Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011– 2015 đến sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ) (Trang 44 - 51)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Với vị thế là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua nền kinh tế thành phố phát triển khá.

Năm 2015, giá trị sản xuất (tính theo giá cố định 2010) ước đạt 33.752 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Giá trị gia tăng ước đạt 16.323,4 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch năm, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 11.987 tỷ đồng, đạt 100,4% kế hoạch năm, tăng 18,1% so với năm trước.

Giá trị thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 76,00 triệu đồng/người.

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 7,92%, cao hơn nhịp độ tăng trưởng bình quân của cả tỉnh (7,89%). Giá trị gia tăng bình quân đầu người/năm tăng từ 36,47 triệu đồng năm 2010 lên 68,10 triệu đồng năm 2014, và đạt 76,00 triệu đồng/người năm 2015.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,97% năm 2014 lên 33,39%; Ngành dịch vụ giảm từ 65,38% năm 2014 xuống 65,10% năm 2015; Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm từ 1,65% năm 2014 xuống còn

1,51%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phù hợp với đặc trưng đô thị, theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Cùng với sự hoàn thiện của cơ chế thị trường, tỷ trọng kinh tế nhà nýớc và tập thể giảm, tăng dần tỷ trọng các thành phần kinh tế tý nhân, cá thể và kinh tế có vốn đầu tý nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc ngừng sản xuất, thị trường bất động sản phục hồi chậm.

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015)

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành a. Nông nghiệp và thuỷ sản

- Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt 442,00 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế thành phố ngày càng giảm, năm 2010 chiếm 1,96%, năm 2015 chỉ còn 1,51%. Giá trị sản xuất tăng bình quân 1,49%/năm, giá trị gia tăng 1,88%/năm; tỷ trọng trong cơ cấu các phân ngành chủ yếu là nông nghiệp và thủy sản.

- Phát triển các vùng sản xuất thâm canh, xây dựng và áp dụng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng công nghệ trong nông nghiệp: vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Việt GAP diện tích 50 ha, thu nhập bình quân 110 triệu đồng/ha; vùng lúa chất lượng cao 555 ha, năng suất 60,4 tạ/ha; vùng nuôi trồng thủy sản 272 ha; vùng trồng cây hoa cây cảnh 72 ha; vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm 300.000 con v.v.

- Thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đã ban hành trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, làm cầu nối phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà nông trong việc xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đã phát huy hiệu quả như mô hình trồng rau, ớt, nấm.

- Nhiều công trình, dự án, đề án phát triển nông nghiệp nông thôn đã được triển khai thực hiện như: đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa ngoại thành gắn với quy

hoạch các vùng thâm canh; xây dựng và mở rộng mô h́nh rau an toàn, vùng hoa và cây cảnh, vùng lúa chất lượng cao, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn. Thành phố đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mở rộng mô hình, tạo điều kiện hình thành các vùng thâm canh rõ nét như rau, hoa ở xã Hưng Đông, Nghi Liên, cây cảnh ở Nghi Ân, lúa chất lượng cao ở Hưng Chính, Hưng Hòa, nuôi trồng thủy sản ở Hưng Hòa.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2015 So

sánh 1. Giá trị sản xuất Triệu đồng 502647 584037 +81390

- Trồng trọt Triệu đồng 275413 340602 +65189

- Chăn nuôi Triệu đồng

2. Sản lượng lương thực có hạt Tấn 13157 15147 +1990 3. Bình quân lương thực đầu

người Kg/người 42,18 48,02 +5,84

(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2015) b. Khu vực kinh tế công nghiệp

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng (giá CĐ 2010) năm 2015 đạt 17.160 tỷ đồng, đạt 102,6% KH , tăng 9,7 % so với cùng kỳ; chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng các phân ngành: công nghiệp từ 52,22% năm 2010 lên 56.72% năm 2015;

xây dựng từ 47,78% năm 2010 xuống 43,28% năm 2015. Các sản phẩm công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định và năng lực cạnh tranh được nâng cao; có 790 doanh nghiệp thành lập mới, cấp mới giấy phép kinh doanh trên 1.300 hộ, cấp phép xây dựng: 145 dự án (tăng 2,4% so cùng kỳ) và gần 1.938 nhà ở tư nhân; Cơ cấu doanh nghiệp chuyển biến theo hướng tăng sản xuất kinh doanh, giảm loại hình xây dựng và kinh doanh bất động sản.

