Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 39 - 44)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Gia Bình

Gia Bình là một huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 25 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 35 km về phía Tây Nam.

Địa giới hành chính bao gồm: phía Bắc giáp huyện Quế Võ; phía Nam giáp huyện Lương Tài; phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp huyện Thuận Thành.

Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có 14 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thị trấn (thị trấn Gia Bình) và 13 xã, diện tích tự nhiên toàn huyện là 10.779,81 ha, chiếm 13,10 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, mức độ chênh lệch địa hình không lớn, diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,39%) so với diện tích tự nhiên, phân bố tại vùng núi Thiên Thai thuộc các xã Đông Cứu, Giang Sơn, Lãng Ngâm. Nơi có địa hình thấp trũng là vùng ven sông đất đai mẫu mỡ, hàm lượng phù sa cao rất thuận lợi cho việc phát triển các cây rau màu có hiệu quả kinh tế cao, ở những nơi có địa hình thấp trũng có thể phát triển nuôi trồng thủy sản và phát triển trang trại theo mô hình tổng hợp.

Gia Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mựa rừ rệt:

mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Gia Bình

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Gia Bình là 10.780 ha, trong đó chủ yếu là đất dành cho sản xuất nông nghiệp (trên 50%). Do xu hướng đô thị hóa, đất xây dựng KCN, CCN làng nghề…làm cho đất sản xuất nông nghiệp của huyện đang có su hướng giảm dần qua các năm.

Ngoài ra, diện tích đất ở nông thôn, đất nuôi trồng thủy sản và đất SXKD phi nông nghiệp cũng đang có xu hướng tăng lên, chỉ có diện tích đất ở đô thị đang ngày càng giảm, từ 80 ha năm 2011 xuống còn 31 ha năm 2015. Năm 2015, huyện

Gia Bình còn 149 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,38% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là con số khá nhỏ và nó ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư, đến tốc độ phát triển của huyện. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện Gia Bình cần có biện pháp để khai thác, sử dụng quỹ đất này đạt hiệu quả.

Dân số trung bình của huyện Gia Bình năm 2015 là 95.220 người. Trong đó, Đại Bái là xã có dân số đông nhất với 8.934 người và xã có dân số thấp nhất là xã Bình Dương, chỉ có 5.095 người.

Mật độ dân số trung bình của toàn huyện là 853,9 người/ km2. Thị trấn Gia Bình là đơn vị có mật độ dân số cao nhất, do thị trấn là nơi tập trung nhiều trung tâm thương mại, dịch vụ, bệnh viện, trường học,… vì vậy dân cư tập trung sinh sống ở đây nhiều. Mặc dù, thị trấn có diện tích đất tự nhiên thấp nhất trong toàn huyện nhưng mật độ dân số cao, khoảng 1.510,3 người/ km2. Ngược lại, xã Cao Đức là xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất nhưng mật độ dân số thấp nhất trong toàn huyện, chỉ khoảng 414,7 người/ km2.

Năm 2015, số người trong độ tuổi lao động của huyện Gia Bình là 60.023 người. Trong đó, nam là 28.082 người và nữ là 31.941 người. Có thể thấy, cơ cấu lao động theo giới tính của huyện đang có sự chênh lệch. Xã Đại Bái là xã có số người trong độ tuổi lao động nhiều nhất với 5.923 người, xã Bình Dương có ít người trong độ tuổi lao động nhất trong toàn huyện với 3.548 người.

Tính đến 31/12/2015, dân số toàn huyện là 95.220 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,91%, mật độ dân số trung bình là 853,9 người/km2. Tổng số lao động toàn huyện là 60.023 người, chiếm 63,36% tổng dân số, trong đó: Lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm 62,25% tổng số lao động (37.365 người).

Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 31,5 triệu đồng/người (tính theo GHH), sản lượng lương thực cây có hạt bình quân đầu người là 584 kg/người.

