CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÂM HỤT KÉP
2.4. Thâm hụt kép và nền kinh tế vĩ mô
2.4.1. Khả năng chịu đựng thâm hụt kép của nền kinh tế 2.4.1.1. Đánh giá khả năng chịu đựng THCCVL
Có 2 cách tiếp cận để đánh giá khả năng chịu đựng THCCVL của nền kinh tế:
(1) Dựa vào các chỉ số kinh tế vĩ mô, tài chính và nợ nước ngoài. Hạn chế của cách tiếp cận này là chỉ đánh giá được ở mức nhận biết: có thâm hụt hay không, mức thâm hụt tăng hay giảm… mà không có chỉ số, ngưỡng nhận định chính xác mức độ thâm hụt là nghiêm trọng hay không, khả năng nền kinh tế còn chịu đựng được hay không.
(2) Dựa vào khả năng thanh toán thông qua các chỉ tiêu nợ khi so sánh với nguồn lực dùng để trả nợ như CCVL / GDP (%), CCVL / XK (%) (Võ Trí Thành 2002, Tr 21). Mức thâm hụt CCVL trên 5% GDP thường được coi là đáng báo động, và theo Atish Ghosh thì CCVL / XK đạt mức thâm hụt 20% là nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng (Atish Ghosh 2008, Tr 6-8).
Việc một nền kinh tế có chịu đựng được THCCVL hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân của THCCVL. Nếu THCCVL không phải do mức tiết kiệm giảm mà là kết quả của của tăng cao mức đầu tư quốc gia, nhất là đầu tư khu vực tư nhân vào vốn sản xuất thì trong tương lai chúng góp phần cải thiện năng lực sản xuất và thu nhập từ XK, do đó cải thiện khả năng trả nợ nước ngoài.
Để đánh giá khả năng trả nợ từ tình trạng THCCVL và mức độ rủi ro đến các giao dịch tài khoản vốn của một quốc gia, có thể sử dụng mô hình phân tích nợ của Jaime De Pine’s (1989) với 4 chỉ tiêu cơ bản: lãi suất / tăng trưởng XK, tăng trưởng NK / tăng trưởng XK, nợ gốc / XK, tỷ lệ NK / XK. Theo mô hình phân tích này, nếu tỷ lệ nợ gốc / XK có xu hướng tăng theo thời gian thì quốc gia đó ở trong tình trạng nợ và THCCVL không bền vững. Ngược lại, khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia đó được cải thiện khi chỉ số này có chiều hướng giảm xuống.
Để bù đắp THCCVL, cách phổ biến mà các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, thường sử dụng là thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua các giao dịch của tài khoản vốn. Trong đó, các dòng vốn đầu tư gián tiếp, các khoản vay ngắn hạn có tính chất không ổn định nên là nguồn bù đắp thiếu bền vững hơn so với các dòng
vốn vào dài hạn như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn góp mua cổ phần… Các khoản vay chính thức đa phương và song phương có tính ổn định, không gặp các rủi ro về tính thanh khoản và thoái vốn như các khoản vay từ khu vực tư nhân (tài khoản tài chính).
2.4.1.2. Đánh giá khả năng chịu đựng THNSNN
Theo quy định tại khoản 2 điều 7 Luật Ngân sách Việt Nam 2015, THNSNN không được vượt quá số chi đầu tư phát triển.
Trong NSNN, thu thuế là khoản thu thường xuyên nên thường được sử dụng để tài trợ cho các khoản chi thường xuyên. Ngược lại, vay nước ngoài là khoản thu không thường xuyên nên thường được sử dụng để tài trợ cho chi đầu tư phát triển.
Để đánh giá tình hình cân đối thu chi NSNN có hợp lý hay không cần quan tâm đến các chỉ số:
Tổng thu thuế
(1)
Tổng vay nợ nước ngoài (2) Tổng chi thường xuyên Tổng chi đầu tư phát triển
Chỉ tiêu (1) chỉ ra thu NSNN từ thuế tài trợ bao nhiêu cho chi thường xuyên của NSNN.
