CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC
1.3. Các chức năng của quản trị Nguồn Nhân lực
1.3.2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển Nguồn Nhân lực
Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối
đào tạo cho nhân viên mới nhằm xác định năng lực thực tế của nhân viêngiúpnhân viên làm quen với công việc của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng thường lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc quy trình công nghệ, kỹ thuật.
Nhóm chức năng đào tạo phát triển thương thực hiện các hoạt động như hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
1.3.2.1. Hội nhập vào môi trường làm việc
Hội nhập vào môi trường làm việc là một chương trình giới thiệu với nhân viên mới về tổ chức, về đơn vị công tác, về chính công việc mà họ sẽ đảm nhận. Mục đích của chương trình hội nhập vào môi trường làm việc:
Làm cho nhân viên mới dễ thích ứng với tổ chức
Cung cấp thông tin liên quan đến công việc và kỳ vọng hoàn thành công việc mà cấp trên mong đợi.
Giảm bớt sai lỗi và tiết kiệm thời gian
Tạo một ấn tượng tốt đẹp về tổ chức xét về mặt tình cảm.
Để cho chương trình hội nhập vào môi trường làm việc có hiệu quả, cần phải đào tạo, huấn luyện cấp quản đốc, hay cấp quản trị trực tiếp biết tầm quan trọng của chương trình, phải đào tạo họ tỏ ra tin tưởng nhân viên mới, và điều quan trọng là biết cách giới thiệu thành viên mới với các đồng nghiệp để nhân viên mới hội nhập với nhóm công tác. Điều này rất quan trọng vì nó làm cho nhân viên mới không cô đơn, lạc lõng và bị bỏ rơi.
1.3.2.2. Đào tạo và phát triển Nguồn Nhân lực
Đào tạo và phát triển là một nhu cầu không thể thiếu được đối với bất cứ loại hình tổ chức nào. Một xã hội tồn tại được hay không là do đáp ứng được với sự thay đổi. Một xã hội tiến hay lùi cũng do các nhà lãnh đạo có thấy trước được sự thay đổi để kịp thời đào tạo và phát triển lực lượng lao động của mình.
Đào tạo là các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng của nhân viên đối với công việc hiện hành hay trước mắt. Phát triển bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển trong tương lai.
Tiến trình đào tạo và phát triển, bao gồm các bước sau đây : Định rõ nhu cầu đào tạo và phát triển Ấn định các mục tiêu cụ thể Lựa chọn các phương pháp thích hợp Thực hiện chương trình đào tạo và phát triển Đánh giá chương trình đào tạo và phát triển.
Các hình thức đào tạo và phát triển NNL :
Theo định hướng nội dung đào tạo: có hai hình thức bao gồm đào tạo định hướng công việc và đào tạo định hướng doanh ngiệp
Theo mục đích của nội dung đào tạo: có các hình thức sau:
Đào tạo, hướng dẫn các công việc cho nhân viên nhằm cung cấp thông tin kiến thức mới cho nhân viên.
Đào tạo, huấn luyện kỹ năng nhằm giúp nhân viên có trình độ lành nghề các kỹ năng phù hợp để thực hiện các công việc theo yêu cầu.
Đào tạo kỹ thuật an toàn lao động nhằm hướng dẫn nhân viên cách thực hiện an toàn lao động, ngăn ngừa các rũi ro, tai nạn lao động xảy ra.
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật.
Đào tạo và phát triển các năng lực quản trị.
Theo cách thức tổ chức: có các hình thức đào tạo như: chính quy , tại chức, kèm cặp tại chỗ.
Theo một địa điểm hoặc một nơi đào tạo, có các hình thức như: đào tạo tại nơi làm việc và ngoài nơi làm việc.
Theo đối tượng học viên: có các hình thức như: đào tạo mới và tái đào tạo.
Việc lựa chọn hình thức đào tạo để mang lại hiệu quả cao phụ thuộc vào các yêu cầu về quy mô đào tạo, mức độ phức tạp, nội dung cần đào tạo và điều kiện trang bị kỹ thuật, tài chính,…cụ thể trong từng doanh nghiệp.
Các nguyên tắc trong đào tạo : mọi quá trình đào tạo phát triển dù diễn ra tại nơi làm việc hay ngoài nơi làm việc điều là quá trình giảng dạy và học tập, do đó ở bất kỳ hình thức đào tạo nào giảng viên cũng cần lưu ý tuân thủ các nguyên tắc cơ bảnsau đây:
Kích thích học viên: khi bắt đầu quá trình đào tạo nên cung cấp cho học viên những kiến thức chung về các vấn đề sẽ học và chỉ cho học viên thấy được lợi ích của khoá học đối với việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp cũng như mục tiêu của các cá nhân. Những mục tiêu này có thể nâng cao chất lượng thực hiện công việc hoặc chuẩn bị tạo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho nhân viên. Điều này kích thích học viên có động cơ rõ ràng trong học tập, hiểu được nội dung của các bước trong quá trình đào tạo và tích cực chủ động tham gia vào quá trình đào tạo.
Cung cấp thông tin phản hồi cho người đào tạo. Thông tin phản hồi trong quá trình đào tạo sẽ giúp học viên giảm bớt hồi hộp, lo lắng và biết cách làm gì để nâng cao kết quả đào tạo. Cung cấp thông tin phản hồi còn được coi là một phần của chương trình đào tạo đối với phương pháp đào tạo tại nơi làm việc.
Tổ chức khoá học: cách thức tổ chức khoá đào tạo cũng ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng và hiệu quả của đào tạo. Để tổ chức các khoá học tốt, cần lưu ý các vấn đề sau:
Phân chia quá trình đào tạo thành nhiều phần trọn vẹn, học trong những khoảng thời gian nhất định. Nội dung chương trình phải mang tính tiếp nối, logic và lượng thông tin cần cung cấp vừa phải so với khả năng tiếp thu của học viên.
Cố gắng phát triển và liên hệ các vấn đề và khái niệm mới với các vấn đề và khái niệm quen thuộc trong quá trình giảng dạy.
Lưu ý những vấn đề đặc biệt quan trọng cho học viên.
Đưa ra nhiều câu hỏi để hướng dẫn và thu hút sự quan tâm của học viên, sử dụng nhiều ví dụ minh hoạ, nhiều phương pháp truyền đạt thông tin khác nhau. Học viên tiếp thu kiến thức bằng cách thực hành và quan sát thực nghiệm sẽ mau nhớ và lâu quên.
Ứng dụng : các biện pháp ứng dụng để giảm bớt khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế thực hiện công việc:
Cố gắng tối đa để các tình huống trong đào tạo giống với thực tế.
Tạo điều kiện cho học viên thực tập càng nhiều ví dụ thực tế càng tốt.
Thực hành và ôn luyện là phương pháp quan trọng để học các kỹ năng mới.
Minh hoạ càng nhiều càng tốt các kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện và giải quyết vấn đề. (cả thành công lẫn thất bại).
Phác thảo quá trình đào tạo sao cho học viên thấy được khả năng ứng dụng kết quả học tập vào thực tiễn giải quyết công việc.
Tham dự : học viên cần phải được tham gia vào quá trình đào tạo. Sự tham gia này giúp học viên trao đổi thông tin, ý kiến qua lại giữa các học viên và giữa các học viên với giảng viên.