Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 105 - 108)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015

3.3. Tình hình thâm hụt Ngân sách Nhà nước

3.3.2. Ngân sách Nhà nước

Bảng 7: Thâm hụt NSNN Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Thu NSNN Chi NSNN Thâm hụt

NSNN

Thâm hụt NSNN/GDP

2000 90.749 108.961 -22.000 4,95%

2001 103.888 129.773 -23.553 4,67%

2002 123.860 148.208 -25.597 4,96%

2003 177.409 181.183 -29.936 4,90%

2004 224.776 273.376 -34.703 4,85%

2005 283.847 353.619 -40.746 4,86%

2006 350.842 418.311 -48.613 5,00%

2007 431.057 521.762 -64.567 6,00%

2008 548.529 659.497 -67.677 4,58%

2009 629.187 827.160 -114.442 6,90%

2010 777.283 1.004.753 -109.191 5,50%

2011 962.982 1.159.397 -112.034 4,40%

2012 1.038.451 1.314.370 -173.815 5,36%

2013 1.084.064 1.467.657 -236.769 6,60%

2014 1.130.609 1.339.489 -249.362 6,33%

2015 1.291.342 1.502.189 -263.135 6,28%

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ các thông báo “Tình hình thực hiện NSNN” của Bộ Tài chính Trong suốt 15 năm, mặc dù thu NSNN liên tục tăng cao nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng chi NSNN, dẫn đến gia tăng THNSNN. Từ năm 2000 – 2005, NSNN tuy chưa thâm hụt vượt ngưỡng 5% GDP như Quốc hội đề ra, nhưng luôn

thâm hụt ở mức xấp xỉ 5% mà không thể giảm chỉ số này xuống. Sau năm 2005, thâm hụt NSNN liên tục dao động quanh mức 5% GDP, thậm chí có năm tăng lên gần bằng 7% GDP. Điều này thể hiện Chính phủ đang rất khó khăn trong nỗ lực cân đối NSNN đồng thời với phát triển kinh tế, ổn định các yếu tố vĩ mô khác.

Hình 32: Thâm hụt NSNN Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ các thông báo “Tình hình thực hiện NSNN” của Bộ Tài chính Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 đã bắt đầu tác động đến Việt Nam từ cuối năm 2008, thu NSNN gặp khó khăn, nền kinh tế có nhiều dấu hiệu suy thoái. Nhằm kích thích nền kinh tế phát triển, Chính phủ đã phải thực hiện các biện pháp kích cầu, tăng chi tiêu công. Từ năm 2009, chi NSNN tăng vọt, mức bội chi cũng liên tục vượt ngưỡng 5% GDP. Tình hình thu, chi ngân sách, thâm hụt NSNN và nợ công trong giai đoạn 2007 – 2015 gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ huy động ngân sách trên GDP có xu hướng giảm, bội chi tăng lên. Thu ngân sách giảm một phần nguyên nhân đến từ các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thị trường như giãn thuế, giảm thuế. Đối với chi ngân sách, Nhà nước đã chủ động cắt giảm chi tuy nhiên cân đối ngân sách vẫn rất khó khăn.

Để đối phó với khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã phải áp dụng các gói kích cầu nhằm kích thích nền kinh tế. Bên cạnh tính hiệu quả tức thời của mình thì các

-8%

-7%

-6%

-5%

-4%

-3%

-2%

-1%

0%

-300.000 -250.000 -200.000 -150.000 -100.000 -50.000 0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ đồng

NSNN NSNN / GDP Ngưỡng thâm hụt 5%

gói kích cầu này cũng làm gia tăng đầu tư công, tăng thâm hụt ngân sách. Năm 2009, thâm hụt NSNN đạt 6,9% GDP, cao nhất trong giai đoạn 16 năm nghiên cứu do Chính phủ sử dụng gói kích thích kinh tế khoảng 160.000 tỷ đồng. Tại thời điểm khó khăn của nền kinh tế đất nước, gói kích cầu này được xem là kịp thời, ngăn chặn được suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, sau vài năm triển khai các chính sách của gói kích cầu, theo đánh giá của các nhà kinh tế và của Chính phủ, gói kích cầu bổ sung của các năm sau đó đã không mang lại những tác động như mong muốn.

Nguyên nhân đến từ việc thiếu công bằng trong việc thực hiện chính sách, hỗ trợ không đến đúng đối tượng, nguồn vốn bị sử dụng sai mục đích, nhiều doanh nghiệp lợi dụng giai đoạn nới lỏng chính sách kinh tế và tài chính để trục lợi.

Để đảm bảo nguồn vốn cho chi đầu tư phát triển, chính phủ đã phải tăng cường huy động từ phát hành trái phiếu, như năm 2006, Chính phủ phát hành thêm 10.666 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, thì đến năm 2010, Chính phủ đã phải phát hành thêm 56.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, tăng 5 lần chỉ sau 5 năm. Tỷ lệ dư nợ công, dư nợ chính phủ, dư nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn nhưng đang tăng nhanh.

Nếu tính theo thông lệ quốc tế, NSNN Việt Nam có số thâm hụt thấp hơn so với các công bố chính thức của Việt Nam. Sự khác biệt về cách tính số THNSNN của Việt Nam so với thông lệ quốc tế là do Việt Nam tính cả phần chi trả nợ gốc vào tổng số chi NSNN, còn thông lệ quốc tế thì không tính phần này. Tuy nhiên, trong thông lệ quốc tế, ngưỡng bội chi NSNN là 3% GDP chứ không phải 5% GDP như quy định của Việt Nam.

Bội chi NSNN dài hạn là biểu hiện cho tình trạng suy yếu nghiêm trọng của các khoản thu NSNN, xảy ra do bộ máy hành thu kém hiệu quả và quá trình quản lý chi tiêu NSNN không chặt chẽ.

Hình 33: Thâm hụt NSNN Việt Nam theo cách tính của Quốc tế và Việt Nam Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ các thông báo “Tình hình

Một phần của tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)