Nếu (1) > 1 thì thu từ thuế của NSNN đủ bù đắp cho chi thường xuyên (và có dư thừa để chi cho đầu tư phát triển). Trong trường hợp này, thu chi NSNN là hợp lý và bền vững.
Nếu (1) < 1 thì thu từ thuế của NSNN không đủ bù đắp cho chi thường xuyên, Chính phủ phải sử dụng các khoản vay nợ để bù đắp phần chi thường xuyên còn thiếu hụt. Trong trường hợp này, thu chi NSNN là thiếu bền vững. Chỉ tiêu (1) càng xa 1 thì càng thể hiện sự yếu kém trong quản lý thu NSNN.
Chỉ tiêu (2) chỉ ra thu NSNN từ vay nợ nước ngoài tài trợ bao nhiêu cho chi đầu tư phát triển của NSNN. (2) luôn luôn phải nhỏ hơn 1, càng xa 1 thì càng thể hiện sự hiệu quả trong quản lý thu chi NSNN.
Chỉ tiêu (1) và (2) có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, vận động ngược chiều nhau.
Dựa vào hai chỉ tiêu này có thể đánh giá được NSNN bị bội chi đến từ hoạt động không hiệu quả nào.
Trước đây, các nhà kinh tế tin rằng mức THNSNN hợp lý là không quá 5%
GDP. Đến hiệp ước Mastrich, bội chi NSNN được quy định là không vượt quá 3%
GDP. Bội chi là một công cụ để kích cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế khi ở mức độ vừa phải: không quá 5% GDP đối với các nước đang phát triển, và không quá 3% GDP đối với các nước phát triển.
2.4.1.3. Đánh giá khả năng chịu đựng THK
Khi các chi tiêu thường xuyên là yêu cầu bắt buộc để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế hiện tại thì chi phát triển chủ yếu hướng về khuyến khích chuyển đổi cấu trúc kinh tế và cải thiện năng lực tăng trưởng. Vì vậy việc lựa chọn ưu tiên khoản mục chi có tác động đến xu hướng của CCVL. Tác động gây sụt giảm CCVL cần phải được khắc phục bằng cách tích cực huy động các nguồn tiết kiệm trong nước và kiểm soát chi thường xuyên. Trong mối quan hệ giữa CCVL và NSNN, việc xem xét thâm hụt NSNN trong ngưỡng chịu đựng sẽ được ưu tiên đánh giá chỉ số:
Tổng thu thuế
(*) Tổng chi thường xuyên
CCVL thâm hụt làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, dẫn đến NSNN thâm hụt cho Chính phủ tăng chi tiêu công. Điển hình như trường hợp các nước gặp suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính do nguyên nhân chính đến từ THCCVL thì NSNN cũng bị thâm hụt theo. Trong mối quan hệ giữa CCVL và NSNN, việc đánh giá CCVL có thâm hụt trong ngưỡng chịu đựng của nền kinh tế hay không, chỉ tiêu được ưu tiên xem xét là:
CCVL
(**) Và CCVL
(***)
GDP XK
Để đánh giá mức độ chịu đựng THK của nền kinh tế, ta xem xét cả chỉ tiêu (*), (**) và (***). THK được xem là báo động khi đồng thời cả (*) <1, (**) > 5%
và (***) > 20%.
2.4.2. Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến THK 2.4.2.1. Chính sách tiền tệ
Khi Chính phủ tác động đến cung tiền như sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái chiết khấu thì chính sách tiền tệ này sẽ tác động gián tiếp đến NSNN thông qua tổng cầu của nền kinh tế. Khi Ngân hàng trung ương mở rộng chính sách tiền tệ sẽ làm tăng cung tiền của nền kinh tế, từ đó làm giảm lãi
suất. Lãi suất giảm sẽ giúp tăng nhu cầu chi tiêu, nhu cầu đầu tư, tăng xuất khẩu ròng (giảm nhập khẩu ròng), tức là tổng cầu của nền kinh tế tăng lên. Khi tổng cầu tăng lên, thu NSNN tăng lên sẽ giúp cải thiện NSNN. Đồng thời, lãi suất giảm cũng giúp giảm THNSNN, cải thiện tình hình cán cân xuất nhập khẩu. Như vậy, khi THK xảy ra, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ giúp giảm THNSNN, THCCVL, tức là giảm tình trạng THK trong nền kinh tế.
