Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện nghi lộc giai đoạn 2013 2016 (Trang 46 - 50)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất huyện Nghi Lộc

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Bảng 3.1: Phân bố dân cư huyện Nghi Lộc năm 2016

TT Tên xã Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2)

1 Nghi Lâm 7.905 328

2 Nghi Văn 9.577 295

3 Nghi Kiều 11358 343

4 Nghi Công Bắc 4.464 338

5 Nghi Công Nam 4.966 218

6 Nghi Đồng 4.400 295

7 Nghi Hưng 4.470 292

8 Nghi Phương 6.515 451

9 Nghi Mỹ 4.187 396

10 Nghi Diên 7.222 103

11 Nghi Vạn 7.623 792

12 Nghi Hoa 5.241 1055

13 Nghi Thuận 6.072 702

14 Nghi Long 6.364 841

15 Nghi Trung 7.254 906

16 Nghi Phong 8590 829

17 Nghi Trường 5132 589

18 Nghi Thạch 5.069 710

19 Nghi Thịnh 4.550 804

20 Nghi Hợp 3.193 858

21 Nghi Xá 4.586 724

22 Nghi Khánh 4.405 1.056

23 Nghi Yên 7.111 293

24 Nghi Tiến 3.624 342

25 Nghi Thiết 5.135 838

26 Nghi Quang 5.352 599

27 Nghi Xuân 9.225 1.481

28 Nghi Thái 7.838 823

29 Phúc Thọ 8.116 1.327

30 Thị trấn Quán Hành 4.686 1.251

(Nguồn: Số liệu Chi cục thống kê huyện Nghi Lộc cung cấp)

- Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Tăng trưởng kinh tế:

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Nghi Lộc đã có sự chuyển biến đáng kể. Tổng giá trị sản xuất của huyện Nghi Lộc (so sánh giá 2010) từ 6.102 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 7.157 tỷ đồng năm 2015 và tăng lên 8.084 tỷ đồng năm 2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân theo giá trị sản xuất đạt 11,36 %/năm trong giai đoạn 2013 - 2016. Trong đó: Ngành nông - lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,58%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá cao đạt 17,56 %/ năm, ngành dịch vụ - thương mại có tốc độ tăng trưởng cao, đạt tới 7,77 %/năm.

Như vậy giai đoạn 2013 - 2016 các ngành kinh tế của huyện đều có mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt trên 19 triệu đồng/ người/ năm.

Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013 – 2016 của huyện Nghi Lộc được phản ánh qua bảng 3.2

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013 – 2016 của huyện Nghi Lộc

Đơn vị tính: triệu đồng (theo giá so sánh 2010)

TT Ngành, lĩnh vực Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) Tổng số 6.102.170 6.475.372 7.157.415 8.084.375 11.36 1 Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 1.422.037 1.434.335 1.474.120 1.535.601 2.58 2 Công nghiệp - xây dựng 3.532.599 3.789.813 4.343.095 5.053.370 17.56 3 Thương mại - du lịch 1.147.534 1.251.224 1.340.200 1.495.404 7.77

(Nguồn: Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Nghi Lộc lần thứ 28) + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện Nghi Lộc trong những năm qua bước đầu đã có sự chuyển dịch đúng hướng (giảm tỷ trọng của ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại), chi tiết thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nghi Lộc thời kỳ 2013-2016

Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 2016

- Nông lâm nghiệp, thủy sản % 30,76 28,61 23,24 21,80 - Công nghiệp xây dựng % 39,19 39,87 42,28 43,80

- Dịch vụ % 30,05 31,52 34,48 34,40

(Nguồn: Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Nghi Lộc lần thứ 28)

Qua bảng 3.3 cho thấy, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản trong toàn nền kinh tế huyện Nghi Lộc giảm nhanh, từ 30,76% năm 2013 xuống còn 21,80% vào năm 2016. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn còn ở mức cao làm ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện. Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 39,19% năm 2013 lên 43,80% vào năm 2016. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 30,05% năm 2013 lên 34,40% năm 2016.

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế + Ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Cơ cấu cây trồng mùa vụ chuyển đổi có hiệu quả theo hướng tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích (Năm 2013 thu nhập bình quân/ha đất nông nghiệp đạt 60 triệu đồng, năm 2016 đạt 85 triệu đồng/ha), các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào áp dụng trong sản xuất, xây dựng được nhiều cánh đồng mẫu lớn theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung bằng các giống lúa, lạc, dưa hấu, rau màu chất lượng cao tại các xã Nghi Lâm, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Kiều, Nghi Đồng, Nghi Văn và Nghi Long...Do vậy, trong điều kiện diện tích nông nghiệp giảm nhưng tổng sản lượng lương thực năm 2016 ước đạt trên 95.000 tấn.

