Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 74 - 81)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Gia Bình

Các nguồn lực trong sản xuất của nông hộ được xét chủ yếu ba yếu tố là: Đất đai, lao động và giá trị các tư liệu sản xuất. Bằng cách phân tổ các hộ điều tra theo

ba yếu tố chính này có thể thấy ảnh hưởng của nguồn lực sản xuất đến kết quả sản xuất của nông hộ như thể hiện tại bảng dưới đây:

* Ảnh hưởng của lao động

Số lao động bình quân 1 hộ càng tăng thì giá trị tổng thu, thu nhập thực tế 1 hộ, thu nhập thực tế bình quân 1 lao động và 1 nhân khẩu đều có xu hướng tăng.

Cụ thể: ở nhóm có dưới 2 lao động thì giá trị tổng thu là 33,77 triệu đồng, thu nhập thực tế bình quân 1 lao động là 2,3 triệu đồng và bình quân nhân khẩu là 1,16 triệu đồng; ở nhóm có trên 3 lao động thì tổng thu, thu nhập thực tế bình quân 1 lao động và 1 nhân khẩu cao hơn nhiều (Thu nhập thực tế bình quân/ 1 nhân khẩu ở nhóm hộ có trên 3 lao động là 1,7 triệu đồng).

Song bên cạnh số lượng lao động, điều quan tâm là trình độ và năng lực của lao động. Qua tìm hiểu trình độ văn hoá của chủ hộ chúng tôi thấy, chất lượng lao động của nông hộ còn rất thấp, phần lớn lao động mới học hết trung học cơ sở, điều này hạn chế rất nhiều đến cách nghĩ, cách làm của người dân, đồng thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của nông hộ. Hiện nay, Bắc Ninh đang tiến hành đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH để đến năm 2022 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì đương nhiên nguồn đất đai chuyển sang công nghiệp sẽ tăng lên và nông nghiệp giảm xuống, bình quân đất canh tác/lao động cũng như nhân khẩu sẽ giảm đi. Vì vậy, cách tốt nhất để phát triển kinh tế nông hộ là phải đào tạo đội ngũ lao động, đặc biệt là chủ hộ, để họ có thể áp dụng, vận dụng được những tiến bộ khoa học vào sản xuất để tăng diện tích gieo trồng, cộng với một trình độ thâm canh cao hơn, có như vậy thì mới đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp và nông thôn.

* Ảnh hưởng của đất đai

Bảng dưới đây cũng cho thấy nếu diện tích đất bình quân nhân khẩu càng tăng thì giá trị tổng thu và thu nhập thực tế bình quân 1 hộ cũng tăng.

Cụ thể là: ở nhóm có diện tích đất dưới 3.000m2 thì giá trị tổng thu bình quân 1 lao động là 2,32 nghìn đồng, 1 nhân khẩu là 1,14 nghìn đồng.

Ở nhóm có diện tích đất bình quân 1 nhân khẩu từ 3.000 đến <5.000m2 thì giá trị tổng thu và thu nhập thực tế bình quân 1 lao động cũng như 1 nhân khẩu cao hơn rất nhiều. Cụ thể, thu nhập thực tế bình quân 1 hộ là 28,5 triệu đồng thu nhập thực tế bình quân/1 lao động là 3,42 triệu đồng và thu nhập thực tế bình quân 1 nhân khẩu là 1,64 triệu đồng.

Hiện tại, ở Gia Bình, diện tích bình quân đất canh tác/đầu người rất thấp và hàng năm lai đang bị thu hẹp do tăng dân số và phát triển công nghiêp, do vậy đã hạn chế rất nhiều đến việc sản xuất nhiều nông sản. Mặt khác, chất lượng đất đai của huyện cũng không được tốt, rất ít vùng cây lúa đạt được trên 5 tấn/ha. Điều này đòi hỏi phải có sự can thiệp nhiều hơn có như vậy thì đất đai trong huyện mới có cơ hội được sử dụng đầy đủ, hợp lý và đời sống kinh tế nông hộ mới được nâng lên.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nguồn lực sản xuất đến kết quả sản xuất kinh doanh bình quân của các nhóm hộ điều tra

Phân loại hộ điều tra Tỷ lệ hộ (%)

Tổng thu (Tr.đ)

TNTT (Tr.đ)

TNTTBQ/

1LĐ (Tr.đ)

