Mối quan hệ giữa THCCVL và một số nhân tố kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÂM HỤT KÉP

2.1. Thâm hụt cán cân vãng lai

2.1.3. Mối quan hệ giữa THCCVL và một số nhân tố kinh tế vĩ mô

Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa tiền tệ của hai quốc gia với nhau.

Theo khoản 9, điều 4 Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

i. Tỷ giá hối đoái tác động đến THCCVL

Tỷ giá biến động tác động lên xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, tức là tác động lên cán cân thương mại và cán cân dịch vụ, còn cán cân thu nhập và chuyển giao vãng lai không phụ thuộc vào biến động của tỷ giá.

Tỷ giá hối đoái tăng (phá giá tiền tệ) sẽ tác động lên xuất khẩu và nhập khẩu theo hai hiệu ứng: hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng

(1) Hiệu ứng giá cả: khi tỷ giá tăng lên, hàng hóa nước ngoài tính bằng đồng nội tệ sẽ đắt lên tương đối và hàng hóa trong nước tính bằng đồng ngoại tệ sẽ rẻ đi

tương đối. Như vậy XK trở nên rẻ hơn khi tính bằng đồng ngoại tệ, NK trở nên đắt hơn khi tính bằng đồng nội tệ. Kết quả là trong ngắn hạn, tổng kim ngạch XK khi tính bằng ngoại tệ sẽ giảm đi so với trước khi phá giá. Hiệu ứng giá cả tác động tiêu cực đến CCVL, làm tình trạng thâm hụt trầm trọng hơn trong ngắn hạn.

(2) Hiêu ứng khối lượng: XK trở nên rẻ hơn khi tính bằng đồng ngoại tệ, XK được kích thích, sản lượng XK tăng dần lên trong dài hạn. Ngược lại, NK trở nên đắt hơn khi tính bằng đồng nội tệ, NK bị hạn chế, sản lượng NK giảm dần trong dài hạn. Như vậy, về dài hạn, hàng hóa nội địa tăng được sức cạnh tranh so với hàng hóa quốc tế. Hiệu ứng khối lượng tác động tích cực đến CCVL, làm cải thiện CCVL trong dài hạn.

Vậy, việc tăng tỷ giá hối đoái có tác động như thế nào đến THCCVL còn phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng.

Trong nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện ra Hiệu ứng tuyến J mô tả xu hướng của CCVL khi tỷ giá hối đoái tăng. Hiệu ứng tuyến J được phát biểu như sau: Nếu trạng thái xuất phát của cán cân thương mại là cân bằng, thì sau khi phá giá nội tệ, trong ngắn hạn, cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt, sau đó sẽ được cải thiện và có thể thặng dư.

Cán cân dịch vụ chịu cùng xu hướng tác động từ tăng tỷ giá giống như cán cân thương mại, còn cán cân thu nhập và chuyển giao vãng lai không chịu tác động từ biến đổi tỷ giá. Như vậy, hiệu ứng tuyến J đúng đối với cán cân thương mại thì cũng đúng đối với cả CCVL.

a. Phá giá tiền tệ b. Nâng giá tiền tệ Hình 1: Hiệu ứng tuyến J

CA CA

0 0

Thời gian Thời gian

Thặng dư Thặng dư

Thâm hụt Thâm hụt

J

J

ii. THCCVL tác động đến tỷ giá hối đoái

Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền thông qua một đồng tiền khác. Vì vậy, sự thay đổi tỷ giá cũng được xác định khách quan tuân theo quy luật cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối giống như hàng hóa, dịch vụ. Dưới các chế độ tỷ giá khác nhau (cố định, thả nổi, thả nổi có điều tiết), chủ thể tác động làm thay đổi tỷ giá là khác nhau, đồng thời mức độ can thiệp vào tỷ giá phản ánh mức độ tác động của CCVL đến tỷ giá hối đoái.

Cầu NK tăng làm quốc gia tăng nhu cầu mua ngoại tệ để NK, làm cầu ngoại tệ tăng. Tương tự, cung XK tăng giúp quốc gia tăng nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài, làm cung ngoại tệ tăng. Như vậy, tình trạng của các cán cân tiểu bộ phận trong CCVL sẽ ảnh hướng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Khi CCVL thâm hụt, NK nhiều hơn XK, cầu ngoại tệ cao hơn cung ngoại tệ, điều này tạo áp lực làm tăng tỷ giá hối đoái.

