CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
3.2. Thuận lợi và khó khăn về đăng ký doanh nghiệp
Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010, có hiệu lực ngày 01 tháng 06 năm 2010 và Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 4 tháng 6 năm 2010 hướng dẫn Nghị định 43/2010 tính đến nay có hiệu lực chưa lâu, một văn bản pháp luật được ban hành muốn đi vào đời sống thì cần có một thời gian dài. Lần đầu tiên quy trình đăng ký doanh nghiệp có thể tiến hành trên mạng điện tử trên toàn quốc. Cùng với Luật Doanh nghiệp và các văn bản có liên quan về đăng ký doanh nghiệp, nghị định đã có một số quy định phù hợp với thực tế, mang lại những thuận lợi cho nhà kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có những quy định mang lại khó khăn cho doanh nghiệp.
3.2.1. Thuận lợi
- Luật doanh nghiệp 2005 và văn bản hướng dẫn ra đời có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp nói chung và pháp luật về thành lập doanh nghiệp nói riêng. Mà quan trọng nhất là quy định về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục thành lập doanh nghiệp ngày càng được rút ngắn, đối tượng thành lập doanh nghiệp ngày càng đa dạng không phân biệt trong nước hay ngoài nước. Người thành lập doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề, loại hình doanh nghiệp theo quy định.
+ Quy định rõ hồ sơ, trình tự, thủ tục cho từng loại hình doanh nghiệp, giúp cho người thành lập doanh nghiệp biết rõ mình cần có những loại giấy tờ nào cần chuẩn bị trước khi đăng ký.
+ Quy định rõ điều kiện về thành lập doanh nghiệp: chủ thể, ngành nghề, tên doanh nghiệp phải được lựa chọn như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật. Chủ thể nào được phép và không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp, chủ thể nào được và không được góp vốn vào doanh nghiệp đối với cá nhân, tổ chức. Ngành, nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện…
+ Quy định rõ về trình tự, thủ tục tiến hành đăng ký doanh nghiệp trực tiếp và đăng ký trực tuyến, có và chưa có chữ ký điện tử.
- Có thể nói để thực hiện tốt hơn cơ chế một cửa liên thông, việc nghị định 43/2010/NĐ-CP có hiệu lực thay thế Nghị định 88/2006/NĐ-CP trước đây là một bước tiến mới trong quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh. Việc đặt tên doanh nghiệp được mở rộng, phần tên của doanh nghiệp có thể dùng các chữ cái – ký tự như: F, J, Z, W giúp cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn trong việc đặt tên.
Không đặt tên trùng trong phạm vi cả nước, việc thực hiện này tránh tình trạng gây nhầm lẫn về tên gọi đã được đăng ký trên toàn quốc, hướng tới một thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản, giảm thiểu chi phí tới mức tối đa cho người dân và doanh
nghiệp. Và tiến tới siết chặt hơn hoạt động của các doanh nghiệp đã và đang hoạt động.
- Thống nhất quản lý giữa mã số thuế và mã số đăng ký kinh doanh về một cơ quan quản lý: giảm bớt thời gian cho các chủ thể, giảm chi phí. Thống nhất áp dụng Mã số doanh nghiệp làm cơ sở quản lý đăng ký kinh doanh, không tách rời việc một doanh nghiệp có Mã số thuế và Số đăng ký kinh doanh. Trước đây, một doanh nghiệp có Mã số thuế riêng và Số đăng ký kinh doanh riêng, nay không còn nữa. Việc trao đổi thông tin với Tổng cục Thuế, lấy mã số thuế không những hoàn toàn tự động, mà còn được thực hiện tập trung đảm bảo sự thống nhất nghiệp vụ trên phạm vi cả nước. Tạo ra sự dễ dàng trong hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước.
- Chủ thể không cần phải tới trực tiếp các địa địa điểm đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ. Lâu nay, các địa phương xây dựng hệ thống đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương, phù hợp với đặc điểm từng địa phương. Nay Nghị định 43 có ưu điểm lớn là tạo cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng hệ thống đăng ký doanh nghiệp trên cả nước đều chỉ qua một Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Thay vì phải trực tiếp đến cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiều thủ tục đăng ký rườm rà, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Bất cứ phòng kinh doanh cấp tỉnh nào cũng có thể truy cập Cơ sở dữ liệu để lưu thông tin đăng ký doanh nghiệp của tỉnh đó. Từ đó, phòng đăng ký kinh doanh các tỉnh khác có thể truy cập và tra cứu thông tin của một doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Giảm thiểu sự can thiệp của con người vào xử lý nghiệp vụ nhằm hạn chế tiêu cực, có tính tập trung cao, dễ dàng trong quản lý. Doanh nghiệp khác hay đối tác muốn tìm hiểu thông tin bất kỳ doanh nghiệp thành lập ở bất cứ tỉnh nào để hợp tác cũng trở nên dễ dàng, thông tin đáng tin cậy. Không giống như trước đây nếu như một doanh nghiệp thành lập ở tỉnh này muốn tìm hiểu thông tin của một doanh nghiệp khác ở khác tỉnh thì cần phải yêu cầu phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đó cung cấp, mà việc này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian như vậy doanh nghiệp có thể sẽ bị mất cơ hội hợp tác kinh doanh trong thời gian chờ đợi được cung cấp thông tin. Hệ thống tự động hóa như vậy sẽ không cần nhiều cán bộ quản lý, giảm thiểu sự thiếu hụt cán bộ quản lý như trước đây.
