Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHU CẦU NƯỚC SINH HOẠT CHO HUYỆN ĐỒNG XUÂN TỈNH PHÚ YÊN (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp phân tích hồi quy

Hồi quy là công cụ cơ bản để đo lường kinh tế. Phân tích hồi quy là đo lường mối quan hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một

hay nhiều biến khác (được gọi là biến độc lập hay biến giải thích). Phân tích hồi quy được tiến hành theo 5 bước như sau:

Bước 1: Xác định và nêu ra các giả thiết về mối quan hệ giữa các biến kinh tế Kỹ thuật ước lượng hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp bình phương bé nhất (OLS-Ordinary Least Squares).

Bước 2: Thiết lập mô hình toán học để mô tả quan hệ giữa các biến số Bước 3: Ước lượng các tham số của mô hình

Bước 4: Kiểm định các giả thiết đặt ra.

Bước 5: Phân tích mô hình.

3.2.2. Phương pháp xây dựng đường cầu nước sinh hoạt

Theo lý thuyết kinh tế, đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và các yếu tố khác có độ dốc xuống. Có nhiều dạng hàm toán học thích hợp biểu hiện mối quan hệ này như: dạng tuyến tính, dạng Cobb-Douglas, dạng nghịch đảo, semi-log, … Chúng tôi sử dụng hàm Cobb – Douglas để xây dựng hàm cầu trong nghiên cứu này.

Hàm cầu có dạng như sau:

Chuyển sang dạng log- log:

LnQt = β0 +β1LnPt +β2LnTNBQt + β3LnSNSDt + β4 LnTDHVt +εt (2) Trong đó:

- Q (m3/tháng): lượng cầu nước sinh hoạt trong 1 tháng của hộ gia đình - P(1000 đồng/m3): chi phí bỏ ra để có được 1m3 nước sử dụng cho sinh hoạt - TNBQ (1000 đồng/người/tháng): thu nhập bình quân đầu người của hộ - SNSD (số người): số người sử dụng nước sinh hoạt trong gia đình - TDHV (số năm): số năm đi học của chủ hộ

Bảng 3.4. Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng

STT Biến Số Kí hiệu biến Kỳ vọng dấu hệ số

1 Ln(giá nước) Ln(P) - (âm)

2 Ln(thu nhập bình quân đầu người) Ln(TNBQ) + (dương) 3 Ln(số người sử dụng nước trong hộ) Ln(SNSD) + (dương) 4 Ln(trình độ học vấn của chủ hộ) Ln(TDHV) + (dương)

Nguồn tin: Kết quả tổng hợp

t t

t

t TNBQ SNSD TDHV e

P

eβ0* β1* β2* β3* β4* ε

= Q

Quá trình nghiên cứu thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đường cầu nước sinh hoạt song khóa luận này chỉ đưa ra những nhân tố ảnh hưởng chính sau:

- Giá nước (P): đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu. Theo luật cầu, giá nước tăng thì cầu nước giảm. Vì vậy, ta kỳ vọng hệ số hồi quy của biến này (β1) mang dấu âm.Trong mô hình log-log hệ số này chính là độ co giãn của cầu theo giá, kỳ vọng -1<β1<0 vì nước sinh hoạt là hàng hóa thiết yếu.

- Thu nhập của người tiêu dùng (TNBQ): sau yếu tố giá thì thu nhập cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng nước của người dân. Người có thu nhập càng cao thì tiêu thụ nước càng nhiều. Vì vậy ta kỳ vọng hệ số β2>0. Trong mô hình này, chúng tôi tính biến thu nhập bằng thu nhập bình quân đầu người của hộ/tháng để tránh hiện tượng đa cộng tuyến.

- Số người sử dụng nước trong gia đình (SNSD) là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới việc sử dụng nước. Các khóa luận trước lấy số nhân khẩu trong hộ đưa vào trong mô hình. Tuy nhiên ở đây, chúng tôi định nghĩa biến SNSD là số người sử dụng nước sinh hoạt trong hộ bởi vì nhiều hộ gia đình có đông thành viên song có những người đi làm, đi học ở xa nên không sử dụng nước sinh hoạt trong gia đình. Nếu ta lấy tất cả các thành viên trong gia đình để đưa vào mô hình sẽ không phản ánh được thực tế lượng nước đã được sử dụng. Càng nhiều người sử dụng nước thì cầu nước càng tăng do đó kỳ vọng β3 mang dấu dương.