Tuy nhiên, tùy vào chế độ tỷ giá mà một quốc gia áp dụng sẽ quyết định mức độ can thiệp của Chính phủ vào tỷ giá. Trong chế độ tỷ giá cố định, nhằm ổn định tỷ giá, Chính phủ sẽ mua vào hoặc bán ra dự trữ ngoại hối để điều tiết nền kinh tế.

Trong chế độ tỷ giá thả nổi, Chính phủ không can thiệp vào tỷ giá, khi CCVL thâm hụt sẽ tác động làm đồng nội tệ giảm giá, tỷ giá tăng tác động ngược lại giúp CCVL cải thiện, thị trường tự điều tiết. Trong chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, tùy thuộc vào tình hình thực tế mà Chính phủ can thiệp để đảm bảo mức tỷ giá kỳ vọng, thông thường Chính phủ sử dụng các công cụ gián tiếp như tăng lãi suất nội tệ nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cầu đồng nội tệ, giúp ổn định tỷ giá.

2.1.3.2. THCCVL và lãi suất

i. Lãi suất tác động đến THCCVL

Thay đổi lãi suất sẽ làm luồng vốn dịch chuyển từ nơi có tỷ lệ lãi suất thấp đến nơi có tỷ lệ lãi suất cao hơn. Sự dịch chuyển này làm ảnh hưởng đến luồng vốn đầu tư vào nền kinh tế. Nếu lãi suất trong nước giảm thì vốn sẽ chảy ra nước ngoài, cung ngoại tệ giảm, đồng nội tệ mất giá. Ngược lại, khi tăng lãi suất trong nước sẽ thu hút nguồn vốn từ nước ngoài chảy vào, cung ngoại tệ và cầu nội tệ tăng, đồng nội tệ lên giá, kích thích NK và giảm XK, làm tình trạng CCVL xấu đi.. Khi lãi suất

tăng quá cao thì hoạt động của doanh nghiệp nội địa không có hiệu quả, các doanh nghiệp thu nhỏ quy mô, hàng hóa không đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước, dẫn đến tăng hàng NK trong khi doanh nghiệp hạn chế sản xuất nên giảm XK. Như vậy, khi lãi suất tăng cao quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế thì sẽ gây ra nhập siêu, tăng THCCVL.

Thông qua tỷ giá hối đoái, lãi suất tăng sẽ làm gia tăng thâm hụt CCVL và ngược lại khi lãi suất giảm sẽ tác động cải thiện CCVL.

ii. THCCVL tác động đến lãi suất

Xét toàn bộ nền kinh tế mở, CCVL bằng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư.

Theo bảng 1, khi CCVL bị thâm hụt, nền kinh tế trở thành con nợ của thế giới do tiết kiệm nội địa không đủ cung ứng cho nhu cầu đầu tư trong nước. Nhu cầu về vốn đầu tư trong nước được bổ sung bằng dòng vốn từ nước ngoài, mà tăng lãi suất mà một trong những biện pháp hiệu quả, thu hút nhanh chóng dòng vốn nước ngoài.

Như vậy, CCVL thâm hụt làm xuất hiện nhu cầu thu hút vốn nước ngoài, là nguyên nhân làm cho lãi suất trong nước tăng.

2.1.3.3. THCCVL và tiết kiệm, đầu tư

Ta có công thức được xác định trong nền kinh tế mở:

X – M = (S – I) + (T – G)

Trong đó: X: xuất khẩu, M: nhập khẩu, S: tiết kiệm, I: đầu tư, T: thuế, G: chi tiêu Chính phủ.

Như vậy, CCTM và CCDV (X – M, đại diện cho CCVL) chính bằng phần chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư nội đia. Ở đây, tiết kiệm và đầu tư nội địa bao gồm cả hai khu vực tư nhân (S – I) và Chính phủ (T – G). Chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm khu vực Chính phủ là NSNN.

