2.1. Điều kiện về đăng ký doanh nghiệp
2.1.3. Điều kiện tên doanh nghiệp
Một doanh nghiệp khi mới thành lập, điều đầu tiên mọi người nghĩ đến đó là tên của doanh nghiệp. Để thực hiện chức năng của mình, tên doanh nghiệp nhằm mục đích phân biệt doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự, thậm chí hàng hóa, dịch vụ hoàn toàn khác biệt. Dựa trên tinh thần này Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời khẳng định tuyệt đối của tên doanh nghiệp thông qua quy định về “cấm đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác”. Từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, nhất là Nghị định 88/2006/NĐ-CP và hiện nay là Nghị định 43/2010/NĐ-CP, có nhiều thay đổi, bổ sung về vấn đề tên doanh nghiệp so với thời
29 Xem thêm Điều 4 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tư đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
30 Điều 15 Nghị định 84 quy định: Cửa hàng bán lẻ xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu:
1. Địa điểm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Được xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về tiêu chuẩn cửa hàng kinh doanh xăng dầu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
kỳ trước đây. Người thành lập doanh nghiệp phải đăng ký tên doanh nghiệp và được pháp luật công nhận và bảo vệ. Mỗi doanh nghiệp phải có một tên chính thức dùng trong các giao dịch với doanh nghiệp khác, với cơ quan nhà nước, các chủ thể kinh doanh khác và cả người tiêu dùng.
Không chỉ bắt buộc phải có tên mà việc đặt tên, đăng ký tên và quá trình sử dụng tên doanh nghiệp còn phải tuân theo những quy định của pháp luật. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được. Tên doanh nghiệp phải bao gồm ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, cụm từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, cụm từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN và tên riêng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.
Doanh nghiệp phải thực hiện những quy định về những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp, đồng thời không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký và đang còn hiệu lực trong phạm vi toàn quốc. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp. Tên của doanh nghiệp phải do chủ doanh nghiệp tự đăng ký và phải được cơ quan nhà nước chấp thuận.
Điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp31:
- Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể.
- Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá,
31 Xem Điều 14 Nghị định 43/2010/NĐ/CP
đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.
Về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, Điều 32, Khoản 3, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc”. Điều 14, Khoản 3, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP quy định: “Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp”.
Thế nào là dùng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc đã không được Nghị định số 43/2010/NĐ- CP giải thích cụ thể, ví dụ như khi có doanh nghiệp đề nghị tên riêng là “Trà sữa tình nhân”, “Cà phê tình yêu” thì cơ quan đăng ký kinh doanh dựa vào đâu để từ chối không chấp nhận những cái tên này. Trái lại còn cấm “dùng tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp”. Quy định “không dùng tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp” còn nhiều điều phải bàn32:
Thứ nhất, từ “dùng” được hiểu như thế nào cho đúng? Một người đặt tên doanh nghiệp theo tên của mình có khác với việc dùng tên danh nhân để đặt cho doanh nghiệp?
Thứ hai, “tên danh nhân” được hiểu như thế nào? Theo tập quán của Việt Nam, tên được hiểu chỉ là âm tiết cuối cùng trong dòng chữ bao gồm cả họ và tên.
Nhà làm luật phải quy định rõ “không được dùng họ và tên đầy đủ của danh nhân để đặt tên cho doanh nghiệp” mới đúng.
Thứ ba, giới hạn phạm vi được hiểu là danh nhân như thế nào? Một danh nhân (nhất là các danh nhân thời xưa, các vị vua chúa...) thường có nhiều tên gọi khác nhau (ví dụ vua Quang Trung còn có tên khác là Bắc Bình Vương, Nguyễn Huệ...), vậy danh nhân được lấy theo tên nào, hay lấy tất cả các tên gọi được sử dụng? Theo Từ điển tiếng Việt do NXB Văn hóa Thông tin phát hành năm 2005,
“danh nhân” được hiểu là “người nổi tiếng”. Vậy những người nổi tiếng như thế nào, đến mức nào, ở phạm vi nào, lĩnh vực nào, từ năm bao nhiêu thì được gọi là người nổi tiếng?33
32 Vướng mắt trong đăng ký tên doanh nghiệp
http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/bandocviet/18540/
33 Hiện tại NXB Chính trị quốc gia vừa phát hành cuốn sách “Tiêu chí danh nhân văn hóa Thăng Long Hà Nội” của tập thể tác giả do GS.VS Hồ Sĩ Vịnh Làm chủ biên. Cuốn sách gồm 100 trang tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, đã đưa ra bảy tiêu chí cơ bản về danh nhân văn hóa. Những người quan tâm có thể tham khảo thêm cuốn sách này.
www.cpv.org.vn – “Tiêu chí danh nhân văn hóa Thăng Long Hà Nội”
Tên trùng hoặc gây nhầm lẫn34:
1. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; ký hiệu “- “ ; chữ “và”;
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C,...) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ ”tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 LDN 2005 thì tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Thành tố thứ nhất, loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức của doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. Thành tố thứ hai, tên riêng của doanh nghiệp là từ hoặc nhóm từ mà những người thành lập tùy ý đặt cho doanh nghiệp. Tên riêng của doanh nghiệp là yếu tố giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau, nhất là các doanh
34 Xem Điều 15 Nghị định 43/2010/NĐ-CP
nghiệp có loại hình giống nhau hoạt động cùng ngành, nghề. Như vậy, theo cách quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, ngoài hai thành tố trên, tên doanh nghiệp còn có thể có các thành tố khác như ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư, yếu tố sở hữu, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức khác...35 Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 43/2010/NĐ-CP thì những yếu tố đó lại là một bộ phận để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp. Nghĩa là tên doanh nghiệp, theo quy định của Nghị định 43, chỉ bao gồm hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, tất cả những yếu tố cấu thành tên doanh nghiệp không phải là loại hình doanh nghiệp đều được xem là tên riêng của doanh nghiệp. Ví dụ có một doanh nhân thành lập doanh nghiệp muốn đặt tên là Công ty TNHH thương mại dịch vụ xây dựng Thành Công nhưng hiện tại đã có Công ty TNHH Thành Công như vậy trong trường hợp này phải xử lý như thế nào mới đúng? Liệu doanh nghiệp này có được thành lập với tên gọi như vậy? Vì nếu chiếu theo Luật thì đây rơi vào trường hợp nhầm lẫn tên, còn theo quy định của Nghị định 43 thì không.
