CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
2.3. Nghiên cứu thực trạng quản trị Nguồn Nhân lực tại ACB theo định lượng
2.3.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha
2.3.3.1. Lý thuyết về kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để xác định các thành phần có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết
tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại ra những thành phần nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Tương quan giữa biến - tổng là hệ số cho biến mức độ liên kết giữa mộtthành phần trong yếu tố với các biến còn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của yếu tố của một thành phần cụ thể.
Từ đó, ta có các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo như sau:
- Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo theo Hair et al (2006):
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha < 0,6: Thang đo yếu tố là không phù hợp (có thể trong môi trường nghiên cứu đối tượng không có cảm nhận về yếu tố đó).
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng 0,6 – 0,7: Độ tin cậy của thang đo là chấp nhận được với các nghiên cứu mới.
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng 0,7 – 0,8: Độ tin cậy của thang đo chấp nhận được.
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng 0.8 – 0.95: Thang đo sử dụng tốt.
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xem xét các thành phần có thể có hiện tượng “trùng biến” (hiện tượng nhiều biến trong thang đo không có gì khác biệt nhau, chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu).
- Hệ số tương quan biến - tổng: Loại các thành phần có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
- Ngoài ra, cần chú ý đến giá trị của cột Cronbach's Alpha nếu loại biến, cột này biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét. Nếu giá trị Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo thì sẽ loại thành phần để tăng độ tin cậy của thang đo.
Như vậy, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo trong luận văn là lớn hơn 0,7 bởi vì các thành phần này tương đối quen thuộc với đối tượng được khảo sát. Tiếp đến tác giả sẽ loại các thành phần có hệ số
tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 và giá trị Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo để tăng độ tin cậy của thang đo vì những thành phần này không phù hợp hoặc không có ý nghĩa đối với thang đo. Bên cạnh đó, việc loại thành phần hay không không chỉ đơn thuần nhìn vào con số thống kê mà còn phải xem xét giá trị nội dung của khái niệm. Nếu nội dung của biến có ý nghĩa quan trọng, không nhất thiết chỉ vì để tăng hệ số Cronbach’s Alpha mà loại đi một biến chất lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
2.3.3.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha
Sau khi thực hiện xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo được thể hiện chi tiết trong bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.8. Kết quả Cronbach’s Alpha của các thang đo
Thành phần
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến – tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại
biến Hoạt động thu hút NNL: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.907
TH1 16.72 16.539 .714 .895
TH2 16.73 16.782 .792 .886
TH3 16.74 15.249 .865 .872
TH4 16.76 15.107 .861 .873
TH5 16.46 13.234 .900 .868
TH6 17.17 19.825 .362 .935
Hoạt động đào tạo và phát triển NNL: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.711
DTA1 19.78 5.179 .391 .685
DTA2 19.54 5.318 .357 .693
DTA4 19.91 4.696 .490 .658
DTA5 19.67 5.331 .339 .697
DTA6 19.83 4.905 .459 .668
DTA7 19.78 5.071 .436 .674
Hoạt động duy trì NNL: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.772
DTI1 36.26 24.745 .430 .753
DTI2 36.30 24.335 .499 .746
DTI3 36.38 23.806 .519 .743
DTI4 36.11 29.279 -.088 .797
DTI5 35.71 24.315 .382 .760
DTI6 35.77 24.116 .397 .758
DTI7 35.61 24.248 .409 .756
DTI8 35.53 23.465 .630 .732
DTI9 36.03 24.318 .578 .740
DTI10 36.17 24.056 .603 .737
DTI11 36.21 23.723 .584 .737
DTI12 36.24 29.074 -.057 .794
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát và tính toán của tác giả)
Nhận xét kết quả:
- Thang đo Hoạt động thu hút NNL: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.907 và các hệ số tương quan biến – tổng của các thành phần đều lớn hơn 0.3. Vì vậy 6 thành phần của thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy.
- Thang đo Hoạt động đào tạo và phát triển NNL: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.711 và các hệ số tương quan biến – tổng của các thành phần đều lớn hơn 0.3. Vì vậy 7 thành phần của thang đo này đều đạt yêu cầu về độ tin cậy.
- Thang đo Hoạt động duy trì NNL: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.772.Tuy nhiên hệ số tương quan biến – tổng của các
thành phần DTI4 và DTI12 đều nhỏ hơn 0.3 nên là biến rác cần phải bị loại để đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Các thành phần còn lại của thang đo đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0.3 nên đều đạt yêu cầu về độ tin cậy.