Khi CCVL bị thâm hụt, nó có thể đang phản ánh tình trạng đầu tư cao (so với tiết kiệm), hoặc tiết kiệm thấp (so với đầu tư), hoặc vừa tiết kiệm thấp vừa đầu tư cao. Khi quốc gia có nhiều cơ hội đầu tư nhưng thiếu vốn, thường rơi vào tình trạng đầu tư cao hơn tiết kiệm dẫn đến THCCVL, đây là vấn đề phổ biến tại các nước đang phát triển.

Có hai cách để tài trợ cho hoạt động đầu tư là sử dụng tiết kiệm nội địa hoặc sử dụng dòng vốn nước ngoài. Nếu mức đầu tư vượt quá mức tiết kiệm, tức là nội

tại nền kinh tế không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư thì buộc quốc gia đó phải sử dụng dòng vốn nước ngoài. Việc nhập khẩu vốn từ nước ngoài này làm cho CCVL trở nên thâm hụt.

2.1.3.4. THCCVL và tổng sản phẩm quốc nội i. THCCVL tác động đến GDP

Một cách tổng quát, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia được xác định theo công thức:

Y = C + I + G + X – M (1)

Trong đó: Y: Tổng sản phẩm quốc nội

C: Chi tiêu tiêu dùng khu vực tư nhân I: Đầu tư của quốc gia

G: Chi tiêu của chính phủ

X: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ M: Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Trong công thức (1), X – M chính là tổng CCTM và CCDV, hai thành tố quan trọng tạo nên CCVL. Như vậy khi CCVL thâm hụt (X – M < 0) sẽ tác động trực tiếp làm giảm GDP.

ii. GDP tác động đến THCCVL

Trong giai đoạn GDP tăng trưởng kéo theo công ăn việc làm dồi dào, thu nhập và đầu tư tăng lên. Thu nhập tăng thúc đẩy chi tiêu tăng (trong đó có một phần chi tiêu dành cho nhập khẩu) từ đó lại tác động làm tăng đầu tư. Như phân tích ở phần 2.1.3.3, việc tăng lên cả chi tiêu và đầu tư nội địa sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng của CCVL. Như vậy, trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế góp phần làm gia tăng THCCVL.

Trong dài hạn, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thường cần nhiều nguồn lực mới, kỹ thuật tiên tiến... được tài trợ từ nước ngoài, làm gia tăng NK, gây thâm hụt CCVL.

2.1.3.5. THCCVL và lạm phát

i. THCCVL tác động đến lạm phát

Nếu hàng hóa và dịch vụ NK từ nước ngoài có giá thấp hơn hàng hóa và dịch vụ nội địa thì sẽ ảnh hưởng đến việc xác định giá cả của hàng hóa, dịch vụ trong nước. Khi hàng hóa, dịch vụ NK rẻ hơn hàng hóa, dịch vụ nội địa thì cầu NK sẽ

tăng, cung XK sẽ giảm, dẫn đến gia tăng nhập siêu. Lúc này, nhờ cạnh tranh nước ngoài mà hàng hóa, dịch vụ trong nước ít có nguy cơ tăng giá so với trường hợp chỉ có cạnh tranh nội địa, lạm phát được duy trì ở mức thấp. Như vậy, nhập siêu dẫn đến hệ quả mức lạm phát thấp.

Trường hợp ngược lại, khi XK được thúc đẩy mạnh mẽ là nguyên nhân gây ra mức lạm phát cao.

ii. Lạm phát tác động đến THCCVL

Khi lạm phát của một quốc gia thấp hơn tương đối so với lạm phát của các quốc gia khác, hàng hóa sản xuất trong nước sẽ trở nên thấp tương đối so với hàng hóa NK. Khi đó, cầu NK sẽ giảm, cầu XK tăng, tác động tích cực đến CCVL.

Nếu lạm phát của một quốc gia cao hơn các nước là đối tác thương mại, hàng hóa của nước đó sẽ giảm sức cạnh tranh quốc tế do bị tăng giá, khối lượng XK sụt giảm, tình trạng CCVL có xu hướng xấu đi.

Một phần của tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)