- Thực hiện định hướng “công nghiệp sạch” thân thiện với môi trường, công nghiệp công nghệ cao, tiên tiến: một số dự án công nghiệp ít ô nhiễm môi trường và áp dụng công nghệ, kỹ thuật cao sẽ được tiến hành xây dựng như Tổ hợp đô thị viễn thông, công nghệ thông tin; chuẩn bị đầu tư dự án Công viên CNTT Nghệ An…; tăng

cường xử lý ô nhiễm môi trường tại một số nhà máy chưa đảm bảo môi trường theo cam kết.

- Thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn: khu công nghiệp Bắc Vinh, các cụm CN Hưng Lộc, Đông Vĩnh, Nghi Phú; triển khai đầu tư hạ tầng cụm CN Hưng Đông;

quy hoạch mới để phát triển cụm CN Nghi Kim.

- Năng lực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng đáng kể, quy mô các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có được mở rộng, nhất là các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất đồ uống, công nghiệp vật liệu xây dựng, như: Nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam; chuyển giao và nâng công suất nhà máy ép dầu Nghệ An cho tổng công ty dầu thực vật Miền Nam; hoàn chỉnh và nâng công suất các dây chuyền dệt may dệt kim Hoàng Thị Loan; mở rộng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: gạch ốp lát granit, gạch xây, cột điện ly tâm v.v…

- Kết quả thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và các đề án: tập trung thực hiện Đề án phát triển thành phố Vinh đến năm 2020 theo tinh thần Nghị Quyết 26 của Bộ Chính trị; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Vinh đến năm 2020: thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh lấp đầy khu CN Bắc Vinh, các cụm CN Hưng Lộc, Đông Vĩnh, điều chỉnh quy hoạch cụm Công nghiệp Nghi Phú và thu hút thành công 2 doanh nghiệp của Nhật Bản và Hàn Quốc vào đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh, đưa tổng số doanh nghiệp thu hút vào các cụm Công nghiệp trên địa bàn là 38 doanh nghiệp; cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hoạt động đa dạng: cán kéo thép, đóng mới và sửa chữa tàu, sản xuất tôn lợp, đồ điện gia dụng, bột đá, mộc dân dụng, đồ mỹ nghệ, bìa các tông v.v.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao và có xu thế ngày càng tăng. Năm 2011 đạt 10.629,6 tỷ đồng, năm 2015 là 16.150 tỷ đồng. Giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân 11,85%. Nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao xuất hiện.

Hoạt động thương mại diễn ra đa dạng, chất lượng ngày càng cao.

- Thương mại: Giá trị gia tăng năm 2014 đạt 8.157 tỷ đồng, năm 2015 đạt 9.857 tỷ đồng, tăng bình quân 18,1%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 42,7% trong lĩnh vực thương mại của tỉnh.

Tổng mức bán lẻ trên thị trường năm 2014 là 12.133 tỷ đồng, năm 2015 là 14.500 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 22,38%. Từng bước định hình đầu mối tập kết, phân phối, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.

Kim ngạch xuất khẩu thành phố năm 2014 là 283,2 triệu USD, các sản phẩm chủ yếu gồm: gỗ dăm, tinh bột sắn, chè búp khô, sản phẩm gỗ, dệt may…, kim ngạch nhập khẩu là 290 triệu USD.

