CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
3.1. Những điểm mới so với Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo số lượng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng tăng, bình quân mỗi năm có tới hơn 66 ngàn doanh nghiệp được thành lập mới và ngày càng đa dạng về ngành nghề lẫn quy mô37. Như một hệ quả của sự phát triển ấy, trong vòng 4 năm trở lại đây, Chính phủ đã có những bước cải tiến nhất định để mở đường cho sự ra đời doanh nghiệp được dễ dàng và thuận lợi hơn. Nhằm đồng bộ hóa việc áp dụng quy trình đăng ký kinh doanh mới, vào ngày 15/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp để thay thế Nghị định 88 với một số điểm tiến bộ đáng kể.
Ä Đăng ký qua mạng điện tử: Thay vì theo quy định trước đây, người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền phải trực tiếp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính nộp hồ sơ, quy định mới cho phép doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức đăng ký doanh nghiệp trực tiếp hay chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử.
Cũng qua mạng điện tử, cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ, hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hồ sơ và thông báo thời điểm nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp qua chương trình hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử trên Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy38.
Trường hợp người thành lập doanh nghiệp chưa có chữ ký điện tử, việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử vẫn có thể được thực hiện, bằng cách sau khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, doanh nghiệp sẽ in Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử từ hệ thống này. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên vào Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi
37 http://dddn.com.vn/20100505031449245cat69/dang-ky-doanh-nghiep.htm
38Đăng ký doanh nghiệp điện tử: Lợi cả đôi bên
http://tintuc.xalo.vn/001442172766/Dang_ky_doanh_nghiep_dien_tu_Loi_ca_doi_ben.html?mode=print
nhận được Giấy xác nhận này, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.39
Ä Hợp nhất mã số đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế: theo quy định của Nghị định 88/2006 thì người thành lập doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì mới tiến hành đến cơ quan thuế để đăng ký thuế, hai quy trình hoàn toàn khác nhau, hồ sơ và cơ quan có thẩm quyền cũng khác nhau. Nghị định 43/2010 quy định mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho đối tượng nộp thuế khác. Khi doanh nghiệp không còn tồn tại thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại. Mã số doanh nghiệp được lưu trên Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Mã số doanh nghiệp được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế, kể cả doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn khác nhau.
Ä Thống nhất lệ phí trên toàn quốc: Nghị định 88/2006 cho phép Hội đồng nhân dân các tỉnh quy định mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp áp dụng cho tỉnh mình nên dẫn đến việc mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp không nhất quán giữa các tỉnh, thành phố. Do vậy, hiện nay nghị định giao Bộ Tài chính hướng dẫn mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp để thống nhất thực hiện trên phạm vi toàn quốc40.
Đồng thời, Nghị định bổ sung quy định người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Lệ phí sẽ không được hoàn trả cho người thành lập doanh nghiệp ngay cả khi không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ä Điều chỉnh phạm vi đặt tên doanh nghiệp: Trong Nghị định số 88/2006/NĐ-CP trước đây quy định không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Do vậy, tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh khác nhau lại có tên trùng nhau khá phổ biến. Nghị định mới quy định cụ thể là không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trên
39 Dương Thị Mai Hương – Đăng ký kinh doanh
http://dddn.com.vn/20100505031449245cat69/dang-ky-doanh-nghiep.htm
40 Mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là 100000đ và với công ty cổ phần, TNHH là 200000đ
phạm vi toàn quốc. Đặt tên doanh nghiệp được mở rộng, phần tên của doanh nghiệp có thể dùng các chữ cái – ký tự như: F, J, Z, W.
Tuy nhiên, Nghị định mới cũng quy định: Các doanh nghiệp đã đăng ký tên doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP nhưng có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác không bị buộc phải đăng ký đổi tên. Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trên Cổng thông tin doanh nghiệp Việt Nam danh sách các doanh nghiệp có tên trùng và gây nhầm lẫn. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.
Ä Một bộ hồ sơ duy nhất, một đầu mối giải quyết: trước đây, theo Nghị định 88/2006 thì hai quy trình đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là hoàn toàn khác nhau, hai bộ hồ sơ khác nhau, hai cơ quan khác nhau. Hiện nay, một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp duy nhất gồm một Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp chứa đựng các thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thuế; một Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; một đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả là cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Tại 5 thành phố có số lượng đăng ký thành lập doanh nghiệp lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, UBND các thành phố này sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xem xét thí điểm chuyển cơ quan đăng ký kinh doanh sang hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu.
Ä Rút ngắn thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Thay vì quy định 10 ngày như trước đây, Nghị định mới quy định, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Ä Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Một trong những điểm đáng lưu ý và khá tiến bộ của Nghị định 43 là doanh nghiệp có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký và trả phí để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ chuyển phát.