Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện nghi lộc giai đoạn 2013 2016 (Trang 63 - 67)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá tình hình sử dụng đối với đất đã giao, đã cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc giai đoạn 2013 – 2016

3.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc

- Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Nghi lộc là một huyện đồng bằng ven biển, tiếp giáp với thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò có tuyến đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua, rất thuận lợi cho việc phân bổ các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất kinh doanh. Với hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt thuận lợi bên cạnh đó cơ sở hạ

tầng khá đồng bộ là điều kiện để các tổ chức kinh tế phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh mặt thuận lợi thì mặt hạn chế đó là Nghi Lộc nằm trong vùng thời thiết có nhiều biến động do đó cũng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Nhóm các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội

Cấp uỷ, chính quyền huyện Nghi Lộc luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để mời gọi các nhà đầu tư vào thực hiện dự án trên địa bàn huyện. Từ công tác ban đầu như khảo sát địa điểm đến công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục giao, thuê đất luôn được cơ quan có thẩm quyền thực hiện một cách nhanh và thuận thiện.

Nguồn lao động dồi dào, độ tuổi trẻ là một yếu tố thuận lợi cho các nhà đầu tư thuê sử dụng.

Nghi Lộc là địa bàn có nhân khẩu Thiên chúa giáo nhiều chiếm 23,73% dân số toàn huyện, vấn đề tôn giáo khá phức tạp trên thực tế cũng đã xảy ra nhiều vụ việc gây mất trật tự an ninh trên địa bàn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và ảnh hưởng đến hoạt động kinh của các tổ chức doanh trên địa bàn huyện.

Do cơ chế chính sách của Nhà nước có sự điều chỉnh chưa phù hợp, nhất là chính sách tiền tệ, kinh doanh vàng, ngoại tệ. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong thời gian qua đi xuống làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của các doanh nghiệp.

Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn đặc biệt là ở cấp xã, thị trấn còn hạn chế, còn có biểu hiện nhũng nhiễu, phiền hà, phức tạp trong giải quyết công việc gây nhiều bức xúc trong dư luận.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai, bảo vệ môi trường của cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp chưa thường xuyên, việc xử lý vi phạm sau thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, chưa triệt để, hiệu quả chưa cao, một số vụ việc vi phạm còn để kéo dài chưa được giải quyết.

3.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong công tác giao, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Nghi Lộc giai đoạn 2013 – 2016

- Hiệu quả kinh tế

Trong giai đoạn từ năm 2013 – 2016, kinh tế của huyện Nghi Lộc có sự tăng trưởng rõ nét, nó được phản ánh qua các chỉ tiêu kinh tế qua các năm. Tổng giá trị

sản xuất của huyện Nghi Lộc (so sánh giá 2010) từ 6.102 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 7.157 tỷ đồng năm 2015 và tăng lên 8.084 tỷ đồng năm 2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân theo giá trị sản xuất đạt 11,36 %/năm. Trong đó: Ngành nông - lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,58%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá cao đạt 17,56 %/ năm, ngành dịch vụ - thương mại có tốc độ tăng trưởng cao, đạt tới 7,77 %/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản trong toàn nền kinh tế huyện Nghi Lộc giảm nhanh, từ 30,76% năm 2013 xuống còn 21,80% vào năm 2016. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn còn ở mức cao làm ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện. Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 39,19% năm 2013 lên 43,80% vào năm 2016. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 30,05%

năm 2013 lên 34,40% năm 2016. Tổng mức đầu tư toàn xã hội năm 2016 đạt 3.522 tỷ đồng, cả giai đoạn 2013 – 2016 đạt 14.625 tỷ đồng.

Như vậy giai đoạn 2013 - 2016 các ngành kinh tế của huyện đều có mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt trên 28,1 triệu đồng/

người/ năm.

Để có được kết quả đó thì sự đầu tư của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã góp một phần lớn trong sự phát triển kinh tế của địa phương.

- Hiệu quả xã hội

Việc các dự án được đầu tư trên địa bàn huyện Nghi Lộc thời gian qua đã góp phần phát triển xã hội, giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động, trình độ dân trí và học vấn ngày càng được nâng cao. Vấn đề chăm lo sức khỏe cộng đồng ngày càng được quan tâm, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Hiệu quả xã hội được phản ánh qua các chỉ tiêu như số lao động được giải quyết việc làm bình quân năm 2013 là 6 nghìn người đến năm 2016 là 6,5 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2013 đạt 40%, đến năm 2016 đạt 51,8%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 10%, đến năm 2016 giảm xuống còn 2,3%.

Giáo dục đào tạo ngày càng tốt hơn, có sự chuyển biến cả về quy mô và chất lượng,

hàng năm tỷ lệ học sinh vào học THPT đạt trên 84%, số lượng học sinh vào đại học, cao đẳng ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp tăng qua các năm.

Bên cạnh đó việc phát triển các khu công nghiệp còn kéo theo hệ lụy đó là nông dân bị mất đất nông nghiệp. Các hộ gia đình bị thu hồi đất ở khi chuyển đến các khu tái định mới đều gặp những khó khăn về việc làm, hầu hết các cơ hội việc làm không nhiều, khó thay đổi việc làm mới, khó tìm lại công việc trước đó ở nơi tái định cư mới; kể cả những hộ có người lao động là công nhân viên chức có công việc và thu nhập ổn định khi di chuyển đến chỗ ở mới cũng bị ảnh hưởng thu nhập.

Vì vậy trong thời gian tới UBND huyện cần có những giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ, đào tạo việc làm cho những người dân bị mất đất nông nghiệp và khi chuyển đến các khu tái định cư bị thay đổi việc làm, để người dân ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất.

- Hiệu quả môi trường

Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì môi trường là một vấn đề cần được quan tâm. Một hoạt động sản xuất được coi là hiệu quả thì hoạt động đó không tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng đến môi sinh và đa dạng sinh học.

Việc khai thác sử dụng tài nguyên đất đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững, môi trường sống nông thôn ngày càng được cải thiện. Các khu công nghiệp được bố trí tập trung đảm bảo khoảng cách an toàn đến các khu dân cư, không gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của nhân dân. Việc quy hoạch sử dụng đất đã quan tâm tới chất lượng nội tại của đất và cách thức sử dụng đất.

Sự đầu tư của các dự án trên địa bàn góp phần phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo môi trường xanh sạch đẹp. Bên cạnh nhiều dự án đảm bảo về môi trường như cam kết thì còn một số dự án vi phạm về hoạt động môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống của các người dân xung quanh. Các hoạt động của khu công nghiệp cũng gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường đất như nước thải và chất thải rắn...được thải ra trong quá trình sản xuất. Hệ thống thoát nước trong các khu dân cư, khu công nghiệp chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Việc thu gom và xử lý nước thải ở các khu dân cư chưa được thực hiện mà đổ trực tiếp ra các hệ thống sông ngòi, ao, hồ làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện nghi lộc giai đoạn 2013 2016 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)