CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước là tất cả các nguồn nước được khai thác để phục vụ cho các hoạt động của con người bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ của một nước, một lưu vực, một vùng hay một địa phương.(Nguyễn Văn Ngà, 2007).
b) Các đặc điểm của tài nguyên nước. (Phan Thị Giác Tâm, 2008).
Nước là hàng hóa công: Nước là hàng hóa công vì nó mang hai tính chất không cạnh tranh trong tiêu thụ và không loại trừ trong sử dụng.
Độc quyền tự nhiên: Do có tính kinh tế về qui mô nên việc cung cấp nước thuộc loại độc quyền tự nhiên. Tài nguyên nước cần được cung cấp với qui mô lớn, vượt khả năng tài chính của doanh nghiệp tư nhân. Mặc khác việc tư nhân hóa có thể gặp sự phản đối của người dân do nó có thể dẫn đến độc quyền và đặt giá cao.
Ngoại tác: Tài nguyên nước có tính ngoại tác vì có sự liên hệ giữa nước bề mặt, nước ngầm và giữa các nguồn nước với nhau. Do đó việc sử dụng nước của người này có thể làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nước của người khác.
c) Phân loại và phân bố nguồn nước trong tự nhiên Nước mặt
Là các loại nước trên bề mặt trái đất như nước biển, sông, hồ, suối. Trên phạm vi lục địa, trữ lượng nước mặt bao gồm nước băng tuyết ở các địa cực và các vùng núi cao xứ hàn đới (chiếm 98,83% tổng trữ lượng), nước hồ (1,15% tổng trữ lượng), nước đầm lầy (0,015% tổng trữ lượng) và nước sông (0,005% tổng trữ lượng). Về khối lượng nước băng tuyết chiếm tỷ lệ tuyệt đối lớn (99% tổng trữ lượng) nhưng trong thực tế băng hà nằm ở khu vực giá lạnh vĩnh cửu nên khả năng sử dụng chúng còn rất hạn chế. Ngược lại, nước sông và hồ tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( khoảng 1,2%) song do tham gia vào chu trình tuần hoàn vận động rất tích cực nên chúng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của con người.
Nước dưới đất (nước ngầm)
Nước dưới đất (hay nước ngầm) là loại nước tích tụ trong các lớp đất đá dưới sâu trong lòng đất. Nước tích tụ làm đất ẩm ướt và lấp đầy những lỗ trống trong đất.
Phần lớn nước trong các lỗ trống của lớp đất mặt bị bốc hơi, được cây hấp thụ và phần còn lại dưới ảnh hưởng của trọng lực, di chuyển tới các lớp nham thạch nằm sâu bên dưới làm bão hòa hoàn toàn các lỗ hổng bên trong cho các lớp đá này ngậm nước tạo nên nước ngầm. Quá trình hình thành nước ngầm diễn ra rất chậm từ vài chục đến hàng trăm năm (Nguyễn Việt Kỳ, 2006).
d) Nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt là nước được con người sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn, uống, tắm, rửa thức ăn, rửa chén, rửa bát, các dụng cụ nấu ăn và dùng cho các hoạt động khác.
e) Nước sạch
Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không có tạp chất, không chứa chất tan và vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên trên thực tế nước tự nhiên luôn có một lượng chất hòa tan và có mức độ ô nhiễm nào đó. Do đó, nước được gọi là sạch
khi nồng độ các chất trong nước và lượng vi khuẩn hiện diện thấp hơn giới hạn cho phép, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng nước do bộ y tế ban hành.
g) Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều hóa chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật cũng như con người. Ngoài ra, yêu cầu về độ sạch của nước tùy theo mục tiêu sử dụng nước. (Nguyễn Văn Ngà, 2007).
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước: “là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây ô nhiễm cho con người, cho công nghiệp, cho nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với động vật nuôi và các loại hoang dại”.
Có nhiều loại ô nhiễm nguồn nước như:
- Ô nhiễm chất hữu cơ: khi chất hữu cơ có nhiều trong nước, chúng sẽ bị ôxy hóa và tạo ra nhu cầu ôxy.