Điều này thể hiện sự thiếu thống nhất trong các quy định giữa luật và văn bản hướng dẫn thi hành nó.
Nghị định 43/2010/NĐ-CP còn có quy định chuyển tiếp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã đăng ký tên phù hợp với Nghị định 88/2006/NĐ-CP nhưng không phù hợp với Nghị định này không bắt buộc phải đổi tên. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp. Điều này tạo ra sự dễ dàng, thông thoáng và linh hoạt cho các doanh nghiệp tự do thương lượng thay đổi tên cho phù hợp với mình. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhỏ, làm ăn không hiệu quả có thể dễ dàng đồng ý đổi tên, còn một số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đã tạo được danh tiếng trên thị trường thì làm sao họ có thể đễ dàng đồng ý đổi tên, hơn nữa việc đổi tên cũng mất nhiều thời gian, tiền bạc... Trong trường hợp các bên không có sự thống nhất với nhau và luật cũng không bắt buộc phải đổi tên thì vấn đề đặt ra là việc quản lý các doanh nghiệp có tên trùng hoặc nhầm lẫn là như thế nào, vấn đề này chưa được giải thích một cách rõ ràng, điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc quản lý của cơ quan nhà nước, cũng như khó khăn cho các chủ thể khác tham gia giao dịch với các doanh nghiệp này. Mặt khác, trong thời gian Nghị định 88 có hiệu lực, khi nhập, tách địa giới hành chính của Hà Nội thì có khoảng trên 700
35Trần Thị Phương Hạnh – Một số ý kiến về tên doanh nghiệp http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu- trao-doi/2008/7174/Mot-so-y-kien-ve-ten-doanh-nghiep.aspx
doanh nghiệp trùng tên vẫn chưa giải quyết triệt để, nay theo quy định doanh nghiệp không trùng tên trong phạm vi cả nước thì nhất định sẽ có rất nhiều doanh nghiệp trùng tên. Chắc chắn rằng việc quản lý tên doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chưa kể đến việc tranh chấp giữa các doanh nghiệp, và giải quyết tranh chấp sẽ rất tốn kém và mất thời gian.
Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Ngoài tên chính thức, doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng tên viết bằng tiếng nước ngoài. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Cách thức trình bày tên bằng tiếng nước ngoài là tên bằng tiếng nước ngoài được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng tên viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. Một điều đặc biệt trong cách đặt tên doanh nghiệp nữa là không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp được đăng ký ba tên: (i) tên bằng tiếng Việt; (ii) tên bằng tiếng nước ngoài (thường gọi là tên giao dịch hay tên đối ngoại); và (iii) tên viết tắt. Với quy định tên giao dịch được dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng, về thực chất doanh nghiệp chỉ còn hai tên là tên bằng tiếng Việt và tên viết tắt. Lý do là tên giao dịch không ổn định và tùy thuộc vào ngôn ngữ được dịch, dịch theo tiếng Anh là A, tiếng Pháp là B, tiếng Nhật là X. Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp cần nhiều tên hơn thế, như tên tiếng Việt - tên bằng tiếng nước ngoài, tên giao dịch bằng tiếng Việt - tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt bằng tiếng Việt - tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài. Thậm chí một số doanh nghiệp còn sử dụng thương hiệu như một loại tên giao dịch. Đây là nhu cầu và một thực tế cần được xem xét. Đơn cử một trường hợp cụ thể: tên tiếng Việt đầy đủ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam được dịch ra tiếng Anh là “Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade”, tên giao dịch bằng tiếng Việt là “Ngân hàng Công thương Việt Nam”
dịch ra tiếng Anh là “Vietnam Bank for Industry and Trade”, tên viết tắt là
“Vietinbank”. Thêm vào đó, khi nhắc đến ngân hàng này, người ta quen gọi là Ngân hàng Công thương. Lúc này, “Công thương”, vốn là một bộ phận có khả năng phân biệt trong tên của ngân hàng này, được sử dụng như một loại tên giao dịch.
Với ví dụ trên, chúng ta có thể thấy tên doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong ba tên mà Luật Doanh nghiệp cho phép. Việc hạn chế doanh nghiệp trong ba tên (mà thực chất là 2) như Luật Doanh nghiệp là một chiếc áo chật khiến doanh nghiệp cảm thấy bức bối, khó chịu.36
Thực tế cho thấy tên doanh nghiệp thường là tên thương mại, trong khi lĩnh vực và khu vực kinh doanh của tên thương mại tương đối trừu tượng, không rõ ràng như quy định “phạm vi tỉnh, thành phố” đối với tên doanh nghiệp (Nghị định 88).
Để an tâm, doanh nghiệp lựa chọn giải pháp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.