Ngoài ra mùa mưa và mùa khô cũng ảnh hưởng đến cầu nước của người dân.

Mùa mưa, nhu cầu dùng nước sẽ ít hơn mùa khô. Tuy nhiên ở địa phương người dân không sử dụng nước mưa cho sinh hoạt nên chúng tôi không đưa biến này vào trong mô hình. Mặt khác, chúng tôi lại kỳ vọng rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đến lượng nước sử dụng của hộ. Có thể người có trình độ học vấn cao sẽ ý thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước và sự ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước ngày càng nghiêm trọng. Do đó, họ sẽ tiết kiệm nước nhiều hơn những người có trình độ học vấn thấp.

Nhưng cũng có khả năng người có trình độ học vấn cao sẽ nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh môi trường hơn nên nhu cầu nước sinh hoạt của họ sẽ nhiều hơn.

Tuy nhiên khóa luận kỳ vọng β4 sẽ mang dấu dương vì vệ sinh an toàn để bảo đảm cho sức khỏe trước mắt sẽ được người dân ưu tiên hơn so với giải pháp bảo vệ nguồn nước trong tương lai.

3.2.3. Phương pháp so sánh lợi ích của việc sử dụng các loại nước khác nhau Sau khi xây dựng được đường cầu, nội dung tiếp theo của khóa luận sẽ tiến hành đánh giá, so sánh lợi ích của việc sử dụng nước sạch, nước máy và nước giếng bằng cách xác định giá trị thặng dư của mỗi hộ gia đình là phần diện tích dưới đường cầu trên đường giá. Như vậy thặng dư của hộ gia đình khi sử dụng các loại nước được xác định như sau:

Thặng dư của hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt với giá P1 là phần diện tích dưới đường cầu, trên đường giá P1.

Tương tự như vậy, thặng dư của hộ sử dụng nước sinh hoạt với giá P2 là phần diện tích dưới đường cầu, trên đường giá P2. Thặng dư của hộ sử dụng nước với giá P3

là phần diện tích dưới đường cầu, trên đường giá P3. Với giả định giá P1 < P2 < P3. Hình 3.3. Thặng Dư Người Tiêu Dùng Nước

Như vậy, những hộ gia đình sử dụng nước với mức giá P3 sẽ bị mất đi một phần thặng dư so với những hộ sử dụng nước tại mức giá P1 và P2 cụ thể như Hình 3.3.

- Thặng dư của hộ sử dụng nước sinh hoạt với mức giá P3 bị mất đi so với hộ sử dụng nước sinh hoạt với mức giá P1 là phần diện tích SABCD= ∫3 (P

1 P P

Q t).d(P).

- Thặng dư của hộ sử dụng nước sinh hoạt với mức giá P3 bị mất đi so với hộ sử dụng nước sinh hoạt với mức giá P2 là phần diện tích SABFE= ∫3 (P

2 P

P

Q t).d(P).

B

E

C F D

A P

P3

P1

P2

0 Q1 Q2 Q3 Q

3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu a) Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Đối tượng được điều tra là các hộ gia đình sử dụng cả nước sạch, nước máy và nước giếng tại huyện Đồng Xuân. Điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành điều tra 100 mẫu trên 4 xã của huyện là:

Xuân Phước, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Bắc và thị trấn La Hai.

b) Số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu có liên quan trước đó, từ Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Phú Yên, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Phú Yên, các phòng ban của huyện Đồng Xuân, và các cơ quan có liên quan như: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đồng Xuân, Trung tâm y tế Dự Phòng huyện Đồng Xuân.

3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel và phần mềm Eviews 4.0.

Ngoài ra còn dùng một số phương pháp khác: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp suy luận, phân tích tổng hợp.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHU CẦU NƯỚC SINH HOẠT CHO HUYỆN ĐỒNG XUÂN TỈNH PHÚ YÊN (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)