Cơ sở dữ liệu sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế (từ 10 ngày xuống còn 5 ngày), giảm chi phí, mở rộng khả năng tiếp cận thông tin, giá trị pháp lý của các đối tác, doanh nghiệp có thể tận dụng nhiều cơ hội trong kinh doanh hơn... Đặc biệt, trong trường hợp người thành
lập doanh nghiệp chưa có chữ ký điện tử, việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử vẫn có thể được thực hiện được.
Thay vì trước đây người đăng ký phải đến trực tiếp cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung thì người này đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ, như vậy vừa tốn công, vừa tốn chi phí đi lại, mất khá nhiều thời gian vì thời hạn cấp giấy chứng nhận chỉ tính từ thời điểm cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ. Doanh nghiệp đăng ký thông qua mạng điện tử có thể biết, hồ sơ của mình có đảm bảo được yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hay chưa. Thời gian tính cho quy trình xử lý cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể được xác định ngay khi doanh nghiệp nhập hồ sơ. Nếu như có sẵn chữ ký điện tử, thì ngay sau bước hoàn tất về hồ sơ, doanh nghiệp sẽ có thể được áp dụng ngay đăng ký doanh nghiệp điện tử. Quãng thời gian chờ đợi để có đăng ký doanh nghiệp gần như không đáng phải bận tâm. Đơn cử, cuối tháng 7 vừa qua, Công ty cổ phần Khảo sát và Thiết kế bao bì Kim Ngọc chỉ phải đợi gần 27 phút để có được đăng ký doanh nghiệp, bao gồm từ thực hiện đăng nhập thông tin đăng ký thành lập mới trên Hệ thống Đăng ký doanh nghiệp quốc gia đến lúc cơ quan thuế hoàn thành việc cấp mã số thuế cho doanh nghiệp. Trong khi đó, áp lực từ cơ quan đăng ký kinh doanh cũng được giải toả, khi thông tin do người thành lập doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm sẽ được chuyển trực tiếp vào cơ sở dữ liệu quốc gia.41
- Việc doanh nghiệp có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp hoặc qua chuyển phát, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong công việc của mình, khi không có thời gian trực tiếp đến cơ quan thì doanh nghiệp vẫn nhận được Giấy chứng nhận thông qua dịch vụ chuyển phát, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí đi lại cho doanh nghiệp…
3.2.2. Khó khăn
- Một vấn đề gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh, một trong những bất cập đó là danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, cấm kinh doanh và các điều kiện kinh doanh:
+ Nghị định 59/2006/NĐ-CP được ban hành năm 2006 đến nay đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, danh mục ngành, nghề cũng chưa thật sự phù hợp: hàng loạt các ngành, nghề mới xuất hiện như: kinh doanh thiết bị gây nhiễu thông tin tế bào; hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản… mà chưa được điều chỉnh. Nghị định chỉ áp dụng phương pháp liệt kê hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
41http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/www.baodautu.vn/Dang-ky-doanh-nghiep-qua-mang-dien-tu- Giam-thieu-tac-dong-chu-quan/4726857.epi
doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện làm cho tính ổn định của nghị định này không cao và sẽ phải sửa đổi thường xuyên khi phát sinh các hàng hóa, dịch vụ “nhạy cảm” khác.42
Danh mục những hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện là tương đối dài và khái niệm “có điều kiện” là khá rộng, phụ thuộc vào cách nhìn của từng lĩnh vực pháp luật.
Điều 7 Nghị định 59 quy định các điều kiện kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện như sau:
a) Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật;
b) Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;
c) Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;
d) Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hoá, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khoẻ theo quy định của pháp luật;
đ) Thương nhân kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh.