Trong những năm gần đây, cùng với nhịp độ phát triển chung của cả tỉnh, kinh tế huyện Gia Bình đã có bước tăng trưởng khá ổn định và vững chắc. Có thể thấy, giai đoạn 2011 – 2015, giá trị sản xuất của huyện liên tục tăng, từ 562.441 triệu đồng năm 2011 lên 1.237.813 triệu đồng năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn đạt khoảng 8,83%.

Về cơ cấu kinh tế, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua huyện Gia Bình luôn quan tâm và đã đưa ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng các ngành trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Giai đoạn 2011 - 2015, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành trong khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ tăng đều, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần.

- Cơ cấu khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng dần từ 28,27% năm 2011 lên 36,8% năm 2015.

- Cơ cấu khu vực thương mại - dịch vụ tăng từ 26,8% năm 2011 lên 31,1%

năm 2015.

- Cơ cấu khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp giảm dần từ 44,93% năm 2011 xuống 32,1% năm 2015.

Sản xuất công nghiệp, TTCN của Gia Bình phát triển khá nhanh. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 455.515 triệu đồng (tính theo GCĐ năm 1994), tăng 73.713 triệu đồng so với năm 2014. Toàn huyện có 8.422 cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thu hút hơn 15.000 lao động, tăng gần 1.000 cơ sở và trên 1.000 lao động so với năm 2014. Các làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển có giá trị sản xuất cao như: Nghề đúc đồng, nhôm ở Đại Bái; mây tre đan ở Xuân Lai; một số nghề mới đưa vào sản xuất như: Thêu ren ở Đại Lai, may gia công ở Lãng Ngâm,... tạo nên vị thế mới về phát triển sản xuất TTCN trên địa bàn huyện.

Những năm qua việc chuyển dịch kinh tế theo hướng thị trường nên kinh tế dịch vụ của huyện Gia Bình phát triển tốt, mức độ tăng trưởng bình quân giai đoạn năm 2011 - 2015 là 12,67%/năm. Do có vị trí địa lí không xa Hà Nội, gần thành phố Bắc Ninh và Hải Dương nên các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Toàn huyện có 4.642 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ quốc doanh và cá thể, đã thu hút 7.190 lao động. Toàn huyện có 9 chợ chính, trong đó có 6 chợ họp 12 phiên/tháng và 3 chợ họp cả ngày. Các chợ trong huyện được cải tạo nâng cấp và tổ chức quản lý

chặt chẽ, mạng lưới dịch vụ hình thành đến từng thôn, xóm. Hàng hoá trên thị trường tương đối phong phú cả về số lượng và chủng loại. Các hoạt động kinh doanh, nhu cầu giao dịch và trao đổi hàng hoá tăng nhanh tạo ra thị trường hàng hoá phong phú, giá cả tương đối ổn định. Các hoạt động dịch vụ về tài chính đã phát triển tốt, hiện nay trên địa bàn huyện có 7 tổ chức tín dụng đang hoạt động [31].

3.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Bình

Trong những năm qua, nông nghiệp của huyện phát triển khá ổn định nên giá trị sản xuất nông nghiệp (Theo giá cố định năm 1994) tăng đều từ 140.156 triệu đồng năm 2011 lên 185.650 triệu đồng năm 2015.

Trong trồng trọt đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Một số cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất.

Trong những năm qua, giá trị sản xuất trồng trọt của huyện liên tục tăng, từ 140.156 triệu đồng năm 2011 lên 185.650 triệu đồng năm 2015; diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện khá ổn định, ở mức xấp xỉ 12 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất chủ yếu được sử dụng để trồng cây lúa, cây khoai tây và cây đậu tương. Cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ lực của huyện, diện tích đất trồng lúa luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng diện tích gieo trồng, khoảng trên 70% tổng diện tích. Năng suất lúa được duy trì ổn định qua các năm, đạt 63 tạ/ ha.

Ngoài cây lúa, loại cây được trồng nhiều tiếp theo là cây đậu tương. Diện tích đất được sử dụng để gieo trồng loại cây này năm 2015 là 1.780 ha, chiếm 15,45%

tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Gia Bình. Mặc dù năng suất loại cây này còn thấp nhưng cũng đang có xu hướng tăng dần lên.

