Các thành tố của Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 105)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015

3.3. Tình hình thâm hụt Ngân sách Nhà nước

3.3.1. Các thành tố của Ngân sách Nhà nước

Thu Ngân sách qua các thời kỳ hầu như không có sự chuyển biến về cơ cấu.

Thu nội địa vẫn đóng vai trò then chốt trong tổng số thu Ngân sách, và ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình. Theo sự phát triển của nền kinh tế, thu từ thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân sẽ là các nguồn thu

chính cho ngân sách. Trong bối cảnh cắt giảm liên tục thuế quan dành cho hoạt động XNK, thu từ nội địa sẽ là nguồn bù đắp cho phần cắt giảm đến từ tự do hóa thương mại.

Hình 27: Cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2001 – 2015

Nguồn: Vụ Ngân sách Nhà nước – Bộ Tài chính

Hình 28: Cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế giai đoạn 2001 – 2015

Nguồn: Vụ Ngân sách Nhà nước – Bộ Tài chính 52.3

58.9

68.0

21.0 20.1 18.2

25.2

20.0

13.4

1.8 2.1 1.1

0,0%

10,0%

20,0%

30,0%

40,0%

50,0%

60,0%

70,0%

80,0%

2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2015

Thu nội địa Thu cân đối từ hoạt động XNK Thu từ dầu thô Thu viện trợ không hoàn lại

24

8

16

37

10

2 27

7

16

36

7

4 32

8

12

31

5 7

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

Thuế giá trị gia

tăng Thuế TTĐB hàng SX trong

nước

Thuế XK, NK,

TTĐB hàng NK Thuế thu nhập

doanh nghiệp Thuế tài nguyên Thuế thu nhập cá nhân

2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2015

Với việc ký kết nhiều Hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện nhiều cam kết liên quan đến mở cửa thị trường và cắt giảm thuế quan. Việc giảm thuế XNK đã làm cho tỷ trọng thu thuế từ hoạt động ngoại thương giảm nhẹ trong giai đoạn 2010 – 2015, đây là giai đoạn Việt Nam tiến hành cắt giảm thuế theo lộ trình. Tuy nhiên, số thu thuế tuyệt đối từ khu vực này vẫn tăng mạnh mẽ.

Bảng 6: Số thu thuế từ hoạt động XNK của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Thuế TTĐB hàng XNK

Thuế GTGT

hàng XNK Thuế XK Thuế NK

2005 2.613,16 29.281,34 3.446,57 17.590,76

2006 3.678,04 34.626,79 3.979,09 18.646,16

2007 6.305,03 46.640,95 5.720,63 26.298,87

2008 10.369,71 65.052,40 18.033,63 31.951,76

2009 12.283,36 66.964,29 10.296,39 54.690,00

2010 10.856,26 107.172,89 12.715,11 50.496,53

2011 15.782,75 135.359,55 21.996,28 43.626,75

2012 11.039,42 125.816,86 16.972,21 43.094,47

2013 11.743,50 142.614,20 12.206,20 54.243,30

2014 15.395,00 157.451,00 12.108,00 67.845,00

Nguồn: Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (2005 – 2015) của Chính phủ Nhờ mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan nên kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh đã giúp số thu thuế tăng lên tương xứng. Giai đoạn sau 2010, do NK bị chững lại nên số thu thuế từ NK giảm nhẹ rồi tiếp tục tăng trở lại vào năm 2014. Thuế GTGT thu từ hoạt động XNK tăng gấp 5 lần từ năm 2005 đến 2014 đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của tổng thu thuế GTGT.

Hình 29: Thu NSNN (không kể dầu thô) theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ các thông báo “Tình hình thực hiện NSNN” của Bộ Tài chính Đầu những năm 2000, việc cải cách hệ thống thu NSNN, trọng tâm là cải cách hệ thống thuế quốc gia đã được đặt lên vị trí hàng đầu. Từ một hệ thống quản lý thu NSNN dựa trên cơ sở các quyết định rời rạc, thiếu tính hệ thống, đồng bộ và thiếu rành mạch, đã chuyển thành một hệ thống quản lý các nguồn thu ngân sách ngày càng được thể chế hóa, hợp pháp hóa, công khai hóa và sát với thực tiễn.

