 41,97% trong tổng số hộ điều tra, đa số các hộ có nhà bán kiên cố chiếm 55,12%, số hộ có nhà tạm thời rất ít chỉ chiếm 2,91%. Thực trạng nhà ở giữa các nhóm hộ có khác nhau. ở nhóm hộ khá đa số các hộ có nhà kiên cố (82% số hộ), số hộ còn lại có nhà bán kiên cố; ở nhóm hộ trung bình đa số có nhà bán kiên cố (65% số

hộ), số hộ còn lại là nhà kiên cố và cả hai nhóm hộ (khá + trung bình) đều không có hộ nào phải sống trong các ngôi nhà tạm thời; ở nhóm hộ nghèo thì ngược lại, đa số các hộ có nhà bán kiên cố (85% số hộ), số hộ còn lại là hộ vẫn còn ở nhà tạm thời (15% số hộ).

Bảng 3.6. Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt bình quân của hộ điều tra Chtiêu ĐVT Chung

Nhóm hKhá Trung

bình Nghèo

1. Nhà ở

- Nhà kiên cố % 41,97 82 35 0

- Nhà bán kiên cố % 55,12 18 65 85

- Nhà tạm thời % 2,91 0 0 15

2. Tiện nghi sinh hoạt Cái

- Ti vi Cái 1,08 1,24 1,00 0,87

- Xe đạp Cái 1,880 1,61 2,30 1,23

- Xe máy Cái 1,1,22 1,44 1,26 0,94

- Quạt điện Cái 2,470 3,20 2,47 1,31

- Tủ lạnh cái 0,49 0,89 0,42 0

- Bàn ghế các loại Cái 1,060 1,32 1 0,82

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2016

Về tiện nghi sinh hoạt: Bình quân chung mỗi nông hộ có 1,08 ti vi, 1,88 xe đạp, 1,22 xe máy, 2,47 quạt điện và 1,06 bộ bàn ghế. ở nhóm hộ khá mức trang bị các tiện nghi sinh hoạt là rất đầy đủ và hầu hết các tiện nghi trong hộ đều có giá trị.

Cụ thể, các hộ khá mà tác giả điều tra đã có đến 100% số hộ này có xe máy, 100%

số hộ có ti vi và mỗi hộ có trên 3 quạt điện. Đây là một sự đổi mới tích cực trong nông thôn của huyện, nó thể hiện nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Vấn đề đặt ra làm thế nào có thể tạo điều kiện giúp đỡ cho các hộ nghèo không phải sống trong những ngôi nhà tạm, có cơ hội được sống trong ngôi nhà khang trang hơn, cũng như có thể tiếp cận được với tiện nghi sinh hoạt cần thiết, để đời sống vật chất tinh thần xã hội của huyện ngày một nâng cao và đồng đều trong tất cả người dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 44 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)