Đánh giá tác động việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vinh giai đoạn 2011-2015 đến việc sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011– 2015 đến sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ) (Trang 63 - 69)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vinh giai đoạn 2011-2015 đến việc sử dụng đất nông nghiệp

3.3.2. Đánh giá tác động việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vinh giai đoạn 2011-2015 đến việc sử dụng đất nông nghiệp

a. Đánh giá tác động quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Vinh đã bố trí cơ cấu đất đai theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đồng thời sẽ làm cho nguồn thu ngân sách (phân cấp thành phố thu) tăng bình quân hàng năm khoảng 13 - 14% trong cả thời kỳ 2011 - 2015.

Hiệu quả kinh tế từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của quy hoạch sử dụng đất mang lại cho địa phương là khá lớn. Nguồn thu chủ yếu là từ các hoạt động giao, cho thuê và chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ đầu là 12.074 tỷ đồng. Chi phí cho các hạng mục bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư trong kỳ đầu khoảng 9.916,6 tỷ đồng. Như vậy, hiệu quả kinh tế được thể hiện rõ trong phần ngân sách địa phương thu vượt chi trong kỳ, đáp ứng chỉ tiêu về nguồn thu từ đất đai trên 350 tỷ đồng/năm.

b. Đánh giá tác động quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Để đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng phù hợp với định hướng phát triển đô thị (Tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp), tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm, mức sống bình quân của người dân ngày càng được cải thiện

Diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm của thành phố Vinh trong những năm tới tiếp tục giảm do việc đầu tư các công trình hạ tầng, cụm công

nghiệp, khu đô thị, khu dân cư nông thôn,…. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài; Do ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, nhằm tạo ra khối nông sản lớn, ổn định; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

Để đáp ứng cho xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa nên một phần diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đã bị thu hồi, chuyển sang các mục đích khác, trong đó diện tích đất trồng lúa năm 2015 so với năm 2011 giảm 171 ha. Tuy nhiên, do được đầu tư khoa học kĩ thuật và ứng dụng các công nghệ mới đem lại hiệu quả, năng suất cao hơn nên mặc dù diện tích giảm nhưng sản lượng vẫn tăng từ 8772 tấn lên 13496 tấn.

Bảng 3.6. Chỉ số tăng, giảm diện tích và sản lượng lúa giai đoạn 2011 - 2015 thành phố Vinh

Năm Diện tích (ha)

Chỉ số tăng, giảm diện tích

so năm trước(ha)

Sản lượng (tấn)

Chỉ số tăng, giảm sản lượng

so năm trước (tấn)

2011 3233

-171

8772

+4724

2015 3062 13496

(Nguồn: Niên giám thống kế Nghệ An năm 2015) c. Đánh giá tác động của quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất đã giải quyết được nhu cầu đất ở mới trên địa bàn, bố trí quỹ đất tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa, thu hồi đất để phục vụ xây dựng các công trình dự án và đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực tái định cư.

Quy hoạch mang lại hiệu quả gián tiếp là tạo được nhiều việc làm cho xã hội, nhất là giải tỏa sức ép về nhu cầu lao động cho khu vực nông thôn. Tạo điều kiện để phân bổ nguồn lao động trong các ngành nghề, đặc biệt là bố trí lại bộ phận lao động nông nghiệp dự kiến chuyển đổi ngành nghề sang phi nông nghiệp ở các xã, phường nằm trong vùng quy hoạch xây dựng đô thị và khu công nghiệp. Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động dịch vụ và công nghiệp, tạo sự hài hòa trong tương quan phát triển giữa các khu vực.

Phương án đã cân đối phân bổ quỹ đất cho các mục đích một cách đầy đủ, xem xét tính khả thi của các dự án phát triển đô thị, đặt thành phố Vinh trong mối quan hệ tương quan với các địa phương khác trong vùng kinh tế Bắc Trung bộ nhằm quy hoạch xây dựng cơ sở tạo thành những động lực phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị và thu hút đầu tư. Đồng thời bố trí đủ đất ở cho người có thu nhập thấp, công nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất ở và đất sản xuất nông nghiệp do tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa.

Đặc biệt có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề cho các hộ bị mất đất nói riêng và các hộ sản xuất nông nghiệp nói chung.

d. Đánh giá tác động của quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng.

Trong những năm gần đây việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Vinh phát triển mạnh. Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, sẽ hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dịch vụ thương mại... quỹ đất dành cho các mục đích này tương đối lớn.

Quy hoạch sử dụng đất đã bố trí quỹ đất cho hàng loạt công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội; đặc biệt ở các khu vực nông thôn nhằm nâng cao mức hưởng thụ phúc lợi vùng nông thôn, giảm dần chênh lệch giữa nông thôn và đô thị theo hướng đô thị hóa nông thôn.

Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch:

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã bố trí đủ quỹ đất để hình thành, phát triển khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ,

khu du lịch, làng nghề, ngành nghề cần duy trì bảo tồn, phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế của thành phố đến năm 2020.

Phát triển du lịch, dịch vụ của thành phố nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch theo hướng xã hội hoá, kết hợp với việc tận dụng các cơ hội trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế để đẩy nhanh phát triển du lịch một cách bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

e. Đánh giá tác động của quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ.

Phương án quy hoạch sử dụng đất đã có hướng điều chỉnh vốn rừng một cách hợp lý làm tăng độ che phủ của thảm thực vật rừng đảm bảo cân bằng sinh thái của vùng. Như vậy, chỉnh quy hoạch sẽ phát huy có hiệu quả chức năng của rừng về phòng hộ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp và điều tiết nguồn nước, ngăn chặn xói mòn rửa trôi đất đồng thời tạo cảnh quan đẹp để phục vụ vui chơi giải trí.

