Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân theo mẫu điều tra

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHU CẦU NƯỚC SINH HOẠT CHO HUYỆN ĐỒNG XUÂN TỈNH PHÚ YÊN (Trang 49 - 54)

4.4. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của mẫu điều tra

4.4.6. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân theo mẫu điều tra

Trong mẫu điều tra 100 hộ ở 5 xã trên địa bàn huyện, có 15 hộ sử dụng nước sạch, 20 hộ sử dụng nước máy, số hộ sử dụng nước giếng tự đào là nhiều nhất chiếm tới 75 hộ được trình bày ở Bảng 4.6. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân là nước giếng tự đào. Tuy nhiên, với điều kiện vệ sinh như đã trình bày ở phần 4.4.5 thì

chất lượng nguồn nước này không đảm bảo vệ sinh an toàn. Chất lượng nguồn nước này sẽ được đánh giá theo nhận biết của người dân trong phần chất lượng nước giếng ở phần tiếp theo.

Bảng 4.6. Các Nguồn Nước Sinh Hoạt Đang Được Sử Dụng qua Mẫu Điều Tra

Nguồn nước Số hộ Tỷ lệ(%)

Nước máy 20 20,00

Nước sạch 15 15,00 Nước giếng 75 75,00

Tổng 100 100,00

Nguồn tin: ĐT & TTTH b) Chất lượng nước giếng

Muốn biết được chất lượng nước như thế nào cần phải trải qua quá trình lấy mẫu xét nghiệm vi sinh và lý hóa. Dưới đây chỉ là bảng đánh giá của người dân về chất lượng nước của họ bằng mắt thường.

Huyện Đồng Xuân nằm trong vùng khí hậu có 2 mùa rõ rệt đó là mùa nắng và mùa mưa. Do đó chất lượng nước theo mùa cũng khác nhau thể hiện ở các Bảng 4.7 và 4.8 dưới đây.

Bảng 4.7. Chất Lượng Nước Giếng Mùa Khô qua Mẫu Điều Tra

Chất lượng nước Số hộ Tỷ lệ (%)

Bình thường 14 18,67

Nhiễm Flour 15 20,00

Nhiễm phèn 16 21,33

Thiếu nước 30 40,00

Tổng 75 100,00

Nguồn tin: ĐT & TTTH Trong 75 mẫu điều tra sử dụng nước giếng làm nước sinh hoạt, chỉ có 14 hộ cho rằng nước giếng của họ là bình thường, 15 hộ có nguồn nước bị nhiễm Flour là do họ sống trong khu vực có nguồn nước giàu Flour xâm nhập vào nguồn nước sinh hoạt, 16 hộ nguồn nước bị nhiễm phèn do sống cạnh khu vực đồng ruộng, còn lại 30 hộ bị thiếu nước vào mùa nắng. Chuyện thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô trên địa bàn huyện

không phải là chuyện mới. Song đến nay, huyện vẫn chưa giải quyết hết tình trạng này.

Bảng 4.8. Chất Lượng Nước Giếng Mùa Mưa qua Mẫu Điều Tra

Chất lượng nước Số hộ Tỷ lệ (%)

Bình thường 10 13,33

Nhiễm Flour 15 20,00

Nhiễm phèn 16 21,33

Đục 34 45,33

Tổng 75 100,00

Nguồn tin: ĐT & TTTH Vào mùa mưa, tuy không bị thiếu nước nhưng đa số giếng đào của các hộ đều bị vẩn đục. Khi mùa mưa đến, nước lũ ở thượng nguồn các sông suối tràn về làm ngập úng nhiều nơi. Các loại rác thải, chất thải ra môi trường bên ngoài không được quản lý trôi theo dòng nước thấm vào trong đất và nước ngầm nên nguồn nước giếng thường bị vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào, nguồn nước giếng cũng bị vẩn đục. Theo mẫu điều tra có tới 34/75 hộ có nước giếng bị đục vào mùa mưa.

Nhìn chung, thực trạng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện là đa số dân bị thiếu nước vào mùa khô và nước bị nhiễm khuẩn nặng vào mùa mưa. Tuy nhiên, chương trình NS&VSMT của huyện mới chỉ cung cấp nước sạch cho 24,52% dân số của huyện. Những hộ sử dụng nước giếng và nước tự chảy vẫn phải sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Nguy cơ nhiễm các loại bệnh do vi trùng, vi rút xâm nhập vào trong nước là rất cao.

c) Các biện pháp khắc phục chất lượng nước của người dân địa phương Để đối phó với tình trạng trên, nhiều hộ dân cũng đã có các biện pháp khắc phục chất lượng nguồn nước của gia đình. Tuy nhiên, đó chỉ là những biện pháp cơ học đơn giản, không xử lý được hết các chất gây ô nhiễm. Đối với những hộ bị thiếu nước, họ phải đi gánh nước sông về để sử dụng. Nước sông chưa qua xử lý là mối nguy hiểm đối với sức khỏe của người dân. Các biện pháp khắc phục chất lượng nước sinh hoạt được mô tả như Hình 4.8 dưới đây.

Đa số các hộ (60% trong 75 hộ) đều chọn biện pháp xử lý nước sinh hoạt bằng bình lọc vì cách thức này vừa nhanh mà lại không tốn nhiều thời gian, chi phí. Nhưng

nếu xử lý như vậy chỉ lọc bớt được cáu cặn, các chất gây hại và vi sinh vật vẫn còn tồn tại trong nước. 23% trong tổng số hộ được điều tra dùng biện pháp xử lý bằng cách đun sôi. Biện pháp này đảm bảo vệ sinh hơn nhiều. Tuy nhiên, họ chỉ đun sôi nước uống hằng ngày. Còn lại 17% số hộ không xử lý nước sinh hoạt

Hình 4.8. Hình Thức Xử Lý Nước Sinh Hoạt của Người Dân qua Mẫu Điều Tra

17%

60% 23%

Không xử lý Đun sôi Dùng bình lọc

Nguồn tin: ĐT & TTTH d) Nguyện vọng được sử dụng nước sạch của người dân

Đa số người dân trong huyện đều có nguyện vọng chuyển sang sử dụng nước sạch.

Hình 4.9. Tỷ Lệ Hộ Dân Chuyển Sang Sử Dụng Nước Sạch

Đồng ý sử dụng nước sạchKhông đồng ý sử dụng nước sạch

Nguồn tin: ĐT & THTH

Theo Hình 4.9 thì có tới 85% trong tổng 75 hộ sử dụng nước giếng đồng ý chuyển sang sử dụng nước sạch với giá 2.500 đồng. Đa phần họ đồng ý chuyển sang sử dụng nước sạch với lý do họ bị thiếu nước hoặc nước của họ bị nhiễm Flour, nhiễm phèn. Có thể nói nước sạch là niềm khao khát từ bấy lâu nay của người dân địa phương.

Hình 4.10. Một Số Hình Ảnh Giếng Nước Sinh Hoạt của Người Dân Địa Phươ

ng

Nguồn tin: ĐT & TH

Những hình ảnh trên cho ta thấy, giếng nước các hộ gia đình đang sử dụng không có nắp đậy chắn rác nên đễ bị rác thải, bụi bẩn và các loại

vào làm ô nhiễm nguồn nước, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dân.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHU CẦU NƯỚC SINH HOẠT CHO HUYỆN ĐỒNG XUÂN TỈNH PHÚ YÊN (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)