TNTTBQ /1NK (Tr.đ) 1. Phân tổ theo lao động

- Dưới 2 lao động 0,67 33,77 21,22 2,30 1,16

- Từ 2 đến 3 lao động 69,33 40,23 27,56 3,38 1,52

- Trên 3 lao động 30,00 40,17 27,73 4,81 1,70

2. Phân loại theo quy mô đất đai

- Từ 1000 đến 3000m2 28,67 37,85 25,85 2,32 1,14

- Từ 3000 đến 5000m2 56,00 41,29 28,50 3,42 1,64

- Trên 5000m2 15,33 40,37 27,49 4,70 1,98

3. Phân tổ theo GTCCSX

- Dưới 3 triệu đồng 15,67 31,37 23,25 2,29 1,15

- Từ 3 đến 5 triệu đồng 47,34 33,73 27,13 3,81 1,65

- Từ 5 đến 10 triệu đồng 27,82 38,40 27,02 4,07 1,87

- Trên 10 triệu đồng 9,20 40,60 29,33 5,01 2,30

N 150 150

Mean 37,01 24,97

SD 11,41 8,40

SE 0,93 0,69

CV% 28,40 30,46

Bình quân chung 37,01 24,97 3,54 1,58

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2016

* Ảnh hưởng của lực lượng sản xuất

Mức đầu tư trang bị các công cụ sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng rất lớn theo chiều thuận đến kết quả sản xuất của nông hộ.

Các hộ khá và trung bình, do trang bị tương đối đầy đủ các công cụ sản xuất và mức trang bị có cao hơn nên có kết quả sản xuất tốt hơn. Song nhìn chung, đại đa số các nông hộ ở Gia Bình còn trang bị các công cụ sản xuất còn thô sơ, nguyên nhân chính là do thiếu vốn; cơ sở hạ tầng của thôn, xã chưa tốt; ruộng đất manh mún, nên mặc dù nông hộ có muốn cải thiện điều kiện làm việc cũng bị hạn chế. Vì vậy, các cấp, các ngành của huyện cần nghiên cứu những giải pháp hỗ trợ cho nông dân như: Cho vay vốn, chuyển đổi đất, quy hoạch đường xá, kênh mương và các công trình thuỷ lợi.

3.3.2. Tính chất ngành nghề sản xuất kinh doanh

Tính chất ngành nghề sản xuất kinh doanh của nông hộ, tức là phương pháp sản xuất sản phẩm chính của hộ. Thực trạng khảo sát các nông hộ của Gia Bình tác giả đã chia thành 3 nhóm theo hướng sản xuất kinh doanh đó là: Nhóm thuần nông, nông nghiệp kiêm ngành nghề (tức là vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh ngành nghề dịch vụ) và nhóm chuyên kinh doanh ngành nghề dịch vụ. Việc phân chia như vậy chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi vì không thể tách riêng từng ngành, hoặc theo một hướng sản xuất kinh doanh, trong thực tế có rất ít hộ chỉ chuyên thuần nông hoặc chuyên ngành nghề dịch vụ.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề sản xuất kinh doanh đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ

Diễn giải Tỷ lệ hộ (%)

Tổng thu

(Tr.đ) TNTT

(Tr.đ) TNTTBQ /1LĐ (Tr.đ)

TNTTBQ /1NK (Tr.đ)

* Bình quân chung 3,54 1,58

* Chung cho các xã điều tra

- Hộ thuần nông 63,33 39,92 27,61 3,09 1,31

- Hộ NN - ngành nghề 22,67 41,57 28,10 3,72 1,59

- Hộ NN - BBDV 14,00 39,04 26,79 5,29 2,32

1. Xã Đại Bái

- Hộ thuần nông 46,00 39,77 27,68 3,03 1,37

- Hộ NN - ngành nghề 30,00 43,78 29,58 4,04 1,59

- Hộ NN - BBDV 24,00 43,18 29,91 5,71 2,40

N 50 50

Mean 41,79 28,78

SD 10,85 7,89

SE 1,53 1,12

CV% 25,97 27,42

2. Xã Vạn Ninh

- Hộ thuần nông 66,00 41,18 28,34 3,09 1,30

- Hộ NN - ngành nghề 22,00 41,32 28,65 3,79 1,52

- Hộ NN - BBDV 12,00 36,75 25,28 5,25 2,37

N 50 50

Mean 40,68 28,04

SD 11,34 8,34

SE 1,60 1,18

CV% 27,87 29,76

3. Xã Song Giang

- Hộ thuần nông 78,00 38,94 26,91 3,06 1,34

- Hộ NN - ngành nghề 16,00 37,79 24,56 3,64 1,54

- Hộ NN - BBDV 6,00 27,05 17,30 6,10 2,38

N 50 50

Mean 38,04 25,96

SD 11,91 8,86

SE 1,68 1,25

CV% 31,31 34,14

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2016

Qua số liệu thu thập ở bảng trên cho thấy:

- Nếu tính bình quân chung các nhóm hộ điều tra cũng như ở từng xã đại diện, các hộ có hướng sản xuất kinh doanh nông nghiệp - buôn bán dịch vụ tuy phần trăm số hộ ít nhưng kết quả sản xuất của nông hộ khá tốt, tiếp đó đến các hộ có hướng sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề và sau cùng là các hộ có hướng sản xuất thuần nông có kết quả thấp nhất.