2.4.2.2. Chính sách tài khóa
Cú sốc cắt giảm thuế
Theo nghiên cứu của Martin Boileau và Michel Normandin (2009, tr.18-19) trên 16 nước công nghiệp, việc cắt giảm thuế có thể gây nên cú sốc tạo sự biến động của thâm hụt kép.
Khi việc cắt giảm thuế đến từ quá trình hội nhập kinh tế, tự do thương mại toàn cầu của một quốc gia thì thuế xuất nhập khẩu sẽ chịu sự điều chỉnh chủ yếu.
Lúc này, giảm thuế sẽ giúp cho hàng hóa nước ngoài trở nên rẻ hơn, kéo theo việc người dân tiêu chùng hàng hóa nước ngoài nhiều hơn, là nguyên nhân gia tăng THCCVL. Đồng thời, cắt giảm thuế là giảm nguồn thu của ngân sách, cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tăng THNSNN.
Cắt giảm thuế nói chung đều làm cho NSNN thâm hụt trầm trọng hơn, Chính phủ cần phải đi vay nợ nước ngoài để bù đắp cho khoản thâm hụt đó, đồng thời đáp ứng nhu cầu chi tiêu Chính phủ. Dòng vốn vay nước ngoài chảy vào làm cho tỷ giá giảm. Tỷ giá trở thành nhân tố truyền dẫn tác động trung gian khi tỷ giá giảm khuyến khích NK và hạn chế XK, kết quả là CCVL trở nên xấu hơn.
Như vậy, khi xuất hiện cú sốc cắt giảm thuế, cả NSNN và CCVL đều chuyển biến xấu đi. THK trầm trọng hơn do sự vận động cùng chiều này.
Cú sốc chi tiêu Chính phủ
NSNN sẽ gia tăng thâm hụt khi Chính phủ tăng chi tiêu nhằm kích cầu nền kinh tế. Tổng cầu tăng giúp tăng thu nhập quốc dân, là nguyên nhân dẫn đến tăng cầu hàng hóa nước ngoài và tăng NK, làm CCVL cũng bị thâm hụt. Khi Chính phủ mua trực tiếp hàng hóa và dịch vụ từ thị trường sẽ giúp gia tăng tổng cầu, nhưng hiệu quả không cao như khi Chính phủ kích cầu thông qua việc chuyển dịch sang khu vực tư nhân, các hộ gia đình thông qua giảm thuế. Vì vậy, chi tiêu công nên là
chi đầu tư phát triển, mặc dù cần số vốn lớn, thời gian đầu tư dài và kết quả mang lại chậm hơn nhưng tác động tiêu cực đến CCVL ít hơn. Một cú sốc đến từ chi tiêu Chính phủ sẽ làm gia tăng trình trạng THK.
Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt bằng cách giảm chi tiêu Chính phủ và tăng thuế sẽ ngay lập tức trực tiếp giúp cải thiện NSNN về mặt số thu – chi ngân sách. Tuy nhiên, trong dài hạn, việc giảm chi tiêu và tăng thuế làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, giảm mức sản lượng thực tế, từ đó làm giảm nguồn thu ngân sách. Trong ngắn hạn, chi tiêu Chính phủ giảm làm giảm chi tiêu hàng hóa trong nước, nhu cầu về đồng nội tệ thấp dẫn đến giảm giá đồng nội tệ so với ngoại tệ. Đồng nội tệ giảm giá làm xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm, tăng xuất khẩu ròng, cải thiện CCVL. Như vậy, khi THK xảy ra, chính sách tài khóa thắt chặt sẽ giúp giảm THNSNN, THCCVL, tức là giảm tình trạng THK trong ngắn hạn.