- Ô nhiễm do độc chất: ô nhiễm các chất Cation (kim loại nặng) và Anion, một số kim loại như chì, thủy ngân, nhôm,…ở nồng độ cao.
- Ô nhiễm thuốc trừ sâu.
- Ô nhiễm vi sinh vật.
3.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
Để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, người ta thường dùng các thông số chất lượng môi trường nước.
Các thông số vật lý: nhiệt độ, màu, mùi, vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ. Tuy nhiên với điều kiện của Việt Nam thì hiện nay các thông số vật lý chưa được quan tâm đúng mức do nhiều nguyên nhân như: yếu tố tâm lý và trình độ nhận thức về mặt chuyên môn.
Các thông số hóa học: độ pH, hàm lượng chất lơ lửng, các chỉ số BOD, COD, Oxy hòa tan, dầu mỡ, Clorua, Sunfat, Amol, Nitrit, Nitrat, Photphat, các nguyên tố vi lượng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa và nhiều khí, kỵ khí.
Mỗi một môi trường sinh thái khác nhau thì có mức độ ô nhiễm đặc trưng. Các giới hạn số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải vào khí quyển, đất,
nước…phải được xác định thông qua các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, chủ yếu được dùng để bảo vệ chất lượng nước và môi trường xung quanh. Tiêu chuẩn chất lượng nước quy định những điều kiện tối thiểu mà một nguồn nước cần phải đáp ứng đối với một số thông số cụ thể. Chúng được đặt ra trên cơ sở những tiêu chuẩn khoa học nhằm đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe của con người có thể gây ra bởi một liều lượng tiếp xúc đối với chất ô nhiễm nhất định. Khả năng mắc các chứng bệnh khi con người tiếp xúc với nguồn nước chứa các chất ô nhiễm là không kể đến tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Dưới đây là một số tiêu chuẩn chất lượng nước cho phép sử dụng trong các nhu cầu sinh hoạt của người dân Việt Nam:
Bảng 3.1. Một Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Ăn Uống, Sinh Hoạt theo Quy Định 505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế.
STT Chỉ Tiêu ĐVT Giới hạn tối đa Phương pháp thử
1 Màu sắc TCU 15 TCVN 6185 - 1996
2 Mùi vị Không có mùi, vị lạ Cảm quan
3 Độ đục NTU 2 TCVN 6184 - 1996
4 PH mg/l 6,5 - 8,5 AOAC hoặc SMEWW
5 Độ cứng mg/l 300 TCVN 6224 - 1996
6 Clo dư mg/l 0,3 - 0,5 AOAC hoặc SMEWW
7 Hàm lượng Clorua mg/l 250 TCVN 6194 - 1996 8 Hàm lượng sắt mg/l 0,5 TCVN 6177 - 1996 9 Hàm lượng Mangan mg/l 0,5 TCVN 6002 - 1995 10 Hàm lượng Nitrat mg/l 50 TCVN 6180 - 1996 11 Hàm lượng Nitrit mg/l 3 TCVN 6178 - 1996 12 Hàm lượng sunphat mg/l 250 TCVN 6200 - 1996 13 Hàm lượng Thủy ngân mg/l 0,01 TCVN 6182 - 1996 14 Hàm lượng Asen mg/l 0,001 TCVN 5991 - 1995 15 Độ Oxy hóa mg/l 2 Chuẩn độ bằng KMnO4 16 Coliforms tổng số mg/l 0 TCVN 6187 - 1- 1996
17 E.coli mg/l 0 TCVN 6187-1-1996
Nguồn tin: Bộ Y tế, 2002
Bảng 3.2. Một Số Trị Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Mặt.
STT Thông số ĐVT Các giá trị giới hạn
1 pH 6.5 - 8.5
2 Độ trong M > 2.5
3 Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 20
4 Hàm lượng Clorua (CL-) mg/l 250
5 6
BOD
Ts Coliforms
mg/l Coli/100ml
2 - 4 3