Thành tựu và những giới hạn

Một phần của tài liệu Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2: TIẾP NHẬN THỦY HỬ Ở TRUNG QUỐC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1949

2.2. Các khuynh hướng tiếp nhận

2.2.1. Tiếp nhận Thủy hử dưới nguồn sáng tân văn hóa

2.2.1.2. Thành tựu và những giới hạn

Nhìn từ bối cảnh xã hội Trung Quốc giai đoạn này thì thấy cuộc vận động tân văn hóa có ảnh hưởng rất lớn và tích cực đến sáng tác, lí luận, phê bình văn học. Tính dân chủ và khoa học trong nghiên cứu văn học giai đoạn này được nâng cao, chuyên nghiệp hơn, đó cũng là những khác biệt, đối lập của cuộc vận động tân văn hóa so với cuộc cách mạng chính trị của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phong kiến ở giai đoạn trước. Trong văn học, chuyển biến đó bắt đầu từ năm 1917 khi mà Hồ Thích và Trần Độc Tú là những người đi đầu trong việc đề xuất chủ trương cải cách văn học. Sau đó, hàng loạt các nhà văn như Lý Đại Chiêu, Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân, Lưu Bán Nông, Tiền Huyền Đồng,… đại diện cho xu hướng sáng tác văn học thời kỳ đổi mới đã tạo ra một cuộc cách mạng văn học ở Trung Quốc. Năm 1915, Trần Độc Tú sáng lập tờ Tân Thanh niên, hô hào thanh niên phải có tinh thần độc lập, sáng tạo, đổi mới trong khoa học; đồng thời phản kháng Khổng học. Hai nội

55

dung đổi mới chính trong cuộc vận động tân văn hóa và cuộc Cách mạng Văn hóa là đề xướng văn học bạch thoại và lí luận văn học theo tư tưởng mới của phương Tây. Tiếp nhận Thủy hử, nhờ đó mà cũng chuyển dịch, định hình theo những xu thế vận động mới, góp phần tạo nên thành tựu, đóng góp cho nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử.

Về văn học bạch thoại, Hồ Thích là người tiên phong dẫn dắt, chỉ đạo, vận động trong việc dùng văn bạch thoại ở Trung Quốc. Năm 1917, Hồ Thích viết một bài bàn về cải lương văn học làm dậy sóng văn đàn Trung Quốc, nội dung là: văn học phải tùy thời thay đổi; văn học bạch thoại là chính tông của văn học Trung Quốc và là lợi khí của nền văn học tương lai: “以 今 世 历 史 进 化 的 眼 光 观 之 , 则 白 话 文 学 之 为 中 国 文 学 之 正 宗 , 又 为 将

来 文 学 必 用 之 利 器” [198, 232]. Hồ Thích muốn thúc đẩy việc bỏ văn ngôn, dùng bạch thoại, do bạch thoại dễ đọc dễ viết hơn văn ngôn rất nhiều.

Liên quan tới Thủy hử, về vấn đề này, Hồ Thích từng viết: “Người ngày nay do xem thường tiểu thuyết bạch thoại là loại vỉa hè, không biết Thi Nại Am, Tào Tuyết Cần, Ngô Kiển Nhân,… đều là văn học chính tông hay sao? Mà biền văn luật thi cũng là loại vỉa hè chăng?” [198, 232]. Thủy hử, Hồng lâu mộng đều thuộc loại kỳ thư của Trung Quốc, hơn nữa Thủy hử lại là bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên viết bằng bạch thoại của văn học Trung Quốc. Văn chương bạch thoại trong Thủy hử được nhiều người ưa thích, vì thế, nói văn học bạch thoại và Thủy hử là những thành tựu của tiếp nhận Thủy hử giai đoạn này cũng là điều đúng đắn.

Còn việc lí luận văn học cần theo tư tưởng mới của phương Tây, mĩ học phương Tây, không theo lối nghiên cứu kiểu cũ “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, cho thấy, cuộc vận động tân văn hóa đã mở rộng cánh cửa để đón nhận luồng gió Tây học với những hình thức và nội dung nghiên cứu mới mẻ hơn.

Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa xã hội, bình đẳng, tự do,… là những nội dung

56

nghiên cứu mới. Trên cơ sở đó, những công trình có tư tưởng, phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu, phê bình Thủy hử mới hơn so với thời kỳ trước được công chúng bạn đọc và học giới tiếp nhận hào hứng hơn. Từ năm 1920, Trần Độc Tú đã viết bốn thiên cho bốn tiểu thuyết: Thủy hử tân tự, Nho lâm ngoại sử tân tự, Hồng lâu mộng tân tự, Tây du ký tân tự,… trong đó, ông có khẳng định khác với một số nhà nghiên cứu đi trước: “Tại sao Thủy hử được nhiều người yêu thích? Vâng, đó là ở kĩ thuật (viết truyện) chứ không phải là tính tư tưởng của tác phẩm…”, cho thấy Trần Độc Tú đã nhấn mạnh về kĩ thuật viết sách hơn là nghiên cứu nội dung, chủ đề - cái mà đa phần các nhà nghiên cứu thời trước chú trọng khai thác. Cùng với Trần Độc Tú, các nhà nghiên cứu giai đoạn này cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây, trào lưu nữ quyền, văn học lãng mạn,… những khảo cứu của họ (Hồ Thích, Lỗ Tấn, Tạ Vô Lượng,…) về Thủy hử vì thế có nét đổi mới, đặc sắc hơn so với khảo cứu Thủy hử giai đoạn trước thế kỷ XX.

Về các phương thức truyền bá Thủy hử, thì truyền bá bằng “văn bản”

(trước thời kháng Nhật) và truyền bá bằng “sân khấu” (trong thời kháng Nhật) được phổ biến rộng rãi trong đời sống xã hội. So với phương thức truyền bá bằng phim ảnh, sân khấu thì truyền bá bằng “văn bản” có những ưu thế riêng.

Truyền bá văn bản tuy không có tính giải trí và tính hình ảnh, nhưng đọc văn bản sẽ không bị hạn chế thời gian đọc, không cần xem hoặc nghe vào một giờ nhất định, độc giả có thể tùy điều kiện của mình để đọc tác phẩm ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Tiếp nhận qua “văn bản” cũng có thể khắc phục được những bất cập của phương thức nghe nhìn vì các tình tiết diễn biến chậm, người đọc được chủ động hơn. Sách có thể phát hành, lưu thông dễ dàng, đây cũng là ưu thế mà các phương thức truyền bá khác không sánh kịp. Truyền bá

“văn bản” Thủy hử thời kỳ này phát triển rầm rộ biểu hiện qua số lượng sách được xuất bản lên tới con số vài chục bản, đó cũng là thành tựu ấn tượng trong ngành xuất bản sách ở Trung Quốc.

57

Bên cạnh thành tựu trong cuộc cải cách văn học, đổi mới phương pháp nghiên cứu văn học còn tồn tại những hạn chế, giới hạn như là việc nghiên cứu tuy đã có những đổi mới nhưng còn thiếu tính lịch sử cụ thể, chưa đặt tác phẩm vào thực tế ứng dụng của đời sống xã hội. Các thiết chế xã hội thời kỳ này vẫn gò bó, chưa cho phép công tác nghiên cứu Thủy hử được ở trong môi trường học thuật tự do, khai phóng.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)