Nguồn thu NSNN ngày càng tăng một cách ổn định, chính phủ có thể dự báo trước được những biến động trong thu ngân sách để chủ động điều hành thu, chi NSNN.

3.3.1.2. Chi Ngân sách Nhà nước

Nhìn chung, quy mô chi NSNN tăng nhanh trong nhiều năm qua do quy mô thu NSNN tăng cao. Riêng số liệu các năm 2014, 2015 là số liệu ước thực hiện lần 2 nên chưa phải là số liệu quyết toán chính xác (quyết toán NSNN được công bố sau 18 tháng kể từ ngày kết thúc năm chính sách).

100.000 200.000 300.000 400.000 500.000

Tđồng

DN Nhà nước

DN có vốn đầu tư nước ngoài

Khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh

Hình 30: Chi NSNN theo mục đích giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ các thông báo “Tình hình thực hiện NSNN” của Bộ Tài chính

Hình 31: Cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2001 – 2015

Nguồn: Vụ Ngân sách Nhà nước – Bộ Tài chính Quy mô chi NSNN tăng nhanh thể hiện Chính phủ chú trọng tăng quy mô chi để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội giai đoạn 2000 – 2015. Tỷ trọng chi

200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000

Tđồng

Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển Chi khác

52.2 55.2

63.5

31.2 28.8

23.0

15.5 13.9 11.6

0,0%

10,0%

20,0%

30,0%

40,0%

50,0%

60,0%

70,0%

2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2015

Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển Chi trả nợ và viện trợ

NSNN luôn trên 25% GDP cho thấy vai trò quan trọng của Nhà nước trong điều hành hoạt động nền kinh tế, thông qua việc đầu tư vào các lĩnh vực mà các khu vực kinh tế khác không có đủ điều kiện hoặc mong muốn tham gia. Chi thường xuyên liên tục gia tăng và mở rộng, áp lực trả nợ gia tăng làm chi trả nợ và viện trợ ngày càng lớn làm cho quy mô chi NSNN gia tăng mạnh mẽ, trong khi đó tốc độ gia tăng chi đầu tư phát triển thấp.

Phân theo nội dung kinh tế, chi NSNN gồm chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ và viện trợ. Trong đó, chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 50% – 65% trong suốt thời kỳ, chi đầu tư phát triển chiếm 20% - 30%, chi trả nợ và viện trợ chiếm khoảng 10% - 20%, phần còn lại (0% - 2%) là dành cho các khoản chi khác.

Về giá trị tuyệt đối, chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng lên qua nhiều năm, trong đó, chi xây dựng cơ bản luôn chiếm trên 90% chi đầu tư phát triển. Chi đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa... Bên cạnh đó, đầu tư cho các ngành mũi nhọn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất.

Về chi thường xuyên, số tuyệt đối cũng tăng nhanh qua các năm thể hiện sự gia tăng nhu cầu chi nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội cũng như cung ứng các hàng hóa công cộng cho nền kinh tế. Chi thường xuyên dùng cho các khoản chi sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội, cải cách bộ máy hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, xóa đói giảm nghèo. Chi cho sự nghiệp xã hội luôn chiếm gần 50% tổng chi thường xuyên, trong đó đặc biệt chú trọng vào chi cho giáo dục đào tạo.

Chi đầu tư phát triển có sự tăng lên về giá trị, nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với chi thường xuyên, vì vậy khi xét về cơ cấu chi NSNN thì chi đầu tư phát triển lại càng giảm. Chất lượng đầu tư còn kém, dàn trải và lãng phí, chưa có tập trung trọng điểm. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng bao cấp qua chi NSNN như miễn giảm thuế, xóa nợ, khoanh nợ... trong đó bao cấp cho khu vực doanh nghiệp nhà

nước có chiều hướng gia tăng. Các chủ trương cổ phần hóa, bán, khoán, sáp nhập doanh nghiệp nhà nước đã có từ lâu những đến những năm 2015 – 2016 mới được thực hiện quyết liệt.

Một phần của tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)