Các lý luận cơ bản về đường cầu (Đặng Minh Phương, 2006)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHU CẦU NƯỚC SINH HOẠT CHO HUYỆN ĐỒNG XUÂN TỈNH PHÚ YÊN (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.5. Các lý luận cơ bản về đường cầu (Đặng Minh Phương, 2006)

Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ (Q) mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ứng với các mức giá (P) khác nhau trong một thời gian nhất định.

b) Đường cầu

Đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa giá và số lượng được cầu. Ứng với mỗi số lượng được cầu sẽ có một mức giá nhất định trên đồ thị.

Đường cầu dốc xuống thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu.

Và đây được gọi là luật cầu.

Hình 3.1. Đường Cầu

c) Hàm cầu

Mối quan hệ giữa lượng cầu và những yếu tố tác động đến nó được biểu diễn dưới dạng một hàm số được gọi là hàm cầu. Hàm cầu thể hiện lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ X (QX) phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Các yếu tố này bao gồm:

- Giá cả của bản thân hàng hóa, dịch vụ (PX) - Thu nhập của người tiêu dùng (I)

- Giá cả hàng hóa liên quan (PY) - Thị hiếu của người tiêu dùng (T) - Số lượng người tiêu dùng (N)

- Các kỳ vọng về các yếu tố nói trên (ED)

Trong đó, tác động của yếu tố giá (PX) sẽ làm di chuyển dọc theo đường cầu.

Các yếu tố còn lại như: thu nhập, thị hiếu, sở thích, giá cả của các hàng hóa có liên quan, thông tin về sản phẩm,… thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cầu.

Hàm cầu thị trường được biểu diễn như sau: QXD = f(PX, I, T, PY, N, ED)

Hàm cầu nghịch: Hàm cầu nghịch chỉ ra sự thay đổi của lượng làm ảnh hưởng đến giá. Hàm cầu nghịch có dạng: P = D(Q).

d) Cầu cá nhân và cầu thị trường (cầu xã hội)

Mỗi cá nhân có một đường cầu riêng biệt đối với một loại sản phẩm hàng hóa nhất định. Tổng hợp tất cả các đường cầu cá nhân theo phương ngang ta có đường cầu thị trường. Số lượng cầu thị trường bằng tổng tất cả số cầu từng cá nhân ở mức giá đó.

Đường cầu thị trường cho thấy tổng lượng cầu về một hàng hóa thay đổi như thế nào

khi giá cả thay đổi. Nếu giả sử người tiêu thụ có đường cầu cá nhân là: Q1 = D1(P), Q2 = D2(P),…, Qn = Dn(P), tổng số lượng cầu thị trường là: Q = Q1 + Q2 +…+ Qn =

D1(P) + D2(P) +,…, + Dn(P).

Hình 3.2. Đường Tổng Cầu

Đường tổng cầu được biểu diễn ở Hình 3.2 với giả định rằng thị trường chỉ có 2 cá nhân với đường cầu cá nhân là D1 và D2. Vậy đường cầu thị trường (D) được xác định như hình vẽ.

Độ dốc đường cầu: độ dốc = ΔP/ΔQ: mang dấu âm thể hiện luật cầu.

e) Các hệ số co giãn của cầu

Hệ số co giãn của cầu là thông tin quan trọng đối với nhiều vấn đề kinh tế. Nó thể hiện mức độ nhạy cảm của lượng cầu một loại hàng hóa X khi các yếu tố như: giá, thu nhập của người tiêu dùng thay đổi. Nó được phân thành:

- Hệ số co giãn của cầu theo giá (ε)

Hệ số này cho biết lượng cầu về hàng hóa thay đổi bao nhiêu phần trăm khi giá của chính hàng hóa đó thay đổi 1%. Và được tính như sau:

QP P Q P

P Q Q

X X X X X

X X

X *

/ /

Δ Δ Δ

Δ =

ε =

ε < 0 thể hiện luật cầu Trong đó: Δ: thể hiện sự thay đổi

PX: giá hàng hóa X

QX: lượng cầu hàng hóa X

Dựa trên độ lớn của ε ta có các trường hợp sau:

- Nếu ε < -1 được gọi là đàn hồi (1% tăng ở giá làm giảm lượng cầu hơn 1%) - Nếu ε = -1 gọi là đàn hồi đơn vị (1%tăng ở giá làm giảm lượng cầu 1%) - Nếu -1 < ε <0: không đàn hồi (% tăng ở giá làm giảm lượng cầu ít hơn 1%).

- Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo

Độ co giãn của cầu theo giá chéo thể hiện độ nhạy cảm của lượng cầu của một mặt hàng đối với sự thay đổi giá của một mặt hàng khác có liên quan. Nó được tính:

QP P Q P

P Q Q

X i i X i

i X

X *

/ /

Δ Δ Δ

Δ =

η =

Khi η <0, hàng hóa có giá pi là hàng hóa bổ sung cho hàng hóa X. Ngược lại, khi η>0, hàng hóa có giá Pi là hàng hóa thay thế cho hàng hóa X.

- Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập

Hệ số này đo lường mức độ nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng. Nó cho biết lượng cầu về hàng hóa X tăng bao nhiêu phần trăm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên 1%. Công thức tính độ co giãn của cầu theo thu nhập:

Q Y Y Q Y

Y Q Q

X X X

X *

/ /

Δ Δ Δ

Δ =

ζ =

Dựa trên giá trị của ζ ta có các trường hợp hệ số co giãn theo thu nhập như sau:

ζ >0: thể hiện thu nhập tăng thì lượng cầu về hàng hóa X tăng theo, do vậy trường hợp này X là hàng hóa thông thường,

ζ <0 : có nghĩa khi thu nhập tăng lên, lượng cầu về hàng hóa X giảm đi cho thấy X là hàng hóa thứ cấp,

ζ>1: hàng hóa X là hàng xa xỉ ζ <1: mặt hàng X là hàng thiết yếu

0< ζ<1: Hàng hóa X là hàng thiết yếu cũng bao gồm cả hàng thông thường.

Hàng hóa thiết yếu là mặt hàng mà khi thu nhập tăng thì lượng cầu về hàng hóa đó không đổi.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHU CẦU NƯỚC SINH HOẠT CHO HUYỆN ĐỒNG XUÂN TỈNH PHÚ YÊN (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)