Cụ thể: số hộ kinh doanh chuyên ngành nghề - dịch vụ bình quân trong các xã điều tra là rất ít khoảng 14%. Tuy nhiên, do có tiềm lực cộng với sự năng động nên kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ này tốt nhất, với thu nhập thực tế bình quân 1 nhân khẩu là 2,32 triệu đồng. Hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề, thu nhập thực tế bình quân 1 nhân khẩu là 1,59 triệu đồng và thấp nhất là hộ thuần nông, với thu nhập thực tế bình quân 1 nhân khẩu chỉ là 1,31 triệu đồng.

Như vậy, ở Gia Bình hướng sản xuất kinh doanh thuần nông là chủ yếu, số hộ thuộc nhóm này nhiều, họ sản xuất chủ yếu theo hướng tự cung, tự cấp. Một số ít các nông hộ đã chuyển hướng kiêm ngành nghề hoặc chuyên sản xuất ngành nghề, buôn bán dịch vụ thì kết quả mang lại cao. Do đó, vấn đề đặt ra có ý nghĩa chiến lược là làm cách nào giúp cho nông hộ chuyển hướng sản xuất kinh doanh, theo hướng sản xuất hàng hoá là rất cần thiết.

3.3.3. Mức độ đầu tư chi phí

Mức độ đầu tư chi phí thể hiện trình độ thâm canh để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Đầu tư hợp lý nghĩa là tăng đầu tư để năng suất cây trồng và vật nuôi tăng, tốc độ tăng năng suất cây trồng vật nuôi cao hơn tăng đầu tư chi phí. Qua phân tích hướng sản xuất kinh doanh ở trên, các nông hộ ở Gia Bình chủ yếu sản xuất thuần nông, nên đầu tư chi phí chủ yếu cho cây trồng và vật nuôi. Từ các tài liệu điều tra về chi phí cho các cây trồng hàng năm và cho chăn nuôi trong năm, tác giả tính toán cho kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Kể cả ngành trồng trọt cũng như chăn nuôi, khi mà các hộ tăng chi phí đầu tư thì kết quả thu được đều rất khả quan. Cụ thể, khi mà hộ chỉ đầu tư cho sản xuất ngành trồng trọt dưới 1 triệu đồng một năm thì thu nhập thực tế bình quân 1 nhân khẩu chỉ là 1,21 triệu đồng, còn khi hộ có chi phí trên 3 triệu đồng thì thu nhập

thực tế bình quân cao hơn nhiều, đạt 2,11 triệu đồng. Tương tự như vậy, khi mà đầu tư cho sản xuất ngành chăn nuôi nông hộ cũng thu được kết quả như đối với ngành trồng trọt. Qua đây, chúng tôi thấy rằng: mức đầu tư chi phí sản xuất của các nông hộ ở Gia Bình chưa cao vì thực tế các nông hộ còn thiếu vốn, khả năng huy động vốn rất hạn chế, đặc biệt là hộ nghèo. Vì vậy, huyện cần có các biện pháp hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho vay vốn đối với các nông hộ.

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mức độ đầu tư chi phí đến kết quả sản xuất bình quân của hộ điều tra Diễn giải Số hộ điều

tra (%)

Tổng thu

(Tr.đ) TNTT

(Tr.đ) TNTTBQ /1LĐ (Tr.đ)

TNTTBQ /1NK (Tr.đ) 1. Theo chi phí sản xuất

ngành trồng trọt 100,0 15,15 8,28 3,54 1,57

- Nhỏ hơn 1 triệu đồng 5,0 9,53 5,43 2,15 1,21

- Từ 1 đến dưới 2 triệu đồng 19,7 13,21 8,75 3,60 1,94 - Từ 2 đến dưới 3 triệu đồng 65,3 18,61 10,34 4,34 2,72

- Trên 3 triệu đồng 10,0 17,68 9,45 4,10 2,11

2. Theo chi phí ngành chăn

nuôi 100,0 15,15 8,28 3,54 1,58

- Dưới 0,5 triệu đồng 3,5 9,61 5,08 2,07 1,08

- Từ 0,5 đến dưới 1 triệu đồng 12,2 13,84 7,23 2,68 1,85 - Từ 1 đến dưới 2 triệu đồng 69,8 18,94 9,32 4,30 2,34