3.3.2.2. Những tác động tiêu cực

* Ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực

Đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh do tác động của quá trình đô thị hoá kết hợp với gia tăng dân số cơ học cao đã và đang gây lên áp lực việc làm và thu nhập cho 1 bộ phận lao động nông nghiệp, nông thôn. Hàng trăm nông dân đã “hy sinh” đất ruộng để phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH, nhưng có một thực tế không dễ dàng chấp nhận là còn quá nhiều khu, cụm công nghiệp đã tiến hành thu hồi, san lấp mặt bằng nhưng chậm tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư kém, tỷ lệ đất thấp, dẫn đến tình trạng đất đai bị bỏ hoang hóa, lãng phí trong nhiều năm. Diện tích đất trồng lúa đang có xu hướng giảm nhanh do chuyển mục đích đất sang thực hiện các công trình, dự án đã gây sức ép lớn đến vấn đề đảm bao an ninh lương thực.

Do đó cần thiết phải có các biện pháp nhằm hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa.

Với kỹ thuật mới, chúng ta có thể tạo ra nhiều ha đất mới để trồng trọt, nhưng sẽ không bao giờ có thể làm nên những thửa đất lúa tốt như đã từng bị thu hồi và rất bấp bênh khi khí hậu thay đổi, đất dễ xói mòn, bạc màu.

* Ảnh hưởng đến việc làm của người lao động

Việc chuyển mục đích đất trồng lúa đã gây nên tình trạng những cánh đồng lúa, hoa màu tươi tốt giờ chỉ còn lại lác đác vài thửa ruộng nằm xen kẽ KCN. Người dân nơi đây nhận được tiền đền bù từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng, nhưng nhiều người chưa biết sử dụng tiền làm ăn sinh lời rất ít.

Lực lượng lao động dư thừa ngày càng nhiều, việc làm thiếu, đời sống của nông dân bị thu hồi đất sẽ rất khó khăn, trong khi thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa là một tất yếu của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Đây đang là những khó khăn, thách thức lớn đối với xã hội. Do đóphải hết sức tiết kiệm, hạn chế tối đa việc lấy đất tốt trồng lúa vào mục đích khác. Hạn chế việc lấy đất xây dựng KCN, khu đô thị và công trình hạ tầng ở những nơi có lợi thế đối với sản xuất nông nghiệp và gần các trục đường quốc lộ; khuyến khích đầu tư đường giao thông, điện nước.... vào những vùng đất xa trung tâm, sản xuất nông nghiệp khó khăn, để góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn. Đồng thời, để giảm thiểu khó khăn cho đời sống của người bị thu hồi đất, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm việc làm mới, cho lao động trong độ tuổi đối với tất cả các trường hợp bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp mới được hỗ trợ).

Bảng 3.7. Nghề nghiệp của các lao động trong gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất STT Loại hình lao động (người) Trước khi bị thu

hồi (%)

Sau khi bị thu hồi năm (%)

1 Lao động nông nghiệp 63,98 40,78

2 Lao động thương nghiệp 5,77 22,8

3 Lao động công nghiệp, TTCN 14,65 10,33

4 Lao động đi làm thuê 9,1 18,65

5 Lao động là cán bộ, CNVC 6,5 7,44

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu nghề nghiệp của các lao động trong gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất

Phần lớn người dân ở đây việc làm phụ thuộc chủ yếu vào tư liệu sản xuất duy nhất là đất đai. Chính vì vậy, sau khi diện tích đất bị thu hồi thì vấn đề việc làm của người dân sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Do đó, để tìm ra được giải pháp tạo việc làm hợp lý , phù hợp thì trước tiên phải tìm hiểu tình trạng việc làm của các hộ sau khi thu hồi đất. Qua bảng số liệu ta có thể thấy, nhìn chung sau khi thu hồi đất thì cơ cấu việc làm của các lao động biến động theo hướng giảm dần lao động làm nông nghiệp tuy nhiên vẫn còn tương đối lớn, từ 63,98% xuống còn 40,78%. Tuy nhiên một thực tế diễn ra là sau khi không còn đất để sản xuất các lao động chủ yếu chuyển sang lao động ở các lĩnh vực buôn bán, thương nghiệp (chiếm 22,8%) hoặc chuyển sang lĩnh vực mang tính tạm thời và không cho thu nhập cao như đi làm thuê (chiếm 18,65%).

Qua phân tích trên có thể thấy sự tác động rất lớn của quá trình thu hồi đất đến việc làm của các lao động, khiến cho nhiều lao động bị mất việc làm sau khi mất đất sản xuất. Mặt khác sau khi thu hồi đất, do hạn chế về mặt trình độ văn hóa cũng như

63,98

40,78

5,77 22,8

14,65

10,33 9,1 18,65

6,5 7,44

0 10 20 30 40 50 60 70

LĐ nông nghiệp

LĐ thương nghiệp

LĐ công nghiệp,

TTCN

LĐ đi làm thuê

LĐ là cán bộ, CNVC

Trước khi bị thu hồi (%) Sau khi bị thu hồi năm (%)

trình độ chuyên môn một bộ phận lực lượng lao động thiếu việc chuyển sang làm thuê và một số công việc khác để tạo thêm thu nhập, tuy nhiên các công việc này chỉ mang tính tạm thời, không có thu nhập cao và không ổn định. Chính vì vậy, một yêu cầu bức thiết đặt ra đó là cần phải có chính sách đào tạo nghề phù hợp nhằm nâng cao trình độ nghề cho các lao động để họ có khả năng tìm kiếm được những công việc phù hợp, mang lại thu nhập ổn định cho cuộc sống lâu dài.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011– 2015 đến sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ) (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)