Công tác quản lí nhà nước về hoạt động thương mại được quan tâm: tổ chức nhiều đợt hội chợ xúc tiến thương mại khu vực với các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giao lưu trao đổi hợp tác kinh doanh; tăng cường phối hợp các sở, ngành thực hiện công tác quản lí nhà nước đối với các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, quản lí thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, chất lượng hàng hoá ; chấn chỉnh việc thu phí, tăng cường công tác phòng chống cháy nổ…

- Du lịch: Ngành du lịch thành phố Vinh ngày càng khẳng định vị thế là 1 trong 5 địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh, trung tâm lưu trú, luân chuyển và đầu mối các tour du lịch trong vùng, quốc gia và quốc tế.

Hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch đã được quan tâm quy hoạch và đầu tư xây dựng.

Đến nay, Vinh đã có 4 khu du lịch và công viên được quy hoạch và đang triển khai xây dựng, đó là: khu du lịch núi Quyết - Bến Thủy, quy mô 148 ha với trung tâm là đền thờ vua Quang Trung và hệ thống giao thông núi Quyết đang được đầu tư hoàn chỉnh; Công viên trung tâm có quy mô 3,90 ha gắn với quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh thu hút được nhiều khách du lịch tham quan; Công viên Thành cổ gắn với bảo tồn di tích Thành cổ Vinh đang điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế. Các di tích lịch sử, văn hóa khác được đầu tư bảo tồn và khôi phục.

Thực hiện kế hoạch phát triển du lịch gắn với đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch:

trên địa bàn thành phố hiện có 180 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có 3 khách sạn 4 sao , 8 khách sạn 3 sao, 12 khách sạn 2 sao ; tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế: phối hợp phát triển du lịch với huyện Nam Đàn, thị xã Cửa Lò; các khách sạn lớn đều kết hợp dịch vụ lưu trú gắn với tổ chức các tour du lịch nghỉ dưỡng, thăm quan các địa danh, thắng cảnh, hội nghị

và du lịch tâm linh trong tỉnh, du lịch các nước Lào, Thái Lan, Trung Quốc…nhằm mở rộng quy mô dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch.

Số lượt khách du lịch đến thành phố Vinh ngày càng tăng: từ 1.741.000 lượt năm 2010 lên 2.061.000 lượt năm 2015, tăng trưởng bình quân hàng năm 3,43%, trong đó lượng khách quốc tế đạt 40.000 lượt, chiếm khoảng 2% tổng lượng khách du lịch; số ngày lưu trú bình quân khách nội địa năm 2014 là 2 ngày, khách quốc tế 1,9 ngày.

Tổng doanh thu ngành du lịch năm 2015 đạt 600 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu giai đoạn 2011-2015 ước đạt 13,9%/năm, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và tỉnh Nghệ An.

- Dịch vụ vận tải: Hiện nay, hoạt động dịch vụ vận tải trên địa bàn Thành phố đã phần nào đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa của nhân dân. Các loại hình vận tải hành khách công cộng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng phục vụ, với 2 hãng taxi chính (Mai Linh, Vạn Xuân); các tuyến ô tô buýt nội thành và các tuyến đi các huyện Vinh - Nam Đàn, Vinh - Cửa Lò, Vinh - Hoàng Mai, Vinh-Yên Thành, Vinh - Đô Lương, Vinh - Thái Hòa , Vinh - Tân Kỳ, Vinh - Hà Tĩnh...). Các hoạt động dịch vụ tại các bến bãi dần đi vào nền nếp, đảm bảo an toàn cho người, hàng hóa và phương tiện.

Khối lượng luân chuyển vận tải hàng hoá năm 2014 đạt 1.647,36 triệu tấn.km, năm 2015 dự ước 1.790 triệu tấn.km, tăng bình quân 22,92%/năm; khối lượng luân chuyển vận tải hành khách năm 2015 đạt 1.550 triệu người.km, tăng 17,11%/năm.

Doanh thu vận tải năm 2015 đạt 1.400 tỷ đồng. Doanh thu vận tải giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5.376,281 tỷ đồng.