- Trên 2 triệu đồng 14,5 19,64 10,57 4,90 2,25

Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2016

3.3.4. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế nông hộ Dựa trên kết quả thảo luận nhóm với sự tham gia của đại diện các tổ chức, cá nhân tại địa phương như: Đại diện UBND xã, cán bộ khuyến nông huyện, câu lạc bộ khuyến nông, trưởng thôn, đại diện chủ hộ, cùng với những kết quả phân tích ở các phần trên, phần phân tích SWOT được áp dụng để phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế nông hộ ở 3 xã, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

3.3.4.1. Những thun li

Thuận lợi đầu tiên trong phát triển kinh tế nông hộ của huyện là có chủ trương, đường lối đúng đắn của nhà nước, tỉnh, huyện. Trong những năm qua đã có nhiều chính sách của tỉnh, huyện nhằm phát triển kinh tế hộ như: đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp; hỗ trợ đưa tiến bộ kỹ thuật, cây, con mới cho năng suất cao vào sản xuất; chương trình hỗ trợ vốn cho nông hộ; hỗ trợ tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; phát triển mạnh mẽ hệ thống khuyến nông cơ sở;… Từ đó đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.

Bên canh đó, nông hộ Gia Bình có vị trí địa lý thuận lợi, có quỹ đất rộng thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nguồn nước dồi dào. Lao động cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, có một số ngành nghề thủ công truyền thống và nhiều ngành nghề dịch vụ mới đang phát triển mạnh mẽ do tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Do vậy, đây là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông hộ.

3.3.4.2. Những khó khăn

Mặc dù ở cả 3 xã đại diện trong huyện đều có tổng diện tích đất/ hộ khá lớn, tuy nhiên do phân bổ manh mún, thiếu tập trung (bình quân từ 6-8 thửa/hộ) điều này gây trở ngại rất lớn cho canh tác như phát triển các trang trại nhỏ, triển khai mô hình sản xuất rau, hoa tập trung, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào đồng ruộng cung như việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn tiếp theo là người nông dân chưa bắt kịp được tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, thiếu vốn, thiếu thị trường. Lao động trình độ văn hoá thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo quá cao và độ tuổi lao động trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Trình độ của chủ hộ thấp (trình độ dưới cấp III còn lớn ảnh hưởng trực tiếp tới hướng sản xuất kinh doanh của hộ.

3.3.4.3. Cơ hi

Phát triển nông hộ đã và đang được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ cũng như các cấp các ngành trong tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Gia Bình nói riêng.

Chính sách giao khoán ruộng đất ổn định lâu dài cho người nông dân; dồn điền đổi thửa, khuyến nông, vốn và thuế, đây là những chính sách hết sức quan trọng của

nhà nước, nó đã tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích kinh tế nông hộ phát triển. Ngoài ra cơ sở vật chất kỹ thuật của địa phương không ngừng được tăng cường, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ngày càng được mở rộng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh, công nghiệp dịch vụ được đầu tư và khuyến khích phất triển.

3.3.4.4. Thách thc

Thách thức lớn nhất trong phát triển kinh tế nông hộ ở tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Gia Bình nói riêng là thiếu thông tin thị trường của sản phẩm nông nghiệp, việc ra quyết định của người dân về lựa chọn cây trồng, vật nuôi chủ yếu theo cảm tính, một số hộ dựa vào giá cả thị trường của các năm trước để quyết định lựa chọn cây trồng vật nuôi trong năm tiếp theo, một số khác lại nuôi trồng theo chỉ tiêu phân phối của các dự án, tất cả những lý do trên đã tạo ra thị trường ảo vừa thiếu lại vừa thừa, dẫn đến giá cả của các sản phẩm nông nghiệp không ổn định, cộng với thiếu sự can thiệp của các tổ chức địa phương dẫn đến các sản phẩm này thường bị tư thương ép giá. Ngoài ra tốc độ CNH, đô thị hoá nhanh, đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, quy trình sản xuất nói chung còn lạc hậu, vấn đề môi trường, vệ sinh thực phẩm trở nên bức xúc. Việc thiếu sự giám sát, đánh giá đối với các dự án phát triển nông thôn đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện, dẫn đến sự chồng chéo, kém hiệu quả và nguy hiểm hơn là nó tạo ra tính ỷ lại và trông chờ của người dân vào các dự án của nhà nước. Tất cả những lý do trên đã tạo ra sự bấp bênh của thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cũng như việc gia tăng các cây trồng vật nuôi một cách đa dạng trên mảnh đất của họ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)