Bên cạnh cây lúa và cây đậu tương, cây khoai tây cũng được trồng nhiều ở huyện Gia Bình. Tuy nhiên, do năng suất loại cây này đang ngày càng giảm nên diện tích trồng cây khoai tây cũng đang có xu hướng giảm dần từ 122 ha năm 2011 xuống còn 104 ha năm 2015.

Trong những năm gần đây chăn nuôi của huyện Gia Bình phát triển khá nhanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm đó chuyển đổi dần theo hướng sản xuất hàng hoá.

Đó là hình thành nhiều trang trại chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm gần đây chăn nuôi của huyện Gia Bình phát triển khá nhanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm chuyển đổi dần theo hướng sản xuất hàng hoá.

Đó là hình thành nhiều trang trại chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện liên tục tăng qua các năm. Năm 2015, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện đạt 85.810 triệu đồng.

Các loại gia súc, gia cầm chủ yếu được chăn nuôi trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn, gà và vịt. Trong đó, lợn được nuôi nhiều nhất với hơn 40 nghìn con được nuôi mỗi năm và con số này đang có xu hướng tăng lên.

Trâu, bò là loài có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sự biến động giá cả thị trường, dịch bệnh, diện tích đất đồng cỏ ngày càng giảm,… đã ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi, từ đó làm giảm số lượng trâu bò chăn nuôi hàng năm của huyện.

Số lượng gia cầm được nuôi trên địa bàn huyện ngày càng tăng cao. Trước đây, do các hộ chăn nuôi gia cầm chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, thả đồng, dịch bệnh nhiều, chủ yếu là bán thương phẩm ra thị trường nên hiệu quả thấp kinh tế thấp. Tuy nhiên, những năm gần đây, các hộ chăn nuôi đã áp dụng các mô hình chăn nuôi mới kết hợp với kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia chăn nuôi gia cầm, chính vì vậy số lượng gia cầm được chăn nuôi trên địa bàn tăng lên liên tục qua các năm.

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, đặc biệt là từ khi có dự án đầu tư khai thác vùng trũng để phát triển thuỷ sản của huyện, nên những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản đó liên tục tăng mạnh cả về quy mô diện tích, năng suất, và sản lượng. Nhiều trang trại nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo mô hình sản suất hàng hoá đã được hình thành, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả của việc sản xuất NTTS trên vùng đất trũng đã được nâng cao, giá trị nuôi trồng thủy sản trên 01 ha được tăng lên đáng kể, từ 120,1 triệu đồng/ha năm 2014 lên 128,7 triệu đồng/ha năm 2015 (theo GHH) [15, 31].

3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến phát triển kinh tế hộ nông dân của huyện Gia Bình

3.1.4.1. Thuận lợi

Gia Bình có một vị trí địa lý khá thuận lợi, cách không xa thành phố Bắc Ninh và thành phố Hải Dương, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, đây là những trung tâm kinh tế chính trị, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ rộng lớn; cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy tương đối hoàn chỉnh tạo điều kiện rất lớn cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm. Đất đai tương đối bằng phẳng, màu mỡ, lượng nước mặt lớn kết hợp hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh tạo điều kiện phát triển những loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao.

Tốc độ phát triển kinh tế của huyện khá ổn định, cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong nông nghiệp đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Đây là những thuận lợi và nguồn lực lớn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nói chung, phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng.

3.1.4.2. Khó khăn

- Là huyện thuần nông nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp, đất đai còn manh mún khó khăn cho việc kích thích nông dân sản xuất lớn và tập trung theo hướng hàng hoá.

- Tài nguyên khoáng sản ít, các cơ sở công nghiệp chưa nhiều và nhỏ lẻ, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển nên hiện tại chủ yếu sản phẩm nông nghiệp vẫn ở dạng thô.

- Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề cao hiện chiếm tỷ lệ thấp. Phần lớn số hộ nông dân vẫn có thói quen sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự cung tự cấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)