(Nguồn: Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XXII trình đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015-2020)

3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

Trong thời gian qua, thành phố Vinh đã tập trung mọi nguồn lực nhằm phát triển kinh tế xã hội thành phố, nhiều dự án được thu hút đầu tư và triển khai thực hiện trên địa bàn như: Tiểu Dự án phát triển đô thị Vinh, Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố, Dự án xây dựng, nâng cấp cảng hàng không Vinh, các dự án xây dựng cầu vượt đường sắt Bắc Nam đoạn giao cắt giữa Quốc lộ 46 nối đường Đặng Thai Mai với Quốc lộ 1A, đoạn nút giao quốc lộ 46 với đường sắt Bắc - Nam; các dự án xây

dựng khu đô thị trên địa bàn v.v...qua đó bộ mặt đô thị Vinh đang từng bước được thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại.

Về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 26 - NQ/TW của Hội nghị Trung ương VII, Khóa X đã được thành phố triển khai một cách tích cực và đạt được kết quả quan trọng như sản xuất nông - ngư nghiệp phát triển khá, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, một số tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường và củng cố.

Bên cạnh đó, thành phố đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, thành phố đã có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Hai xã còn lại là Nghi Ân và Nghi Đức cũng đã được UBND Thành phố cho ứng trước ngân sách để xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa… phấn đấu được công nhận chuẩn nông thôn mới trong năm 2016.

Năm 2016 và giai đoạn tiếp theo, thành phố Vinh sẽ tiếp tục thực hiện các Đề án và giải pháp nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố đồng bộ và từng bước hiện đại; kinh tế phát triển toàn diện và bền vững.

3.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a) Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số trung bình toàn thành phố là 315.000 người với 75.424 hộ, quy mô hộ khoảng 4 người/hộ.

Trong những năm qua thành phố Vinh đã tích cực tuyên truyền, vận động giáo dục kết hợp các biện pháp chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, gia đình và trẻ em. Tuy nhiên, nhận thức của một bộ phận nhân dân trong việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa tốt nên tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao, đạt 8,00%. Tốc độ tăng dân số đạt 12,15%o. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm đúng mức; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 11%.

b) Lao động và việc làm

Giai đoạn 2011-2015 bình quân lao động trong độ tuổi là 246.323 người, chiếm khoảng 78,58% dân số của Thành phố. Năm 2015 lao động trong độ tuổi là 252.500 người. Trong đó: lao động nông nghiệp là 36.000 người (có việc làm là 22.000 người);

lao động trong ngành phi nông nghiệp là 21.6500 người, số lao động có việc làm cụ thể như sau:

Lao động trong ngành công nghiêp-xây dựng: 65.000 người.

Lao động trong ngành dịch vụ khoảng: 65.000 người

Lao động trong ngành y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao: 15.400 người.

Lao động trong lĩnh vực quản lý nhà nước: 6.650 người.

Lao động khác: 1.600 người.

Trong 5 năm đã tạo việc làm cho 21.740 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 khoản 60%, trong đó đào tạo nghề 40%; xuất khẩu lao động 2.530 người.

c) Thu nhập và mức sống

Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của người dân tăng lên rõ rệt, giá trị gia tăng bình quân đầu người/năm của Thành phố tăng nhanh qua các năm: Năm 2011 đạt 44,52 triệu đồng, năm 2014 đạt 68,10 triệu đồng, năm 2015 đạt 76,00 triệu đồng. Tổng thu ngân sách qua các năm: 2011 là 2.441 tỷ đồng, năm 2014 là 1.414 tỷ đồng, năm 2015 là 1.603 tỷ đồng. Khoảng cách về thu nhập giữa các xã, phường đã được thu hẹp. Nhiều chỉ tiêu về xã hội ngày càng được hoàn thiện, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố giảm từ 1,69% năm 2011 xuống còn 0,69% năm 2015 (theo chuẩn mới).

(Nguồn: Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XXII trình đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015-2020; Niên giám thống kê thành phố Vinh năm 2015)

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011– 2015 đến sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ) (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)