Việc xác định tính chất “có điều kiện” như trên là không rõ ràng và doanh nghiệp đôi khi không chủ động được việc đáp ứng các điều kiện nêu trên như việc phù hợp với “quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện” vì quy hoạch là việc của nhà nước. Danh mục hàng hóa được tập hợp từ hàng trăm văn bản pháp luật điều chỉnh ba lĩnh vực: thương mại, doanh nghiệp, đầu tư như vậy rất khó trong việc thi hành.43
+ Một vấn đề cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp đó là Giấy phép kinh doanh. Mặc dù đã được cải cách khá nhiều nhưng đến nay, giấy phép kinh doanh vẫn là nỗi ám ảnh đối với doanh nghiệp. Hiện nay, có hàng trăm loại giấy
42http://brandco.vn/service-view-1211/tham-luan-gop-y-du-thao-sua-doi-nghi-dinh-so-592006nd-cp-ngay- 12-thang-06-nam-2006-quy-dinh-chi-tiet-luat-thuong-mai-ve-hang-hoa-dich-vu-cam-kinh-doanh-han-che- kinh-doanh-va-kinh-doanh-co-dieu-kien/
43 http://brandco.vn/service-view-1211/tham-luan-gop-y-du-thao-sua-doi-nghi-dinh-so-592006nd-cp-ngay- 12-thang-06-nam-2006-quy-dinh-chi-tiet-luat-thuong-mai-ve-hang-hoa-dich-vu-cam-kinh-doanh-han-che- kinh-doanh-va-kinh-doanh-co-dieu-kien/
phép được ban hành, Giấy phép kinh doanh là cần thiết cho sự quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp nhưng có nhiều loại giấy phép được ban hành chưa thật sự cần thiết. Ví dụ như Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm vốn được xem là biện pháp bảo vệ trật tự văn hoá xã hội nhưng trên thực tế nó không thực hiện được chức năng này bởi các điều kiện cấp phép không liên quan đến nội dung và hoạt động in ấn không quyết định nội dung ấn phẩm. Trong khi chúng ta đã có giấy phép xuất bản thì giấy chứng nhận này là thừa.44
Đa số các loại giấy phép được ban hành không có căn cứ pháp lý hoặc căn cứ không rõ ràng như được ban hành bởi Thông tư, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có bất kỳ căn cứ pháp lý nào trong luật, pháp lệnh. Ví dụ như, các điều kiện kinh doanh quảng cáo chỉ được quy định một phần trong Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị định 24/2003/NĐ-CP, đa số các điều kiện khác được quy định tại Thông tư 43/2003TT-BVHTT và Thông tư 79/2005/TT-BVHTT). Trình tự xin cấp phép còn rườm rà, chưa có sự quản lý chặt chẽ về việc cấp phép của cơ quan quản lý. Trong khi nhà nước quy định những thủ tục xin giấy phép nhưng không quy định cơ chế giám sát việc cấp phép của cơ quan cấp phép làm cho người xin cấp phép khó có thể biết được việc cơ quan đó cấp hay không cấp phép cho mình là đúng hay sai, như vậy rất dễ gây ra tình trạng nhũng nhiễu gây khó cho người xin phép.
+ Tiếp theo Giấy phép kinh doanh thì việc quy định về vốn pháp định cũng chưa thật sự phù hợp, một số lĩnh vực kinh doanh có mức vốn pháp định quá cao như dịch vụ đòi nợ thuê (2 tỷ đồng). Cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ trình tự, thủ tục xác nhận vốn pháp định và cơ quan giám sát mức vốn pháp định của doanh nghiệp chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. Quy định về chứng chỉ hành nghề cũng chưa phù hợp: “Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề”, chưa được quy định rõ, khi doanh nghiệp đã được thành lập theo điều kiện trên muốn kinh doanh thêm ngành, nghề khác cũng có điều kiện giống như vậy thì Giám đốc lại đi học thêm để được cấp chứng chỉ, điều này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp muốn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực.
- Nghị định 43/2010 thay thế Nghị định 88/2006, việc đặt tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc là một giải pháp tốt. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết hệ quả của quy định
44Nhiều Giấy phép kinh doanh thiếu căn cứ pháp lý
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=2257
cũ đối với những doanh nghiệp trùng tên được thành lập ở các tỉnh khác nhau khi áp dụng quy định mới thật sự là một bài toán khó không chỉ doanh nghiệp trùng tên mà cả cơ quan quản lý. Chắc chắn trong thời gian tới sự trùng lặp, mâu thuẫn và tranh chấp tên gọi, của các doanh nghiệp đã được đăng ký trước đây sẽ gặp phải những trở ngại, vướng mắc.
Quy định về cấm đặt tên doanh nghiệp, đặt tên gây nhầm lẫn cũng chưa thật sự rõ ràng. Với các quy định không dùng từ ngữ vi phạm truyền thống, văn hóa, lịch sử, không dùng tên danh nhân để đặt tên doanh nghiệp… thì chưa có hướng dẫn rõ ràng cụ thể.
- Việc đăng ký ngành nghề của doanh nghiệp phải viết ở ngành nghề cấp 4 trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Theo cơ chế mở doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh những ngành, nghề pháp luật không cấm, không có trong danh mục ngành kinh tế. Trường hợp ngành, nghề đăng ký không có trong danh mục là phổ biến, việc cho phép hay không còn phải xin ý kiến của các bộ ngành liên quan, như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian của doanh nhân.