Chăn nuôi phát triển ổn định. Tỷ trọng chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp chiếm 45%. Các mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại được mở rộng.

Tổng đàn trâu bò và đàn lợn được duy trì ổn định, đàn gia cầm hơn 1,3 triệu con (tăng 6,47%/năm).

Khai thác và nuôi trồng thủy sản được duy trì. Bước đầu triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo Nghi Định 67 NĐ/CP. Sản lượng đánh bắt hàng năm đật hơn 3.500 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản bình quân đạt 1.300 ha, sản lượng tăng khá qua các năm.

Chăm sóc, bảo vệ, trồng mới rừng có hiệu quả. Trong 4 năm tiếp tục tranh thủ tốt các nguồn vốn để triển khai nhiều chương trình, dự án, bảo vệ, chăm sóc, trồng mới rừng, diện tích trồng đạt 805 ha, nâng độ che phủ rừng năm 2016 lên 25,5%, hàng năm khai thác 3.800 m3 gỗ tròn, 770 tấn nhựa thông.

+ Ngành công nghiệp, xây dựng

Chuyển dịch cơ cấu phù hợp với cơ chế thị trường. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng, riêng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng gấp nhiều lần. Đặc biệt là ngành chủ lực như sản xuất gạch ngói. Khai thác đá, sản xuất hàng mộc và đóng tàu thuyền ổn định qua các năm. Các doanh nghiệp tuy gặp khó khăn về công nghệ, thị trường nhưng vẫn thường xuyên đổi mới sản phẩm để duy trì sản xuất thích hợp dần với cơ chế thị trường...các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp địa phương như dịch vụ cơ khí, sửa chữa, thủ công mỹ nghệ, may mặc, đan lưới, chế biến hải sản... được khôi phục và phát triển.

Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng của huyện năm 2016 (theo giá so sánh 2010) đạt 5.053 tỷ đồng, tăng 1,43 lần so với năm 2013.

Trong những năm qua huyện Nghi Lộc huy động rất tốt các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đã xây dựng được trên 147 km đường nền cứng gồm trên 121 km đường nhựa và 26 km đường bê tông, 30/30 xã có đường nhựa đến trung tâm xã, 20 xã có các tuyến giao thông cơ bản nền đường được cứng hóa bằng nhựa và bê tông. Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trong 5 năm đạt 450 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 100 tỷ đồng.

+ Ngành thương mại, du lịch và dịch vụ.

Các ngành dịch vụ, thương mại phát triển đa dạng theo hướng mở rộng và hội nhập. Dịch vụ vận tải phát triển nhanh, đến nay trên địa bàn đã có hơn 330 xe vận tải hàng hóa và hành khách hoạt động thường xuyên. Dịch vụ viễn thông phát triển đa dạng, đã phủ sóng cho tất cả các xã, thị trấn. Các loại hình dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm tiếp tục phát triển tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp và nhân dân sản xuất, kinh doanh. Các hoạt động du lịch có bước phát triển, hàng năm đã đón hơn 5.000 lượt khách, doanh thu từ ngành du lịch tăng nhanh, năm 2016 ước đạt trên 10 tỷ đồng. Giá trị sản xuất khu vực thương mại, dịch vụ năm 2016 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.495 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2013).

- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê đến năm 2016 dân số toàn huyện Nghi Lộc có 185.461 người với 45.843 hộ, quy mô hộ khoảng 4,0 người/hộ, tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên năm 2015 là 0,78% và duy trì mức tăng trưởng dân số như thế này đến năm 2016.

- Lực lượng lao động là: 106.242 người (chiếm 57,29% dân số), trong đó:

+ Lao động nông- lâm- ngư nghiệp chiếm : 133.093 người, chiếm 71,7%.

+ Lao động công nghiệp- xây dựng chiếm : 11.272 người, chiếm 6,1%.

+ Lao động dịch vụ- thương mại chiếm: 39.523 người, chiếm 21,3%.

+ Lao động từ các nguồn khác chiếm: 1.573 người, chiếm 0,9%.

- Số nhân khẩu Thiên chúa giáo là: 44.018 người, chiếm 23,73% dân số toàn huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện nghi lộc giai đoạn 2013 2016 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)