Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Định hướng phát triển đô thị và một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống
3.5.1. Định hướng phát triển đô thị
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 thành phố Vinh; Xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua, trên cơ sở những lợi thế, hạn chế và xu hướng phát triển của thành phố Vinh đến năm 2020. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Vinh đến năm 2020 được khái quát như sau:
- Phát huy tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội thành phố gắn với đảm bảo an ninh xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững quốc phòng - an ninh và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
- Tăng cường công tác thu hút đầu tư, tạo đột phá trong phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, dịch vụ chất lượng cao.
- Phát triển thành phố toàn diện, hài hòa, bền vững và khẳng định là đầu tàu tăng trưởng của Tỉnh và khu vực. Từng bước mở rộng không gian đô thị theo quy hoạch.
- Phát triển thành phố trên cơ sở chủ động hội nhập, tiếp thu văn hóa tiên tiến, xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa xứ Nghệ.
Trên cơ sở các đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng và xu hướng biến động sử dụng đất và việc đánh giá các nguồn lực, lợi thế cũng như các dự báo về chiến lược phát triển toàn diện thành phố Vinh đến năm 2020, quan điểm sử dụng đất của thành phố Vinh vẫn dựa trên các yếu tố chính là sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả trên cơ sở tuân thủ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch chung xây dựng thành phố, dành quỹ đất xây dựng các hạng mục công trình quan trọng có vai trò thay đổi diện mạo của thành phố, khai thác quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế song hành với việc chú trọng bảo vệ môi trường.
Vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý đất đai của thành phố Vinh cần dựa trên hệ thống các quan điểm cụ thể sau:
- Ưu tiên dành quỹ đất cho phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở đô thị và kêu gọi đầu tư - Khai thác khoa học, hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ đất đai
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo bền vững gắn liền với việc bảo vệ môi trường - Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố an ninh, quốc phòng.
3.5.2. Một số giải pháp:
3.5.2.1. Giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ
- Chính sách hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa: khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích; hỗ trợ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản lúa và khâu tiêu thụ lúa.
- Người nông dân cần được tạo điều kiện đào tạo nghề sau thu hồi đất để có công việc thường xuyên, ổn định cuộc sống
- Công khai hóa các quy hoạch về sử dụng đất nông nghiệp, các kế hoạch thực hiện dự án xây dựng, bàn giao đất, phương án đền bù, vấn đề tái định cư… để người dân nắm rõ các chủ trương từ đó chuẩn bị tâm lý trước, có thời gian để chuyển đổi ngành nghề và có ý thức chủ động trong việc phát triển sinh kế cho gia đình
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội của từng địa phương nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến cho người lao động thấy được lợi ích của việc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm.
- Tăng cường phối hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong việc tổ chức các lớp dạy nghề để chuẩn bị cung cấp nguồn lao động khi dự án hoàn thành, ưu tiên đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho gia đình có nhiều ruộng đất bàn giao, gia đình chính sách, gia đình có nhiều lao động phổ thông…
- Hỗ trợ, cho vay vốn ưu đãi về lãi suất và các điều khoản về tài sản thế chấp để người lao động có thể tự tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề.
- Cần nhân rộng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả, cụ thể là nguồn vốn vay, lãi suất cho vay, hỗ trợ kinh phí để hướng dẫn kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm, đăng ký thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ một số cơ sở hạ tầng thiết
yếu như nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Đặc biệt, đẩy mạnh Chương trình xây dựng nông thôn mới, quy hoạch xây dựng phát triển sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu và ngành nghề nông thôn làm cơ sở dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển các mô hình phát triển sản xuất và dạy nghề sát hơn với nhu cầu thực tế tại địa phương -Phát triển các làng nghề truyền thống và nhân rộng những mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả.
3.5.2.2. Giải pháp tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vinh
- Xác định vị trí quy hoạch sử dụng đất trong hệ thống quy hoạch (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành và lĩnh vực) để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và bố trí sử dụng hợp lý quỹ đất trên phạm vi toàn tỉnh, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
- Kiên quyết thu hồi đất đối với những dự án đã được giao, cho thuê đất nhưng không thực hiện đầu tư đúng thời gian quy định, sử dụng đất không hiệu quả, sử dụng đất trái mục đích được giao, thuê; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.
- Phát huy tốt vai trò của người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong quản lý tài nguyên đất đai.
- Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ cần bảo vệ nghiêm ngặt.
- Chủ động thu hồi đất theo kế hoạch, trong đó cần phải thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, tạo quỹ đất đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
- Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được cấp thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.
- Các cấp, các ngành trong quá trình quản lý và sử dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Đất đai và các quy định của Nhà nước.
- Khi có biến động lớn về nhu cầu sử dụng đất thì phải thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước khi thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,...
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